Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phẫn nộ vì phát biểu vô cảm của quan chức trước tình trạng ùn tắc

Phóng viên - 30/10/2019 | 15:00 (GTM + 7)

Ùn tắc giao thông từ lâu là cơn ác mộng với người dân thành phố Manila, Philippines.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cảnh tắc đường ở Manila vào giờ cao điểm
Cảnh tắc đường ở Manila vào giờ cao điểm

Nằm trong vùng đô thị rộng lớn, thủ đô Manila của Philippines là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới với hơn 12 triệu dân. Kết quả nghiên cứu cuối tháng 9 vừa qua của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, Manila cũng là khu vực có tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất trong số 278 thành phố tại châu Á.

Theo BBC, 3 sự cố đường sắt liên tiếp xảy ra gần đây càng khiến tình hình giao thông ở Manila trở nên trầm trọng. Các hành khách không còn lựa chọn nào ngoài đi bộ nếu muốn hoàn thành hết hành trình.

Tuy nhiên, khi một phóng viên đặt câu hỏi, chính phủ có giải pháp gì với tình trạng khủng hoảng giao thông hiện nay ở Manila, ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết: “Anh có ý gì khi nói đến khủng hoảng giao thông? Tôi thấy giao thông vẫn bình thường, mọi người đều có thể đi lại, đến được nơi cần đến. Giải pháp ở đây là, nếu muốn đến sớm anh cần ra khỏi nhà sớm hơn”.

Nhận định của ông Salvador lập tức châm ngòi cho làn sóng chỉ trích gay gắt tại Philippines. Nhiều người lên mạng xã hội bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ với phát ngôn được xem là vô cảm của một quan chức cấp cao chính phủ.

Một số ý kiến cho rằng, các quan chức, những người chưa bao giờ sử dụng phương tiện công cộng không thể hiểu tình cảnh khốn khổ và việc đi lại ‘như địa ngục’ của người tham gia giao thông. 

Người dân phải ra khỏi nhà từ sáng sớm để tránh tắc đường
Người dân phải ra khỏi nhà từ sáng sớm để tránh tắc đường

Chưa có thống kê bao nhiêu ca bệnh nhân tử vong mỗi năm vì ùn tắc giao thông, nhưng nhiều tài xế lái xe cứu thương ở Manila cho biết, họ bị ám ảnh bởi nhiều trường hợp chết trên xe vì không kịp tới bệnh viện. 

Theo ông John Gemuel Maramba, một nhà hoạt động xã hội, cuộc khủng hoảng giao thông ở Manila diễn ra từ lâu và ngày càng trầm trọng. Các học sinh phải ra khỏi nhà từ 5 giờ sáng để kịp tới lớp lúc 8 giờ. Hàng triệu người dựa vào phương tiện công cộng để đi học, đi làm nhưng phải chịu đựng sự chậm chạp, quá tải khủng khiếp của hệ thống giao thông, bên cạnh đó là những chuyến tàu thường xuyên gặp trục trặc.

Ông Alejandro Galasao phải thức dậy lúc trời còn tối để kịp giờ đi làm
Ông Alejandro Galasao, một công nhân môi trường, phải thức dậy lúc trời còn tối mới kịp giờ làm

Chia sẻ với Reuters, ông Alejandro Galasao, 58 tuổi, một công nhân môi trường cho biết, mình phải thức dậy lúc 3h30 sáng để bắt xe buýt đến chỗ làm cách nhà khoảng 30 km: “Nếu đi làm vào giờ cao điểm, tôi sẽ phải mất 3 tiếng. Còn không gặp tắc đường, thời gian đi lại của tôi chỉ khoảng 1 tiếng. Thật sự là tôi không có đủ thời gian để ngủ”.

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte cho biết, việc cải thiện hệ thống giao thông ở Manila không hề dễ dàng, đồng thời thừa nhận đây là lời hứa tranh cử duy nhất mà ông khó thực hiện. 

Theo ước tính của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), mỗi ngày người dân Philippines mất tới 3,5 tỷ peso (hơn 1.500 tỷ đồng) do tình trạng tắc đường ở thủ đô. Nếu vấn nạn này không được kiểm soát, mức thiệt hại có thể tăng lên 5,3 tỷ peso mỗi ngày vào năm 2035.

Người dân chen chúc trên một phương tiện công cộng ở Manila
Người dân chen chúc trên một phương tiện công cộng ở Manila

Tình trạng kẹt xe nghiêm trọng cũng là một trong những lý do chính khiến Tổng thống Duterte cân nhắc phương án di dời thủ đô tới địa điểm mới. Trong khi tiếp tục triển khai những dự án xây đường cao tốc, bổ sung các tuyến đường sắt, chính phủ Philippines vẫn lên kế hoạch thành lập khu hành chính mới New Clark, nằm cách Manila khoảng 100 km về phía bắc.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chỉ số tắc nghẽn của Manila là 1,5, cao nhất trong số 24 thành phố lớn tại châu Á. Đứng ngay phía sau là thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia với chỉ số 1,4 và Yangoon, Myanmar với chỉ số 1,38. Hai thành phố của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM đều có mặt trong nhóm 10 đô thị tắc nghẽn nhất theo đánh giá của ADB. Hà Nội đứng thứ 6 trong khi TP.HCM đứng thứ 10. 

Mới đây, Ban An toàn Giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông phù hợp với lưu lượng thực tế, tránh để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài. Trong 3 tháng cuối năm 2019, cố gắng không để xảy ra ùn tắc kéo dài trên 30 phút. 

Còn theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, đơn vị này đang lên kế hoạch điều chỉnh lại các tuyến đường vào cầu Sài Gòn, giao lộ Điện Biên Phủ và cầu vượt Hàng Xanh nhằm đảm bảo an toàn và kéo giảm ùn tắc giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //