Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những tấm lòng thảo thơm từ tâm dịch

Phóng viên - 09/07/2021 | 6:15 (GTM + 7)

Vì một thành phố bình yên, sự quyết tâm không chỉ đến từ những người đứng đầu, mà còn đến từ sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của tinh thần tương thân tương ái và sự đồng thuận từ trong cộng đồng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đã đẩy nhiều lao động nghèo, nhiều doanh nghiệp tại T.HCM vào cảnh lao đao. Vì tinh thần “chống dịch như chống giặc”, từ 0h ngày mai (9/7), TP sẽ áp dụng chỉ thị 16 trên toàn TP trong vòng 15 ngày. Cả TP đang đối mặt với cuộc chiến đầy cam go, đòi hỏi sự hy sinh vì mục tiêu lâu dài, đẩy lùi dịch bệnh. 

Vì một TP bình yên, sự quyết tâm không chỉ đến từ những người đứng đầu chính quyền TP, mà còn đến từ sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của tinh thần tương thân tương ái và sự đồng thuận từ trong cộng đồng.

Một Sài Gòn nghĩa tình, thơm thảo; một Sài Gòn có những người sẵn sàng nhường cơm sẻ áo; một Sài Gòn ấm áp từ tâm dịch:

"Tuy là mình còn nhỏ tuổi, nhưng mà mình cũng đóng góp một phần để gửi đến những y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, giúp thành phố chống dịch tốt hơn và mau chóng hết dịch".

"Để tạo ra 1 tấn nông sản không dễ dàng nhưng giúp 1 tấn nông sản thì mọi người có thể".

"Chúng tôi cùng nhau xây lên hình ảnh nhân ái tại TP.HCM".

Người dân được hỗ trợ nhu yếu phẩm.
Người dân được hỗ trợ nhu yếu phẩm.

Căn nhà nhỏ số 22 đường Lê Văn Linh, P.13 quận 4 chất chứa bao tấn hàng hóa mọi miền đổ về ủng hộ bà con TP.HCM đang “mắc kẹt” giữa tâm dịch.     

Rau củ từ Đà Lạt, cá từ Quảng Bình, ổi từ Hải Dương, gạo mắm muối, dầu ăn....Hàng loạt nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày đổ về kho này. Mỗi sáng vào lúc 8 giờ, phiên chợ 0 đồng bắt đầu. Mỗi lần đi chợ mọi người có thể xoay sở nấu nướng trong vòng 4 ngày. Hội tình nguyện  “Chung tay vì cộng đồng”  đã triển khai tại 4 địa điểm: Tân     Bình, Gò Vấp, Nhà Bè và hiện đang đóng quân tại quận 4.    

Anh Nguyễn Tiến Danh, chủ nhiệm Hội tình nguyện cho biết, công việc của hội đã gần 20 năm nên công tác tổ chức rất nhịp nhàng:

 "Chúng tôi có những người anh, người em, những người tình nguyện đã đồng hành cùng chúng tôi, những người trẻ dấn thân cho cộng đồng.

Chúng tôi chỉ cần kêu gọi anh chị tình nguyện đăng ký theo ngày theo chỉ thị cách ly thành phố, và chúng tôi cùng nhau xây lên hình ảnh nhân ái tại TP.HCM. Tình nguyện viên rất đông, song mỗi ngày chỉ luân phiên 10 người.

Các anh chị tình nguyện viên khắp nơi đăng ký, và người dân xung quanh những điểm thực hiện phiên chợ 0 đồng cũng sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi".

Theo kế hoạch ban đầu, chợ phiên sẽ giúp mỗi điểm 10 ngày, song dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, nên đội nhóm của anh đang tích cực hỗ trợ 40 điểm cách ly trên địa bàn thành phố và kéo dài thời gian hỗ trợ.     

Các hộ dân khó khăn lân cận khu vực Chợ Xóm Chiếu  cũng được tiếp tế từ phiên chợ nghĩa tình này. Những ngày qua các bạn tình nguyện viên vẫn liên tiếp chuyển rau khắp mọi nơi vào các khu cách ly. Nhóm cũng đang cần nhiều tấn rau nữa từ các nhà đồng hành.

Anh Danh bày tỏ: 

“Để tạo ra 1 tấn nông sản không dễ dàng nhưng giúp 1 tấn nông sản thì mọi người có thể, ngoài ra nhóm còn hỗ trợ đường sữa, cá hộp, trứng cho bà con cách ly thì rất mong sắp tới có sự chung tay”.   

TP Thủ Đức là địa bàn có nhiều người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Dịch bệnh, chợ búa cũng đóng, những gánh hàng rong cũng không được buôn bán... Hàng loạt người không có thu nhập. 

Từ sự vận động của Mặt trận Tổ Quốc, xuất phát từ tấm lòng từ bi, bếp lửa chùa Từ Quang (Linh Xuân, Thủ Đức) luôn đỏ lửa. Mỗi ngày, Đại đức Thích Thiện Ý cùng với Phật tử trong chùa nấu hơn 200 suất cơm hỗ trợ hai phường Linh Xuân, Linh Trung.    

Đại đức Thích Thiện Ý chia sẻ: 

Chúng tôi thể hiện tinh thần Phật dạy “phải vì đời gieo rắc vạn tình thương, đem đuốc tuệ xóa tan bao khổ lụy” và sự vận động nhiệt tâm của Mặt trận Tổ quốc TP Thủ Đức, tôi có làm bếp ăn để cùng nhau vượt qua khó khăn này”.    

Tầm 4 giờ sáng, hơn 10 phật tử đã tất bật thổi lửa nấu những phần ăn sáng cho kịp chuyển đi trước 9 giờ. Để thực đơn được phong phú, nhà chùa cũng thường xuyên linh hoạt đổi từ bánh hỏi, nui, bún xào xen kẽ với cơm chay. Đại đức Thích Thiện Ý cũng bày tỏ rằng, dịch kéo dài đến đâu bếp đỏ lửa đến đó để những bà con buôn bán hàng rong, công nhân, vé số không phải đói trong mùa dịch. 

Người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 được hỗ trợ nhu yếu phẩm.
Người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 được hỗ trợ nhu yếu phẩm

Đồng cảm trước nhiều cảnh đời bà Nguyễn Thị Hoàng (66 tuổi, ngụ phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức) đã cùng 12 thành viên trong gia đình mở một gian bếp “nghĩa tình”. Mỗi ngày, trung bình 600 suất cơm, cao điểm lên đến 1400 suất. Bà Hoàng đã làm thiện nguyện ngót nghét 20 năm nay. 10 năm trở lại đây, bà gắn bó với Bệnh viện Thủ Đức. Nhưng dịch, bếp ăn bệnh viện đóng cửa, gia đình bà Hoàng tất bật đi chợ, mua rau, gạo nấu hỗ trợ cho Bệnh viện.   

Bà Hoàng vừa đảo thức ăn trong chảo, vừa trả lời PV: 

“Mình bỏ các suất cơm ở ngoài sân để hàng xóm, người bán vé số. Ngoài ra để các anh em gác chốt ăn. Với bệnh viện TP Thủ Đức, thì mỗi ngày từ 1.100-1.200 suất, rồi phát cho các phường. Mình tự cung ứng, lâu lâu có bạn bè góp mỗi người vài triệu, còn bao nhiêu là mình tự bỏ ra hết”   

Căn nhà số 152 đường Lê Thị Hoa của bà Hoàng cũng là địa điểm để người nghèo, công nhân đến lấy cơm, mỗi ngày đều có 50 suất cơm phục vụ tại nhà cho bà con lao động vãng lai.

Tất cả nguồn lực, tài lực từ gia đình bà Hoàng bỏ ra, bà chỉ nhận thêm chút ít lòng thành bạn bè góp. Bà Hoàng tâm niệm: “Mình làm tới khi nào khả năng sức lực, tài chính không cho phép nữa thì mình ngưng”.

Còn rất nhiều câu chuyện xúc động giữa tâm dịch TP.HCM mà chúng tôi không thể kể hết.

Cán bộ công đoàn quận Bình Thạnh hỗ trợ trao nhu yếu phẩm đến người dân, công đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Nhiều nhóm thiện nguyện đã không quản ngại mưa nắng, hiểm quy; nhiều sự hy sinh thầm lặng để làm ra  những sản phẩm giúp ngăn ngừa dịch bệnh cho đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch; cũng như những phần quà ý nghĩa giúp người nghèo, người lao động tự do vượt qua được giai đoạn khó khăn. Tình cảm ấy như mạch ngầm trong lòng TP.

Ở đâu có khó khăn, ở đó thiện tâm xuất hiện. Đó cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Những tấm lòng thảo thơm từ tâm dịch”.

TP.HCM bị trọng thương, thành phố đang bị bệnh nặng bởi covid. Đó là những lời hết sức chân thành mà truyền thông, báo chí cũng như mạng xã hội nói về thành phố trong suốt nhiều ngày qua. 

TP.HCM trong cơn lao đao vì dịch bệnh với hàng ngàn ca bệnh, hàng trăm điểm bị phong tỏa và hàng triệu người mất công ăn việc làm vì covid -19 tấn công liên tục.

Hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15,10 và giờ đây là cách ly toàn thành phố theo chỉ thị 16 cho thấy, muốn chặt đứt nguồn lây, bảo đảm cho sức khỏe cho người dân thành phố chỉ còn cách cắn răng chịu đựng, vượt qua những tháng ngày khó khăn.

Rất mừng, trong khó khăn hoạn nạn, tấm lòng người dân thành phố dành cho nhau; người dân cả nước dành cho thành phố luôn thắm đượm nghĩa tình; đùm bọc, sẻ chia. Thật xúc động ở một khu chung cư hay một con hẻm, một gia đình bị giăng dây phong tỏa, chỉ một ngày sau đã có lương thực, thực phẩm của các nhà hảo tâm được các cấp chính quyền chuyển đến.

Nhiều cá nhân tự mua rau củ quả, gạo,mì gói đặt ở chốt phong tỏa chỉ ghi vỏn vẹn gửi bà con vùng cách ly, không để lại số điện thoại, địa chỉ.

Các nhóm tình nguyện, thiện nguyện xuất hiện ngày càng nhiều tỏa đi khắp nơi  trao quà và hiện vật làm ấm lòng người dân lúc thắt ngặt, khó khăn. Không bị động, người dân vùng bị phong tỏa cũng san sẻ cho hàng xóm từng trái bí xanh, lọ bột ngọt, chai nước rửa tay hay hộp khẩu trang... để cùng nhau vượt qua dịch bệnh.

Người không có của thì nhắn tin, hỏi thăm động viên nhau qua mạng xã hội, hứa với nhau ở yên để cùng ngăn dịch. Bà con trong cả nước từ miền Bắc đến miền Trung;từ Miền Tây đến miền Đông Nam bộ cùng đồng lòng hướng về thành phố. Bà con kho cá, gửi gạo, tải rau củ quả đến vùng tâm dịch mỗi ngày.

Chính quyền các tỉnh, thành; các bộ, ngành trao kinh phí, thuốc men, hỗ trợ dụng cụ y tế để thành phố chống dịch. Đội ngũ cán bộ ngành y, sinh viên  các trường y tế địa phương và Trung ương khi cần chi viện đã sẵn sàng lên đường cùng lực lượng tuyến đầu của thành phố triển khai ngay các biện pháp dập dịch.

Họ đến hết bệnh viện nọ, khu dân cư kia lăn lộn cùng đội ngũ ngành y của thành phố để lấy mẫu xét nghiệm, điều tra truy vết, chữa trị cho bệnh nhân. Tất cả dành trọn những điều tốt đẹp nhất với mong muốn thành phố sớm khống chế được dịch.   

TP.HCM được mệnh danh là thành phố nghĩa tình, nơi cưu mang đùm bọc hàng triệu người ở khắp các vùng miền;nơi khởi nguồn của các phong trào thiện nguyện nổi tiếng cả nước.

Giờ đây khi thành phố bị dịch dã bao vây, người dân thành phố lại chung lưng đấu cật, san sẻ những tấm lòng từ tâm, hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần để cùng nhau vượt khó.

Người dân cả nước cũng một lòng hướng về thành phố bằng hành động thiết thực và hiệu quả; làm ấm nồng tình đồng chí, nghĩa đồng bào.   

Dịch covid đang xâm nhập khắp nơi trong thành phố với hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày; nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng sức của chính quyền và người dân thành phố.

Sự trợ giúp kịp thời của các cấp, các ngành và người dân  cả nước, TP.HCM rồi sẽ vượt qua, khống chế được dịch bệnh. Thành phố sẽ trở lại bình yên; phát triển mạnh mẽ trong cội nguồn của sự yêu thương, thảo thơm những tấm lòng đầy tình người khi gian khó.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //