Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhiều băn khoăn với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời

Phóng viên - 12/01/2021 | 5:29 (GTM + 7)

Một nhóm nghiên cứu của Tòa án Nhân dân Tối cao trong dự thảo đánh giá 5 năm thi hành Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 vừa đưa ra đề xuất bổ nhiệm thẩm phán không có nhiệm kỳ, tức là sau khi được bổ nhiệm thẩm phán sẽ trở thành thẩm phán suốt đời.

Vậy đề xuất này liệu có khả thi, cần đặt vấn đề về thời gian nhiệm kỳ thẩm phán với những điều kiện và lộ trình ra sao?
Vậy đề xuất này liệu có khả thi, cần đặt vấn đề về thời gian nhiệm kỳ thẩm phán với những điều kiện và lộ trình ra sao?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội chia sẻ, có những vụ án mà ông theo đuổi nhưng trong quá trình làm việc thì bẵng đi tới vài tháng không thấy thẩm phán đảm nhiệm vụ án có hoạt động tố tụng nào.

Khi ông đến tận nơi tìm hiểu thì Thẩm phán cho biết là đang trong thời gian chuyển hồ sơ để chờ tái bổ nhiệm và khi đó, thẩm phán mới có tư cách để tiếp tục thực hiện giải quyết vụ án. Theo ông Tú, rất nhiều vụ án đã bị kéo dài thời gian với nguyên nhân này và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tòa án, của luật sư cũng như của toàn xã hội. 

“Chúng ta nghiên cứu bổ nhiệm thẩm phán suốt đời cũng là một trong những giải pháp khắc phục được những khó khăn như hiện nay. Nhiều thẩm phán vừa xử vừa lo lắng chỉ sợ rằng án của mình bị sửa, án của mình bị hủy thì sẽ không được tái bổ nhiệm và đôi khi cái lo lắng này lớn hơn là cái lo lắng để làm sao thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao cho các thẩm phán”.

Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định: Nhiệm kỳ đầu đối với Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán thẩm phán không có nhiệm kỳ (tức bổ nhiệm suốt đời), nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, nó mang lại nhiều cái lợi bởi mỗi lần làm thủ tục tái bổ nhiệm rất mất thời gian, công sức. Thực tế ít có trường hợp nào được tái bổ nhiệm đúng thời hạn khi hết nhiệm kỳ, mà thường kéo dài thêm vài tháng.

Như vậy, trong thời gian chưa được tái bổ nhiệm thì thẩm phán hết nhiệm kỳ không được tham gia xét xử, giải quyết án. Án bị tồn đọng kéo dài mà không phải lỗi của thẩm phán hay đương sự sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của đương sự. Việc bổ nhiệm thẩm phán suốt đời sẽ tránh được tư tưởng “an toàn nhiệm kỳ”, sợ mất lòng... mà ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử. 

Theo trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, về nguyên lý, việc bổ nhiệm thẩm phán suốt đời có nhiều cái lợi, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm được sự độc lập của thẩm phán và giúp đội ngũ yên tâm với nghề. 

“Thẩm phán suốt đời sẽ đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán mà Hiến pháp đã quy định, để thẩm phán không chịu tác động nào từ bên ngoài khiến phán quyết thiếu khách quan. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, từ góc độ ý thức  xã hội, từ góc độ về cơ chế về quản trị, từ góc độ nhận thức về vấn đề này cũng như từng con người cụ thể, tôi cho rằng chưa thể thực hiện được bổ nhiệm thẩm phán suốt đời mà có thể kéo dài nhiệm kỳ dài hạn hơn”.

Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến đồng tình thì nhiều ý kiến lại bày tỏ băn khoăn, thậm chí phản bác. Tại hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo báo cáo đánh giá năm năm thi hành Luật Tổ chức TAND 2014, Chánh án TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ không đồng tình với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời. Ông cho rằng, thẩm phán có rất nhiều quyền lực. Chúng ta phải có cơ chế năm năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời.

TS Lê Hồng Sơn – nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cũng không đồng ý với đề xuất này khi cho rằng, thẩm phán cũng như những viên chức, công chức trong bộ máy Nhà nước, ngành nghề nào cũng có áp lực riêng. Trong khi chúng ta đang cố gắng xóa bỏ chế độ viên chức suốt đời thì đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời lại đi ngược lại xu thế đó.

“Những cán bộ quản lý lãnh đạo đa số đang được bổ nhiệm có thời hạn, bây giờ thẩm phán đang được bổ nhiệm có thời hạn lại bổ nhiệm không thời hạn thì đi ngược lại xu thế hiện nay. Rồi được bổ nhiệm suốt đời, thoát khỏi nhiều sự quản lý thì tôi cho là không phù hợp”.

Trên thế giới, một số nước quy định việc bổ nhiệm thẩm phán suốt đời; một số nước cũng quy định bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ nhưng nhiệm kỳ này dài hơn so với ở nước ta...

Từ thực tiễn, nhiều quan điểm cho rằng, dần dần chúng ta nên tiến tới hiện thực hóa đề xuất thẩm phán suốt đời nhưng để làm được điều đó thì cần có lộ trình và những điều kiện. Đây cũng là ý kiến được chia sẻ từ ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng Phòng Pháp luật Kinh tế, Viện nhà nước và Pháp luật.

“Để ý tưởng này được hiện thực hóa, chúng ta phải chuẩn bị nhiều. Thứ nhất là thể chế, là cái điều kiện đầu vào của thẩm phán sẽ như thế nào, chúng ta phản hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đó và phải chuẩn bị về mặt tư duy như thế nào là một thẩm phán suốt đời. Sau khi hoàn thành những thể chế này thì cần làm truyền thông để cho những người làm trong ngành, họ có thể bị tâm thế, thời gian rồi những lực lượng, cán bộ tiềm năng trở thành thẩm phán có suy nghĩ về việc thẩm phán suốt đời thì sẽ phải như thế nào”.

Dù đã trở thành thẩm phán suốt đời nhưng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và ứng xử của thẩm phán, hoặc qua giám sát phát hiện thẩm phán bị hạn chế về năng lực nghề nghiệp thì vẫn có thể bị bãi miễn như một hình thức kỷ luật

Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán tức bổ nhiệm suốt đời còn đang là nội dung nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông thì đề xuất này đặt ra một vấn đề quan trọng cần xem xét – thế nào là thẩm phán suốt đời?

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: "Thẩm phán phải có khả năng làm việc suốt đời"

Thẩm phán là người xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật; Thẩm phán ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân của đương sự.

Do đó, được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán là niềm tự hào, là mục tiêu mà hầu hết những công chức trong ngành Tòa án đều phấn đấu để đạt được.

Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều tranh chấp trước đây chưa từng có đã xuất hiện, tội phạm hình sự cũng phức tạp hơn trước rất nhiều… đòi hỏi Thẩm phán phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nắm bắt được những thay đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Vì thế, áp lực và tiêu chuẩn đối với Thẩm phán cũng cao hơn. Trong khi đó, nhiều thẩm phán bây giờ chưa đủ năng lực thực sự để có thể yên tâm bổ nhiệm họ suốt đời. 

Chế độ thẩm phán suốt đời được đề ra là nhằm hướng tới những quan tòa uyên thâm, có kinh nghiệm, chuẩn chỉ trong mọi hành vi, trong đạo đức, trong lời nói, trong nhận định và trong các kết luận đưa ra. 

Vậy những điều kiện và cơ chế nào để lựa chọn, bổ nhiệm được những người có năng lực tốt làm thẩm phán, tiến tới là thẩm phán suốt đời? 

Trước tiên, thẩm phán phải là người có đầy đủ năng lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức tốt để không lạm dụng quyền lực gây tổn hại tới xã hội, không làm méo mó những phán quyết.

Một người phải có đầy đủ những yếu tố này thì mới có thể yên tâm bổ nhiệm làm thẩm phán suốt đời. 

Thứ hai cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán phải khoa học, khách quan, độc lập để thực sự chọn được những người có năng lực. 

Thẩm phán khi được bổ nhiệm suốt đời không có nghĩa là sẽ làm việc suốt đời mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào từ Đảng, Nhà nước và xã hội mà cần có một chính sách giám sát thẩm phán thật hiệu quả.

Dù đã trở thành thẩm phán suốt đời nhưng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và ứng xử của thẩm phán, hoặc qua giám sát phát hiện thẩm phán bị hạn chế về năng lực nghề nghiệp thì vẫn có thể bị bãi miễn như một hình thức kỷ luật. Khi đạt được những tiêu chí này thì việc bổ nhiệm thẩm phán suốt đời mới mang lại nhiều giá trị tích cực. 

Mặt khác, với những Thẩm phán có đủ năng lực, có nguyện vọng gắn bó với công việc, đang vượt qua những áp lực để hoàn thành nhiệm vụ thì cần có cơ chế để họ yên tâm công tác, trước mắt có thể kéo dài thời gian thời gian nhiệm kỳ để tránh những xáo trộn trong quá trình công tác.

Ngược lại, với những người coi bổ nhiệm phẩm phán là một bước đi trong quá trình thăng tiến thì cần được sàng lọc, loại bỏ ngay từ đầu để có được đội ngũ thẩm phán thực sự tâm huyết, bảo đảm chất lượng xét xử đúng pháp luật, khách quan và toàn diện.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //