Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhu cầu dệt may có xu hướng giảm: Liệu có ảnh hưởng đến đơn hàng của các doanh nghiệp?

Như Ngọc – Anh Thư - 14/07/2022 | 9:09 (GTM + 7)

6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt kết quả ấn tượng, đạt khoảng 22 tỷ USD. Tuy nhiên, nhu cầu dệt may đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng lớn đến đơn hàng của các doanh nghiệp.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

# Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành bộ 23 công cụ đo lường kinh tế số với các bộ ngành, địa phương, được phân thành 3 cấp độ và từ 5-12 chỉ tiêu. 

Còn Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn cụ thể về đối tượng áp dụng hỗ trợ lãi suất 2%, trong đó có chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. 

# Trong một diễn biến liên quan, theo thống kê, đến nay cả nước mới có 4 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bảo đảm điều kiện vay hỗ trợ lãi suất 2%. 

Và các chuyên gia vừa tiếp tục cảnh báo việc đầu tư BĐS 'ăn theo' đường vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi “xuống tiền”. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

#  6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt kết quả ấn tượng, đạt khoảng 22 tỷ USD. Tuy nhiên, nhu cầu dệt may đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng lớn đến đơn hàng của các DN.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty may Hưng Yên cho biết: "6 tháng cuối năm thì có tình trạng là rất nhiều các đơn hàng không xác nhận ngay và có xác nhận thì yêu cầu giá xuống rất thấp, cho nên về ngành dệt may mà không có đơn hàng thì cũng sẽ đối mặt với vấn đề công nhân phải dừng việc. Điều này tạo ra cho ngành dệt may những khó khăn, nhất là ngành dệt may có lao động rất đông".

Dự báo, nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ có nhiều biến động khó lường, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp toàn ngành dệt may.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần phải bám sát về thông tin và diễn biến thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp: "Chúng ta đang có những Hiệp định thương mại đã là một động lực, đây cũng là giải pháp về giảm dòng thuế quan và đủ năng lực hấp dẫn cho các giải pháp về đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam.

Chúng ta cũng có giải pháp về thích nghi với một số dòng sản phẩm cao cấp và sản phẩm khó, những sản phẩm có sự khác biệt, sản phẩm có tính đặc biệt, điều này có tác động đến việc thúc đẩy đổi mới trang thiết bị công nghệ thích ứng với các dòng sản phẩm mới này".

Sản xuất áo veston xuất khẩu tại Tổng công ty May10 - CTCP. Ảnh: HNM

Sản xuất áo veston xuất khẩu tại Tổng công ty May10 - CTCP. Ảnh: HNM

# Theo bảng xếp hạng Chỉ số Chi phí sống của năm 2022, Việt Nam đứng thứ 87 thế giới và đứng thứ 25 châu Á.

Đặc biệt, Hà Nội có chi phí sống rẻ hơn khá nhiều thành phố lớn khác ở Đông Nam Á, xếp sau Pattaya, Manila, Jakarta. 

# Một thống kê rất tích cực từ thị trường việc làm, đó là số lao động có việc làm quý II của cả nước đã tăng so với quý trước.

Một số ngành có mức tăng cao như: công nghiệp chế biến; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô; dịch vụ lưu trú và ăn uống. 

# Sắc xanh đã quay trở lại bảng giá hàng hoá nguyên liệu sau 2 ngày giao dịch đỏ lửa. Mặc dù diễn biến giằng co, tuy nhiên lực mua mạnh lên và chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index phục hồi 0,5%, lên 2.517 điểm. GTGD toàn Sở ổn định ở mức 4.000 tỷ đồng.

Đà tăng trong ngày hôm qua chủ yếu đến từ thị trường năng lượng với mức tăng vọt 8,5% lên gần 7 USD trên mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh của Khí tự nhiên. Việc Nga tạm dừng vận chuyển khí tự nhiên qua đường ống đến Đức trong 10 ngày kể từ 11/07 vừa qua vẫn đang là yếu tố chính hỗ trợ cho giá mặt hàng này.

Trong khi đó, dầu thô chỉ nhích nhẹ so với ngày trước đó. Dầu WTI đóng cửa vẫn thấp hơn 100 USD/thùng, bất chấp báo cáo của Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô nước này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2021.

Đây là các tín hiệu tích cực hơn của thị trường hàng hóa sau những ngày lao dốc liên tiếp. Cung cấp thêm các phân tích về thị trường, ông Đoàn Bảo Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết:

“Thị trường đang ở trong giai đoạn điều chỉnh giảm lớn nhất từ đầu năm đến nay trước áp lực kép từ suy thoái toàn cầu và lo ngại về dịch bệnh. Việc đồng Dollar Mỹ, thể hiện qua chỉ số Dollar Index liên tục lập đỉnh và đã lên mức cao nhất 20 năm, cùng với triển vọng tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu đang có những tác động rất tiêu cực đến giá hàng hoá. Tuy nhiên, trong dài hạn, hàng hoá nguyên liệu vẫn còn nhiều động lực phục hồi”.

# Ngân hàng trung ương châu Âu (EC) vừa quyết định tăng 25% (lên 500.000 euro) giá trị khoản viện trợ cho các công ty chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt Nga. 

Đáng chú ý, tại Anh, cuộc khảo sát mới đây cho thấy, gần 50% người dân đang phải thắt chặt chi tiêu thực phẩm do giá tăng cao. 

# Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay từ mức 2,9% xuống còn 2,3%. 

Còn tại Trung Quốc, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu nước ngoài của DN nước này đã tăng lên mức kỉ lục, với tỉ lệ 85%. 

Thông tin chứng khoán

Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Glendale, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Glendale, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Mỹ công bố số liệu lạm phát tháng 6 với chỉ số CPI tăng đến 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 8,6% ở tháng 5 và đây là mức tăng CPI cao nhất kể từ năm 1981.

TTCK Mỹ phản ứng trước thông tin này bằng một phiên giảm điểm không quá mạnh, cụ thể DJIA mất 208 điểm, S&P 500 giảm 0,45%, Nasdaq giảm 0,15%.

# Còn ở trong nước, KLGD trong phiên gần nhất đã có sự cải thiện so với bình quân 20 phiên, đạt hơn 494 triệu đơn vị.

# Theo SSI Reseach, Trong phiên hôm nay và các phiên tới, VNIndex có thể sẽ tiếp tục kiểm định lại vùng kháng cự 1.175-1.180 điểm. Nếu chinh phục thành công, đà hồi phục sẽ được mở rộng lên ngưỡng 1.200 điểm. Nhìn chung, VNIndex vẫn đang cho thấy dần chuyển sang trạng thái side-way (đi ngang) trong kênh giá 1.150 – 1.200 điểm.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //