Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô nhiễm không khí ở các đô thị đang được kiểm soát như thế nào?

Phóng viên - 23/03/2019 | 11:52 (GTM + 7)

Có đến 60-70% ô nhiễm bụi là từ nguồn giao thông. Hiện Hà Nội có khoảng 6 triệu xe máy, 700 ngàn xe ô tô; Ngoài ra còn những phượng tiện cũ nát, quá hạn sử dụng.

Nhiều người dân và các chuyên gia y tế lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Nhiều người dân và các chuyên gia y tế lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Ảnh: Quang Hùng

Tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị, đặc biệt tại Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng do công tác kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm còn nhiều bất cập…

Với 88 ngày có chất lượng không khí vượt quá Quy chuẩn quốc gia và chỉ số chất lượng không khí trung bình AQI năm 2018 là 108, ở mức “kém”, nhiều người dân và các chuyên gia y tế lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng và tại các đô thị lớn nói chung. 

Hiện nay, thành phố Hà Nội và các đô thị khác đã và đang theo dõi và kiểm soát chất lượng không khí như thế nào. Phóng viên Kênh VOVGT đã có cuộc trao đổi với TS Hoàng Dương Tùng – Nguyên phó tổng cục trưởng tổng cục môi trường, chủ tịch hội không khí sạch về nội dung này:

60-70% nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông

PV: Thưa ông Hoàng Dương Tùng, ông đánh giá như thế nào về mức độ ô nhiễm không khí hiện nay? 

TS Hoàng Dương Tùng: Tôi nghĩ rằng, hiện nay chất lượng không khí của Hà Nội ở mức đáng lo ngại. Các chỉ số quan trắc cho thấy mức độ nhiễm ngày càng trầm trọng hơn cả về mức độ ô nhiễm cũng như số lượng ngày vượt quy chuẩn. Thế thì rõ ràng là, so với cách đây mấy năm chúng ta thấy rằng là cái chất lượng không khí ngày càng lo ngại hơn. Điều này cũng khá dễ hiểu vì hiện nay chúng ta chưa kiểm soát tốt các nguồn ô nhiễm. 

PV:  Như những gì ông vừa chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong những nguồn này, đâu lànhững nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu tại các đô thị hiện nay, đặc biệt là Hà Nội?

TS Hoàng Dương Tùng: Đối với các cái đô thị, ví dụ như là Hà Nội, chúng ta có thể thấy những nguồn ô nhiễm chính như sau. Thứ nhất là nguồn từ giao thông. Theo thống kê chưa đầy đủ, có đến 60 -70% những nguồn ô nhiễm bụi là từ nguồn giao thông khi mà lượng xe cộ tăng lên và chúng ta kiểm soát không tốt các chất lượng ô tô và xe máy. Hiện thành phố Hà Nội có khoảng 6 triệu cái xe máy, 700 ngàn xe ô tô. Ngoài ra còn có những phượng tiện cũ nát, quá hạn sử dụng.

Nguồn thứ hai là các nguồn thải công nghiệp từ các nhà máy ví dụ như nhà máy thép, nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và ở các vùng xung quanh. Không khí có đặc điểm là nó có thể theo các cơn gió và di chuyển bụi ra những khu vực rất xa, ngay cả bụi PM 2.5 bay rất xa. 

Thứ ba là nguồn ô nhiễm từ hoạt động xây dựng. Với tốc độ đô thị hóa các nhà, các đô thị xây dựng xây dựng nhà chung cư, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông rất nhiều.  

Nguồn ô nhiễm khác là từ các hoạt động đốt rác. Chúng ta đốt rác rất nhiều, các lò đốt rác nhỏ lẻ ở khắp mọi nơi với những công nghệ chưa được đảm bảo. Mặt khác, hoạt động thu gom rác không tốt, không có sự phân loại tại nguồn, thì việc cho tất cả vào đốt sẽ có thể thải ra những khí độc hại.Ở Hà Nội,  người dân đun bếp than tổ ong rất nhiều do có giá thành rẻ, đây cũng là nguồn gây ô nhiễm.

Chúng ta cũng thấy, trong một số ngày, không khí ở thủ đô có một số ngày tốt một số ngày nó lại ô nhiễm. Đó cũng phụ thuộc một phần vào yếu tố khí hậu thời tiết, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm. Chúng ta giờ cũng nghe thấy những khái niệm như là nghịch nhiệt nó làm cho tình hình ô nhiễm của thủ đô ngày càgn trầm trọng hơn trong một số ngày. 

60 -70% những nguồn ô nhiễm bụi là từ nguồn giao thông
60 -70% những nguồn ô nhiễm bụi là từ nguồn giao thông. Ảnh: Quang Hùng

PV: Chất lượng không khí diễn biến theo chiều hướng đáng lo ngại, người dân ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng không khí. Vậy theo ông, hiện nay công tác thông tin cảnh báo về chất lượng không khí được thực hiện như thế nào?

TS Hoàng Dương Tùng: Đúng là cái phần thông tin để cảnh báo chất lượng ô nhiễm không khí thì chỉ một hai năm gần đây người dân mới nhận biết được chuyện đó qua các đài, các báo. Mặc dù, gần đây Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cũng đã cố gắng đưa những thông tin về chất lượng không khí qua chỉ số AQI lên trang web, tuy nhiên chúng tôi thấy rằng, việc đấy nó cũng chưa đủ tại vì rằng cái hệ thống quan trắc của chúng ta, của Hà Nội nó cũng chưa dày đặc. Hà Nội mới có 2 trạm cố định đặt tại phố Trung Yên 3 và phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm), quan trắc 6 thông số ô nhiễm là PM10, PM2.5, NO2/NO/NOx, CO, SO2 và O3; và 9 trạm quan trắc nhỏ (sensor); Tổng cục môi trường quản lý một trạm quan trắc cố định đặt tại đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên)…Nếu có nhiều trạm quan trắ, chúng ta sẽ cảnh báo được nhiều.

Công tác dự báo của chúng ta cũng chưa tốt. Các số liệu chúng ta chưa có thể dự báo được ngày mai nó như thế nào, nên nhiều khi vì những cái đó mà các cơ quan cũng không có những thông tin chất lượng, để đưa ra thông tin cảnh báo.

Mặc dù, gần đây, cũng có một số app trên điện thoại để người dân có thể theo dõi chất lượng không khí, nhưng tôi nghĩ, những thông tin cảnh báo chất lượng không khí chính thống từ cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra cần phải làm tốt hơn nữa với sự tham gia của truyền thông.

Hạn chế ONKK cần sự quyết tâm của chính quyền, giám sát của người dân 

PV: Để hạn chế nguồn phát thải từ phương tiện giao thông, thành phố Hà Nội cũng có chủ trương thu hồi xe cũ nát, tuy nhiên quá trình thực thi còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Thưa ông Tùng, ông nghĩ như thế nào về  trách nhiệm của những cơ quan quản lý trong việc kiểm soát nguồn phát thải tại các đô thị?

TS Hoàng Dương Tùng: Hiện nay, có rất nhiều cơ quan chịu trách nhiệm trong vấn đề kiểm soát nguồn khí phát thài, chứ không chỉ riêng là một cơ quan nào.

Ví dụ, đối với hoạt động giao thông- nguồn gây ô nhiễm bụi chủ yếu do ngành giao thông và đặc biệt là Sở GTVT của các điạ phương.Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát tốt khí thải từ phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy. Đài Loan đã kiểm soát tốt khí thải của xe máy nhưng Việt Nam chưa áp dụng.

Mặc dù, Việt Nam có lộ trình kiểm soát khí thải phương tiện nhưng dường như lộ trình cứ bị chậm, chậm, chậm, do có những sự phản ứng từ  phía người dân. 

Đối với những công trình xây dựng do các cơ quan của ngành xây dựng quản lý. Thực tế, nhiều công trình xây dựng để bừa bãi, xây dựng không che chắn, xe chở vật liệu xây dựng để rơi vãi ra đường…

Đối với vấn đề đốt rơm ra, lại do sự quản lý của các chính quyền địa phương một mặt, và của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn.

Chúng tôi nghĩ rằng, hiện đã có rất nhiều cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhưng chúng ta chưa có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan. Chúng ta cũng chưa thấy sự quyết tâm của chính quyền, của người dân trong việc kiểm soát và giảm thiểu ONKK.

Gần đây, chúng ta mới thấy rằng cũng hơi “nóng ruột” khi các tổ chức quốc tế đưa ra một loạt các thông số với những báo động chứ thực tế, chúng ta chưa thật là quyết tâm.

Hà Nội cũng có chủ trương thu hồi xe cũ nát, tuy nhiên quá trình thực thi còn gặp một số khó khăn, vướng mắc
Hà Nội cũng có chủ trương thu hồi xe cũ nát, tuy nhiên quá trình thực thi còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Quang Hùng

PV: Ông đánh giá là do chúng ta chưa thực sự quyết tâm, chưa có sự phối hợp hay là đơn giản là chưa có một văn bản nào đó hay quy định nào đó cao hơn để thấy được mối liên kết giữa trách nhiệm của tất cả các bên trong vấn đề ô nhiễm không khí và môi trường như vậy?

TS Hoàng Dương Tùng: Tôi nghĩ rằng, luật pháp chúng ta có luật, có các nghị định rồi thậm chí có một kế hoạch, hành động để giảm thiểu ô nhiễm không khí do Thủ tướng kí ban hành cách đây vài năm.

Tuy nhiên, cũng có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ, các ngành, giữa các chính quyền địa phương và các trách nhiệm, các chương trình,.. Tôi thấy, quá trình triển khai, thực thi chương trình đấy, thực thi các văn bản pháp luật như thế là chưa đủ tốt.

PV: Từ tình hình thực tế ONKK hiện nay tại các đô thị, chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để có thể giám sát được chất lượng không khí tại các đô thị được tốt hơn?

TS Hoàng Dương Tùng: Cũng như là các quốc gia khác, tôi cho  rằng là để giám sát chất lượng không khí tốt hơn thì chúng ta cần có hệ thống quan trắc tốt. Hiện nay chúng ta có quá ít các trạm quan trắc ở Hà Nội. Tôi nghĩ rằng Hà Nội ít nhất phải có thêm 7 trạm quan trắc cố định, nâng tổng số lên 10 trạm quan trắc cố định.

Thứ hai là cần phải có sự tham gia, giám sát công khai, đặc biệt là sự giám sát của người dân, chúng ta phải công khai những thông tin như vậy. Làm thế nào để cung cấp cho người dân những thông tin như thế hàng ngày, hàng giờ để người ta giám sát được.

Qua đó thì người ta có thể biết được chất lượng không khí nhưng đồng thời người ta cũng có thể giám sát được nguồn thải, xem nguồn thải đó nó là cái gì, tại sao. Ví dụ như là công trình xây dựng chẳng hạn, những người dân sống xung quanh công trình xây dựng cần phải lên tiếng.

Tôi nghĩ rằng đấy rất là tốt, cần phải sự tham báo của người dân một cách mạnh mẽ và cũng là cần phải có xử phạt nghiêm minh và công khai những trường hợp vi phạm, thực thi các quy định nghiêm túc.

Chúng ta cần huy động sự tham gia của nhiều bên, sự quyết tâm của chính quyền thành phố, các cơ qua nhà nước, cơ quan quản lý và người dân, và sự tham gia của cơ quan báo chí.

Chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của ONKK, để từ đó người dân điều chỉnh hành vi, hạn chế các hành động gây ONKK để cải thiện chất lượng không khí của thành phố

PV: Vâng xin cám ơn ông!

 

"Trong khoảng năm 2018 – 2019, lần đầu tiên trên thế giới tổ chức hội nghị liên quan đến ô nhiễm không khí. Tổ chức y tế thế giới coi đây là 1 trong 10 nguy cơ hàng đầu đối với cả sức khỏe của con người. Trung bình 10 người dân trên thế giới có 9 người là đang hít thở không khí không trong lành. Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí. Hiện có 93% trẻ dưới 5 tuổi đang phải hít phải không khí không trong lành.

Kinh nghiệm thành công về ứng phó với chất lượng không khí đó là bài học của Bang cốc (Thái Lan). Cuối tháng 1/2019, các chỉ số ô nhiễm không khí lên khá cao và chính quyền thành phố yêu cầu đóng cửa khỏang 600 nhà máy và khoảng trên 400 trường học công. Hành động này cho thấy, chính quyền thành phố đã có ứng phó kịp thời và đưa ra quyết định rất đúng lúc.

Chính quyền thành phố Bangkok đã xây dựng một cơ chế phối hợp từ trung ương đến các cơ quan liên ngành và thành lập ra một cơ quan quản lý về ONKK. Cơ quan này chịu trách nhiệm theo dõi và dự báo tình trạng ONKK để đưa ra những cảnh báo kịp thời.

Tại Trung Quốc đã đưa ra những quy định cụ thể liên quan đến chất lượng không khí. Với từng mức độ ONKK, chính quyền thành phố đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo người dân, trẻ em nên ở nhà hay ngoài đường. Tại Hong kong, các trường đại học đã đưa ta ứng dụng trên điện thoại, có thể dự báo được tình trạng chất lượng không khí và nhắn tin cho những bệnh nhân liên quan đến bệnh hô hấp, tim mạch để có biện pháp ứng phó."

Bà Đỗ Vân Nguyệt- Giám đốc Dự án Live & Learn trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

// //