Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nới lỏng an toàn, mở rộng vùng xanh

Phóng viên - 01/10/2021 | 7:46 (GTM + 7)

Sau khi quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ (TP.HCM) đạt các tiêu chí về kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế, có thêm 8 địa phương khác gồm huyện Nhà Bè, quận 1, quận 3, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình và TP. Thủ Đức đạt tiêu chí

Đây là tín hiệu khả quan về công cuộc phòng chống dịch bệnh của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, tiến tới thiết lập cuộc sống bình thường mới.

Tuy nhiên, các vùng xanh này mới là đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, còn việc vận hành lại các hoạt động kinh tế- xã hội cần làm gì để các vùng xanh hoạt động hiệu quả và mãi xanh? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đây là tín hiệu khả quan về công cuộc phòng chống dịch bệnh của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, tiến tới thiết lập cuộc sống bình thường mới.
Đây là tín hiệu khả quan về công cuộc phòng chống dịch bệnh của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, tiến tới thiết lập cuộc sống bình thường mới.

Sau thời gian dài ở trong nhà vì giãn cách, anh Trần Đức Tài (40 tuổi, ngụ phường Tân Phú, Quận 7) cùng nhiều người dân đã ra khu vực Công viên Hồ Bán Nguyệt để tham gia các hoạt động đi bộ, rèn luyện sức khỏe. Khi anh nghe tin thành phố sẽ mở cửa trở lại nhiều hoạt động sau ngày 30/9 khiến anh cảm thấy phấn chấn, khỏe khoắn hơn nhiều: 

“Giống như chim xổ lồng vậy ak, 3 tháng nay anh đâu có được ra ngoài đâu, hôm nay là buổi đầu tiên anh ra ngoài. Tuy là chạy không nổi nhưng rất là vui, cảm giác rất là đã. Anh thấy mọi người đa số có ý thức, thực hiện 5k đầy đủ, đâu có ai mà không đeo khẩu trang.”.   

Khác với hoạt động rèn luyện sức khỏe, sau 2 tuần thí điểm mở lại kinh doanh mua bán, nhiều nơi ở quận 7 như đường Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập, khu Phú Mỹ Hưng… vẫn chưa buôn bán trở lại.   

Đóng cửa ngày từ những ngày đầu giãn cách xã hội, chị Nguyễn Thị Hương (chủ 1 quán ăn khá nổi tiếng trên đường Huỳnh Tấn Phát) vẫn "cửa đóng then cài". Theo chị Hương, 1 phần vì lo kinh phí, 1 phần sợ dịch bệnh COVID-19 vẫn còn trong cộng đồng nên gia đình chị quyết định tiếp tục đóng cửa để thăm dò và chờ tình hình ổn định hơn: 

“Cũng thủng thẳng từ từ chớ, mình sợ lây lan tùm lum. Cũng chưa biết nữa, để coi ổn định chứ sao chớ. Dịch cũng sợ lắm, sợ trong gia đình, rồi sợ ảnh hưởng.”     

Đóng cửa 3 tháng nay, anh Trần Kiên (chủ chuỗi quán cà phê cốt dừa ở quận 7) không khỏi lo lắng vì phải gánh chi phí thuê mặt bằng khá lớn, trong khi quán vẫn chưa thể mở bán trở lại. Anh Kiên cho biết, nguyên nhân do không có nguyên liệu nhập từ các tỉnh vì đang thực hiện giãn cách. Hơn nữa, tình trạng “khát” lao động và chỉ bán mang đi, cũng đang là nút thắt khiến nhiều cửa hàng chưa thể mở cửa. Anh Kiên bày tỏ mong muốn:

"Bây giờ mong muốn là kinh doanh buôn bán thì thứ nhất là chưa biết bán được bao nhiêu nhưng mà kinh doanh buôn bán để có thua nhập, có cái đồng tiền để trả tiền nhà và sinh sống.”     

Theo ông Trần Chí Dũng (Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Quận 7), do quận 7 là đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm nên lãnh đạo quận cũng hết sức thận trọng trong việc đề ra các giải pháp mở cửa trở lại:      

“Chúng tôi cũng cảm thấy rất áp lực và thấy mình phải có trách nhiệm hơn trong việc đề ra các giải pháp, làm sao vừa đảm bảo thắng lợi, vừa lại thận trọng và đảm bảo công tác phòng chống dịch".

Cũng như cô Hương và anh Kiên, anh Danh (chủ 1 cơ sở sản xuất ở huyện Cần Giờ) cũng lo lắng về rủi ro mắc COVID-19 vẫn còn khiến anh chưa muốn mở cửa. Anh Danh bày tỏ hy vọng khi thành phố kiểm soát được dịch bệnh, các quy định kinh doanh cũng sẽ được nới lỏng hơn: 

“Chi phí hoạt động trong thời gian này nó sẽ rất cao, chi phí về xét nghiệm, chi phí về nhân viên. Ngoài ra thì sức mua trong thời gian này sẽ giảm. Hy vọng trong thời gian tới dịch sẽ lắng xuống thì tôi sẽ mở cửa trở lại.”.    

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Văn Hồng (Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ) cho biết, các doanh nghiệp cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và du lịch khép kín được hoạt động trở lại trên địa bàn nhưng phải đảm bảo các yếu tố an toàn phòng chống dịch và độ phủ vắc xin. Đến nay tỷ lệ người dân trên 18 tuổi tiêm mũi 1 đã đạt 100%. Mục tiêu đến ngày 15/10, huyện sẽ hoàn thành 100% tiêm phủ mũi 2:    

“Chúng tôi khóa chặt bên ngoài và từng bước nới lỏng bên trong. An toàn tới đâu, chúng tôi sẽ nới lỏng tới đó. Làm sao để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân là chính; kèm theo đó chúng tôi sẽ phục hồi, phát triển từng bước, làm sao để ổn định cuộc sống của nhân dân trong thời gian sớm nhất”. 

Mới đây, UBND TP.HCM vừa công bố chỉ thị mới về công tác phòng chống dịch bệnh, từng bước khôi phục lại các hoạt động kinh tế xã hội kể từ 1/10. Theo đó, người dân khi đã tiêm vắc xin hoặc đã hoàn thành điều trị COVID có thể tham gia một số hoạt động cơ bản như khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh, thể dục thể thao…tùy theo điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.

Theo ông Lê Hòa Bình (phó chủ tịch UBND TP.HCM) việc khôi phục lại các hoạt động kinh tế- xã hội phải thận trọng từng bước, có lộ trình để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân là trên hết:   

“Bám sát tình hình thực tiễn, xem xét áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phù hợp. Nhưng tinh thần là không phải sau ngày 30 tháng 9, trên toàn địa bàn thành phố, tất cả hoạt động đều ồ ạt mở mà phải thận trọng từng bước, có lộ trình để đảm bảo an toàn.” 

Về việc tham gia giao thông sau ngày 30/9, UBND TP.HCM đề nghị người dân cần tuân thủ các quy định về kiểm soát phòng chống dịch của thành phố thông qua việc quét mã QR code
Về việc tham gia giao thông sau ngày 30/9, UBND TP.HCM đề nghị người dân cần tuân thủ các quy định về kiểm soát phòng chống dịch của thành phố thông qua việc quét mã QR code

Về việc tham gia giao thông sau ngày 30/9, UBND TP.HCM đề nghị người dân cần tuân thủ các quy định về kiểm soát phòng chống dịch của thành phố thông qua việc quét mã QR code. Và lưu ý người dân không tự ý ra khỏi địa bàn TP.HCM.

Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Nới lỏng an toàn mở rộng các vùng xanh" của Nhà báo Bùi Trọng Điển, PGĐ Kênh VOV Giao thông

Tính đến nay, TP.HCM đã thực hiện 4 tháng giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau từ chỉ thị 15 đến 16 nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Thành phố đã trải qua những tháng ngày cam go và có cả những mất mát đau thương cùng biết bao thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. Hiện nay, thành phố đã có nhiều quận, huyện đạt các yêu cầu kiểm soát được dịch bệnh, vùng xanh đang mở rộng dần.

Từ ngày 1/10,các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đi lại được nới lỏng. Thành phố đang dần hồi phục trở lại khi tốc độ tiêm phủ vắc xin ở nhiều quận, huyện đã đạt 100% người trong độ tuổi được tiêm mũi 2. Việc chăm sóc và điều trị các F0 đang có chuyển biến tốt. Số ca trở nặng và tử vong giảm hẳn.

Tuy nhiên, do chủng delta có tốc độ lây nhiễm cực nhanh và rất nguy hiểm. Số ca F0 ngoài cộng đồng của thành phố vẫn còn ở mức cao. Thành phố là trung tâm kinh tế -xã hội của cả vùng nên nếu mở cửa một cách ào ạt, không kiểm soát; giao lưu giao thương nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ tỉnh lân cận tiếp tục bùng phát dịch. Điều này là rất nguy hiểm khi người dân ở đây chưa được tiêm ngừa vắc xin nhiều.

Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện của thành phố hiện vẫn là vùng đỏ; dịch có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, nếu lơ là chủ quan. Vấn đề đặt ra hiện nay là ngoài quy định nới lỏng giãn cách bước đầu ở nhiều ngành nghề theo quy định mới, thì trong vài ngày tới. Thành phố cũng cần tính toán, thí điểm cho hàng quán bán tại chỗ; du lịch, dịch vụ, giáo dục ở các quận,huyện vùng xanh được mở thêm; nhất là địa bàn các huyện Củ Chi, Cần Giờ hay quận 7 và một số nơi kiểm soát tốt dịch bệnh.

Các quận, huyện này cũng cần chủ động lên các kịch bản chi tiết để vận hành các hoạt động kinh tế- xã hội địa phương mình theo hướng thích ứng, sống chung với dịch; an toàn và có kiểm soát.

Đánh giá chính xác các yếu tố dịch tễ để kiến nghị đề xuất kịp thời, tránh thụ động, chờ đợi. Tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch một cách triệt để, sáng tạo để giữ gìn bằng được vùng xanh an toàn của địa phương mình.

Một yêu cầu nữa là khi thành phố đã ban hành các văn bản, chỉ thị yêu cầu mới cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết để vận hành trơn tru theo hướng mở tới đâu chắc chắn tới đó; có kiểm tra, giám sát để các nơi không áp dụng một cách máy móc,cực đoan, dễ gây hiểu lầm và bức xúc.

Đồng thời lắng nghe và điều chỉnh kịp thời các yêu cầu,nguyện vọng chính đáng của người dân. Khi phát hiện cán bộ, đơn vị quản lý cố tình làm khó người dân, doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa cần phải xử lý, chấn chỉnh kịp thời. 

Hiện nay, theo nhận định, TP.HCM đã qua thời gian đỉnh dịch; việc bảo vệ, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ vẫn là nhiệm vụ trọng tâm để tiến tới toàn thành phố kiểm soát được dịch bệnh; đưa toàn địa bàn vào trạng thái bình thường mới. Các nguyên tắc về phòng chống dịch như xét nghiệm- vắc xin- 5k- ý thức người dân vì thế vẫn phải tiếp tục đặt ra và được làm một cách chặt chẽ, khoa học.

Trong đó việc thông tin truyền thông để người dân đồng thuận, hợp tác và làm theo vẫn là yếu tố then chốt để dập dịch thành công. Do vậy, các cơ quan quản lý từ thành phố đến cơ sở phường, xã tiếp tục bám sát đời sống của người dân, doanh nghiệp để hỗ trợ kịp thời, chia sẻ khó khăn thách thức.

Đây chính là thể hiện sự chăm lo toàn diện vì sức khỏe nhân dân, vì nhân dân phục vụ của bộ máy chính quyền thành phố; từ đó để người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //