Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phải giữ cho bằng được vùng xanh

Phóng viên - 06/08/2021 | 6:48 (GTM + 7)

Cơ quan chức năng và người dân đã tổ chức lập các chốt, nơi chưa có ca nhiễm COVID-19 hay còn gọi là "vùng xanh". Tuy nhiên, cần làm thực sự nghiêm túc, chặt chẽ…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đây là một mô hình được người dân hết sức ủng hộ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ vùng xanh cần làm thực sự nghiêm túc, chặt chẽ… để người dân có được nhiều không gian an toàn, sạch bệnh và góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Tại quận 3, nhiều chốt bảo vệ được triển khai từ ngày 22/7 như ở cư xá Đô Thành, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Cách Mạng Tháng 8 với mục đích bảo vệ khu vực an toàn, không có dịch.

Ở các chốt đều có lực lượng tình nguyện viên kiểm soát người ra vào khu vực. Theo quy định, shipper và người dân sẽ đứng ở chốt giao nhận hàng hóa. Khi giao nhận hàng hóa và tiền mặt đều phải thông qua lực lượng trực chốt và được phun khử khuẩn.

Mọi hoạt động giao, nhận hàng hoá được kiểm soát nghiêm ngặt tại các chốt “bảo vệ vùng xanh”.
Mọi hoạt động giao, nhận hàng hoá được kiểm soát nghiêm ngặt tại các chốt “bảo vệ vùng xanh”.

Đối với người dân trong khu vực phải xuất trình giấy tờ và chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết theo quy định của Chỉ thị 16.       

Ông Nguyễn Thái Sơn (Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố Khu phố 4, phường 4, Quận 3) cho biết, toàn bộ người dân khi ra vào khu vực bảo vệ vùng xanh đều phải cung cấp thông tin đầy đủ để tránh tình trạng dịch bệnh xâm nhập: “Luôn cả những khu phố khác thì phải xuất trình chứng minh nhân dân đang cư ngụ tại phường 4, quận 3. Hoặc là nơi khác, những nơi có dịch để chúng ta nắm tình hình đó, để xử lý ngay tại chỗ để tránh tình trạng lây lan trong khu phố.”.     

Những ngày qua, nhiều người dân sống tại các khu vực ở phường Tân Phú, Phú Thuận, Phú Mỹ, quận 7… cảm thấy yên tâm hơn khi các chốt bảo vệ vùng xanh được lập tại các con hẻm trên địa bàn. Tại các chốt đều có lực lượng người dân, luân phiên nhau chốt trực và sẽ phát phiếu ra vào cũng như phiếu đi chợ cho từng hộ.

Tất cả được giám sát nghiêm ngặt chẳng kém gì những khu vực mà nhà nước đang phong tỏa vì COVID-19. Hầu như người lạ không thể nào vào được các vùng xanh do người dân tự thiết lập.

Bà Thương Huyền,Trưởng khu phố phường Phú Mỹ chia sẻ: “Chỉ là những người trong tổ được phép ra, nhưng mà cũng hạn chế ra, 1 ngày có thể ra 2 lần trong ngày. Còn người ngoài là không được xâm nhập vào, kể cả shipper đều phải để hàng ở đây, khử khuẩn xong mới cho người trong tổ ra nhận.”.       

Việc lập các chốt "bảo vệ vùng xanh" chủ yếu để người dân nâng cao ý thức
Việc lập các chốt "bảo vệ vùng xanh" chủ yếu để người dân nâng cao ý thức

Tại quận Gò Vấp, gần 30 chốt tự quản “bảo vệ vùng xanh” được UBND phường 9 thiết lập từ ngày 29/7 tại các con hẻm ra vào địa bàn. Cư dân của phường phải có lý do chính đáng mới được phép ra ngoài; người bên ngoài địa bàn không được phép vào trong. Các biện pháp phòng chống dịch cũng được thực hiện nghiêm ngặt theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Dù việc ra vào địa bàn có chút bấn tiện vì bị kiểm soát, tuy nhiên người dân luôn đồng tình với cách làm này:

"Tại vì tình hình dịch kéo dài nó ảnh hưởng tới cuộc sống người dân nên người dân rất ủng hộ cái việc làm này".       

"Cũng có 1 chút bất tiện nhẹ nhưng mà người dân cũng sẵn sàng đồng ý thôi".       

"Làm vậy để cho người dân có ý thức hơn, thì mấy nay nhận hàng thì em ra ngoài này lấy, cũng không có bất tiện lắm".       

Ông Nguyễn Song Luân,Chủ tịch UBND phường 9 cho biết, sau khi lập các chốt bảo vệ vùng xanh, mật độ di chuyển của người dân trong địa bàn đã giảm. Người dân chỉ ra đường khi thực sự gọi là cần thiết; qua đó giúp cho hạn chế sự lây lan dịch trên địa bàn: “Qua đó cũng giúp cho hạn chế về sự lây lan dịch trên địa bàn của phường. Khi người dân có nhu cầu ra vào thì cũng phải có lý do chính đáng. Lực lượng của chốt kiểm soát và tạo điều kiện, không gây ảnh hưởng đến nhu cầu thực sự cần thiết của người dân.”.       

Trước hiệu quả kiểm soát dịch bệnh thông qua chốt bảo vệ vùng xanh, nhiều xã, phường ở TP.Thủ Đức, Quận 1, Bình Thạnh; huyện Nhà Bè, Củ Chi... cũng đã triển khai lập các chốt tương tự.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục kiên trì và mở rộng vùng xanh. Ngoài việc lập các chốt để kiểm soát, thành phố sẽ kết hợp thêm nhiều biện pháp như: Xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin để giữ vững và bảo vệ cho bằng được các vùng xanh: “Không những bảo vệ mà còn mở rộng vùng xanh, làm sao xanh hóa những vùng vàng và làm bớt đỏ đi những vùng đỏ. Đó là những cái vẫn đang quyết liệt thực hiện. Và ở những nơi đang giữ được màu xanh thì cho đến giờ phút này đang giữ được và có 1 số vùng từ màu xanh đã chuyển sang màu xanh trong thời gian vừa qua và thành phố tiếp tục kiên trì.”     

Với quyết tâm cùng với sự đồng lòng từ người dân và chính quyền trong việc bảo vệ vùng xanh sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch, cũng như hạn chế không cho dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Việc lập chốt sẽ thực hiện xuyên suốt trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16
Việc lập chốt sẽ thực hiện xuyên suốt trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16

Góc nhìn của VOV Giao thông: “TP.HCM: Phải giữ cho bằng được vùng xanh” 

Mô hình vùng xanh an toàn, vùng xanh không covid là một sáng kiến hay và táo bạo của người dân TP.HCM những ngày qua. Các vùng xanh được bảo vệ cho thấy, sức dân trong phòng chống dịch được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ sẽ phát huy làm giảm nguy cơ dịch phát tán trên diện rộng; góp phần mang tính quyết định đến hiệu quả phòng chống dịch.

Người dân bằng tinh thần trách nhiệm mình vì mọi người, mọi người vì mình đã không quản ngày đêm vất vả rào chắn, trực chốt; kiên quyết không để người lạ, người có nguy cơ cao vào các vùng an toàn là rất cần thiết. Nó giải quyết được bài toán khó đối với TP.HCM suốt thời gian dài vừa qua là dù có thực hiện giãn cách xã hội nhưng tình trạng người đi lại trong hẻm, vào các khu dân cư, khu chung cư gặp gỡ, trao đổi vẫn thường xuyên diễn ra.

Tình trạng “chặt ngoài lỏng trong” ở nhiều nơi vẫn còn xảy ra. Một số địa bàn vì thế có hiện tượng càng phong tỏa càng có nhiều ca nhiễm. Việc các chốt vùng xanh tự quản chính là thể hiện thái độ dứt khoát của từng người dân trong việc đấu tranh với các hành vi có nguy cơ làm phát tán nguồn dịch ở nơi mình đang sống. Chia sẻ gánh nặng rất lớn cho đội ngũ cán bộ xã, phường cơ sở trong việc cắt cử người canh giữ ở từng khu dân cư, con hẻm.

Chưa kể sự giám sát của hàng xóm, láng giềng sẽ sâu sát và chính xác hơn; nhất là nâng cao được ý thức tự chịu trách nhiệm của mỗi người đối người sinh sống bên cạnh. Thể hiện truyền thống” tối lửa tắt đèn có nhau”; cùng giúp nhau gìn giữ không để covid tấn công. 

TP.HCM đang bước vào những ngày tháng vô cùng căng thẳng và gian nan khi dịch covid tiếp tục hoành hành. Số ca nhiễm vẫn chưa giảm,số bệnh nhân trở nặng và nguy kịch dẫn đến tử vong vẫn ở mức rất đáng báo động. Các nguồn lực đang tập trung cho chống dịch cũng có phần vơi cạn. Dịch tiếp tục có nguy cơ tấn công bất cứ nơi nào, chỗ nào nếu chỉ lơ là, chủ quan,mất cảnh giác.

Giữ được các khu dân cư, tổ dân phố, từng con hẻm là vùng xanh không covid lúc này là rất quý. Nó không chỉ ngăn chặn được dịch mà chính là giữ gìn sự sống cho chính từng con người ở nơi đó. Góp phần giảm tải cho tuyến đầu rất nhiều nếu ca các nhiễm không tăng.

Vùng xanh cũng là nơi tiếp lửa cho các nơi  vùng đỏ, vùng vàng bình tĩnh, tự tin để vượt qua dịch bệnh. Chưa kể nếu thực sự an toàn có thể duy trì hoạt động sản xuất để hỗ trợ cho các vùng còn lại; có nguồn lực để chống chọi với dịch dã.

Vấn đề lúc này là các cấp, các ngành của thành phố, nhất là chi ủy, tổ dân phố các địa phương cơ sở của thành phố tiếp tục phát động phong trào xây dựng vùng xanh.

Tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia thực hiện, trong đó vai trò của cán bộ đảng viên ở tại nơi cư trú phải được phát huy và làm nòng cốt. Có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, đổi mới cách làm để xây dựng vùng xanh một cách thực sự ổn định. Hỗ trợ kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất khi các hộ dân cần. 

Rõ ràng, bảo vệ và mở rộng các vùng xanh đang được đặt ra vừa cấp thiết vừa lâu dài để thành phố đủ sức vượt qua sự khốc liệt của dịch bệnh hiện nay.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //