Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhật ký phòng chống COVID-19 ngày 29/3: Đổ xô mua 'nón chống dịch'

Phóng viên - 29/03/2020 | 6:46 (GTM + 7)

Sau “cơn sốt” về khẩu trang y tế, nước rửa tay, nhiều người dân TP.HCM lại đổ xô đi mua loại nón che mặt, được giới thiệu để "chống dịch COVID-19".

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nhiễm nCoV tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: AFP.
Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nhiễm nCoV tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: AFP.

Cập nhật tình hình trong nước và quốc tế

# Tính đến 15h ngày 28-3, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới là hơn 597.450 người, số ca tử vong là 27.370 người.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, trong thời gian tới, các bệnh viện của thành phố Hà Nội sẽ tiếp nhận các ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính, biểu hiện lâm sàng nhẹ, các ca nặng sẽ chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. 

# UBND TP Hà Nội yêu cầu tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4. Đối với các loại xe taxi và xe hợp đồng không dùng điều hoà, hạ kính, bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe và hành khách, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách. 

# Sở Y tế Hà Nội  đã lập danh sách các trường hợp điều trị nội trú và ra viện tại Bệnh viện Bach Mai trong khoảng thời gian từ ngày 15/3/2020 đến này 25/3/2020, với tổng số gần 1.600 người. Đồng thời, có văn bản yêu cầu các đợn vị tổ chức rà soát, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp này.  

# 54 tuyến xe buýt tại TP HCM chính thức ngưng hoạt động từ ngày 28-3 đến hết 15-4, theo thông báo mới nhất ngày về các phương án cho hoạt động vận tải trên địa bàn TP HCM, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. 

# Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo UBND 24 quận, huyện hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang đi, đặt hàng, bán hàng qua điện thoại và giao hàng tận nơi. Trong đó, hoạt động giao nhận hàng cần bảo đảm an toàn, với khoảng cách tối thiểu 2m giữa 2 người. (zing)

# Tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn tạm thời đóng các cửa khẩu chính và phụ trên biên giới Việt - Lào đến ngày 20/4. Lực lượng biên phòng sẽ lập 15 chốt kiểm soát tại đây.

# Tính tới sáng 28/3 (giờ Việt Nam), Mỹ đã có hơn 104.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Như vậy, Mỹ đang là nước có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Thành phố New York là nơi có nhiều ca nhiễm nhất, với hơn 1 nửa số ca nhiễm của Mỹ. 

Bảo tàng Louvre trong tình trạng đóng cửa sau khi Thủ tướng Pháp ban lệnh đóng cửa các điểm du lịch. (Ảnh: Getty)
Bảo tàng Louvre trong tình trạng đóng cửa sau khi Thủ tướng Pháp ban lệnh đóng cửa các điểm du lịch. (Ảnh: Getty)

# Trước thực trạng dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát, chính phủ Pháp quyết định kéo dài thời gian phong tỏa thêm ít nhất 2 tuần, đến ngày 15/4. Và sau đó có thể tiếp tục được gia hạn, tùy theo tình hình thực tế. 

# Cơ quan Y tế Bỉ thông báo phát hiện một con mèo dương tính với virus Sars-CoV-2 do bị lây từ người chủ đang nhiễm bệnh. Tuy khẳng định rằng đây chỉ là một trường hợp cá biệt nhưng nhà chức trách Bỉ cũng khuyến cáo rửa tay trước và sau khi chơi đùa với vật nuôi. 

# Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc tăng trở lại với 146 trường hợp nhiễm mới, do trước đó, Cơ quan Y tế nước này phát hiện thêm một ổ dịch mới tại bệnh viện Jamie ở thành phố Daegu và nhiều ca mắc bệnh từ nước ngoài về. 

# Chính quyền bang Victoria (Australia) cho biết, cảnh sát sẽ được quyền viết phiếu phạt tại chỗ đối với các đối tượng vi phạm lệnh cách ly, cố tình tập trung đông người và các cơ sở kinh doanh vi phạm lệnh cấm hoạt động. Hiện mức phạt lên đến hơn 1.650 đôla Australia (hơn 23,5 triệu VND) đối với các cá nhân tụ tập thành nhóm và các tổ chức sẽ bị áp dụng mức phạt gần 10.000 đôla Australia (hơn 143 triệu đồng)

Ảnh abbott.com
Ảnh abbott.com

# Phòng thí nghiệm Abbot của Mỹ đã ra mắt một thiết bị xét nghiệm cầm tay có thể thông báo kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 5 phút và thông báo kết quả âm tính trong 13 phút. Giới chức y tế đã cấp giấy phép sản xuất khẩn cấp để cung cấp cho các cơ sở chăm sóc y tế ngay từ tuần tới. 

# Các nhà khoa học Nga đã phát triển được 7 nguyên mẫu vắc-xin chống Covid-19. Nhiệm vụ hiện nay là chọn loại vắc-xin hiệu quả nhất trong số 7 nguyên mẫu để tiếp tục nghiên cứu phát triển và sớm nhất sau 11 tháng nữa sẽ có vắc-xin thành phẩm.

Sống chung với dịch

Những ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện hàng loạt quảng cáo về các hệ thống đèn diệt khuẩn bằng tia cực tím trong nhà với khả năng tiêu diệt được virus SARS-CoV- 2.

Theo Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, về bản chất thì tia cực tím có khả năng tiệt trùng, song nếu sử dụng đèn cực tím để khử khuẩn ở người hoặc lắp đặt trong nhà thì rất nguy hiểm: “Việc dùng đèn cực tím để khử khuẩn ở người có thể ảnh hưởng đến da, thậm chí là gây ung thư da, gây thoái hóa các quang điểm trong mắt, gây tình trạng cháy nắng và giảm miễn dịch, qua đó tiến tới vấn đề lão hóa. Vì vậy khi triển khai hệ thống đèn diệt khuẩn thì phải có sự hướng dẫn cụ thể, tránh lạm dụng và sử dụng sai cách.”

Ảnh minh họa: Getty.
Ảnh minh họa: Getty.

Tiến sĩ Phạm Quang Thái cũng lưu ý, do tia cực tím có hại nếu tiếp xúc trực tiếp, nên khi sử dụng thì người dân tuyệt đối không ở trong phòng, tránh những ảnh hưởng có thể gây ra do chùm tia tác động đến da, mắt và các bộ phận khác của cơ thể.

# Nhằm đảm bao an toàn thực phẩm cũng như phòng chống dịch Covid 19 theo chỉ đạo không tập trung đông người của Thủ tướng và lãnh đạo Thành phố, mới đây Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã yêu cầu các cơ sở có bếp ăn tập thể cần lên phương án giãn thời gian bữa ăn các ca, đảm bảo dưới 20 người trong mỗi bữa và tránh tập trung nhận thức ăn đông người cùng lúc. Cần mở cửa thông thoáng và bố trí khoảng cách phù hợp giữa 2 người ăn nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cho biết thêm: “Cần nhắc đến vai trò giám sát của các chủ cơ sở, các đội quản lý an toàn thực phẩm, quản lý thị trường cũng như lực lượng chức năng của các quận huyện. Nhưng tôi nghĩ vai trò hết sức quan trọng chính là ý thức của mỗi người dân. Tôi có một lời khuyên rất thật lòng là thấy nơi đông người thì đừng đến”

Các cơ sở có bếp ăn tập thể phải thường xuyên vệ sinh, khử trùng các khu vực bếp và nơi phục vụ ăn uống, trang bị bồn rửa tay, dung dịch rửa tay cho người chế biến và người ăn, đề nghị người phục vụ thức ăn thường xuyên sử dụng khẩu trang, đúng cách và được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

Người dân ở TP.HCM đổ xô đi mua "nón chống dịch"

Thưa quý vị và các bạn. Sau “cơn sốt” về khẩu trang y tế, nước rửa tay, nhiều người dân TP.HCM lại đổ xô đi mua loại nón che mặt, được giới thiệu để "chống dịch COVID-19". Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng, liệu “nón chống dịch” này có thực sự chống được dịch như lời giới thiệu của người bán?

Người dân mua nón chống dịch/ nón chống giọt bắn trên vỉa hè Q.10, TP.HCM - Ảnh Thanh Niên
Người dân mua nón chống dịch/ nón chống giọt bắn trên vỉa hè Q.10, TP.HCM - Ảnh Thanh Niên

Những ngày qua, dọc “con đường thời trang” – Nguyễn Trãi (thuộc địa bàn quận 5, TP.HCM) khá nhộn dịp. Người dân đến đây không phải để mua sắm quần áo hay giày dép, mà là là để mua “nón chống dịch”, hay còn gọi là nón chống giọt bắn. Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, dọc 2 bên tuyến đường này, hàng chục cửa hàng trước kia bán nón vải, nón bảo hiểm, nay đã chuyển sang bán thêm nón chống dịch với giá khoảng 90.000 đồng/nón.     

“Nón chống dịch" có kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt và đa dạng, với đủ loại như: nón kết, nón tai bèo.., tuy nhiên phía trước có gắn phần che chắn bảo hộ bằng nhựa mica trong suốt dài hơn 20cm, giúp che toàn bộ mặt người đội.       

Ngoài tuyến đường Nguyễn Trãi, thì dọc tuyến đường 3/2 (quận 10) cũng bày bán la liệt loại "nón chống dịch" và thu hút được đông đảo người ghé mua. Với giá bán dao động từ 90.000 - 95.000 đồng/nón, nhiều người sẵn sàng mua cho gia đình mỗi người 1 chiếc vì tin rằng nó sẽ chống được dịch COVID-19.

Khi được hỏi, một số người mua nón cho biết:

"Khi mà anh mang cái này vào thì có 1 lớp bảo vệ từ đây tới đây nè, nên là bụi hoặc là nước bắn vào mặt nó cũng không sợ gì hết. Cũng giảm 1 phần nào đó vi khuẩn…"

"Có cái màng chắn ak, khi mà mình đi ra ngoài giao tiếp với mọi người thì tia nước bọt của người ta không có bắn vô mặt và mắt của mình, thì đảm bảo sức khỏe trong cái mùa dịch hiện này"

"Mấy chị trong cơ quan tui kêu là cái nón này có tác dụng phòng ngừa dịch cúm cho nên tôi cũng mua về xài thử, chứ thiệt ra là tôi không biết có phòng ngừa được hay không. Nhưng mà thôi, cứ phòng bệnh hơn chữa bệnh".

"Nhìn chung thì nó cũng không có gì đặc biệt nhưng mà đây là sản phẩm mới, nhìn thấy rất là nó lạ, rất là muốn mua để bảo vệ bản thân mình cũng như gia đình".

Người dân săn tìm mũ chống dịch để mua - Ảnh Tuổi Trẻ
Người dân săn tìm mũ chống dịch để mua - Ảnh Tuổi Trẻ

Cũng theo ghi nhận của nhóm phóng viên, tại một số khu vực khác trên địa bàn thành phố, như: xung quanh chợ Bình Tây (thuộc quận 6), khu bán nón ở đường Nguyễn Văn Quá (thuộc quận 12)… có rất nhiều cửa hàng bày bán sản phẩm này. Các cửa hàng liên tục phải nhập hàng về bán sỉ với mức giá dao động từ 45.000 - 65.000 đồng/nón nhưng vẫn “cháy hàng”.

Theo 1 số chủ cửa hàng nón tại đây cho biết, hiện bên công ty họ đang gia công trong nước để sản xuất ra những chiếc nón này, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa dịch bệnh covid-19.

"Ở Việt Nam mình sản xuất, ở xưởng đang gia công luôn".
"1 ngày tụi em sẽ bán hàng chục đến hàng trăm cái 1 ngày luôn. Lúc đầu giá em bé là 95, giá người lớn là 90, chủ yếu là bán để hỗ trợ người dân nên tụi em bán 90 luôn". 
"Hiện tại bên mình sản xuất thì có 1 đội ngũ riêng để sản xuất thì nó cũng mất nhiều công đoạn".   

Trao đổi với phóng viên về việc đội “nón chống dịch” liệu có phòng chống được dịch bệnh covid-19 như lời đồn đoán, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm - Nội thần kinh, bệnh viên Nhi đồng 1, TP.HCM) lý giải: “Cái đó tốt, nó ngăn được giọt bắn văng vô mặt, nếu mà mình tiếp xúc gần với người mình không biết, mình đeo vô. Nhưng mà không thay được rửa tay, cũng phải rửa tay, chứ không phải mang cái đó vô rồi không làm gì hết.”

Đồng quan điểm với bác sỹ Khanh, bác sỹ Vũ Đức Diễn (Trưởng khoa kiểm soát bệnh tật Trung tâm y tế quận 12) cho rằng:
“Đã khi ra ngoài rồi là phải mang khẩu trang là cái quan trọng nhất, còn cái kính đó giống như là nó chỉ là một phần nhỏ thôi chứ nó không phải là qua đó mà nó chống được đâu. Tại vì thật sự ra khi ra ngoài, ngoài cái tiếp xúc với cái bắn trực tiếp nó còn bàn tay của mình nữa. Mình tiếp xúc với người này người kia hay là mình đụng chạm vào nơi này nơi kia mà mình về mình không rửa tay, thì cái đó nó nguy hiểm, nó dễ lây hơn là những cái mà mình trực tiếp”.

Vậy là đã rõ, việc sử dụng những chiếc “nón chống dịch” tuy không sai, nhưng nếu người sử dụng chủ quan, lơ là trong việc vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng như: Chạm tay vào mũ chưa được khử khuẩn, sau đó đưa lên mắt, mũi hoặc miệng… rồi tiếp xúc với người khác thì nguy cơ lây nhiễm chéo với vi rút SARS-CoV-2 là cao hơn rất nhiều.

Góc chuyên gia: Buồng khử khuẩn toàn thân di động có an toàn?

Nhằm phòng, chống sự lây lan của virut Sars-covid-2, một số cá nhân tổ chức đã nỗ lực, phát minh và chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân di động. Thiết kế của buồng khử khuẩn dựa trên nguyên tắc dùng dung dịch nước muối ion hóa (Anolyte) hoặc khí ozon theo dạng phun sương phun lên toàn bộ bề mặt con người trong vòng 20-30 giây để diệt virut. Phương pháp này có thực sự an toàn đối với người sử dụng?

Một buồng khử khuẩn toàn thân ở TP.HCM
Một buồng khử khuẩn toàn thân ở TP.HCM - Ảnh minh họa

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS- TS Lê Thị Anh Thư- Chủ tịch Hội Nhiễm khuẩn Tp.HCM về nội dung này. 

PV: Thưa bà, hiện nay một số đơn vị đã chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân sử dụng dung dịch nước muối ion hóa (Anolyte) hoặc phun khí ozon. Tác dụng của những hóa chất này, là gì thưa bà?

PGS- TS Lê Thị Anh Thư: Thực ra Anolyte hay ozon đều là những dạng hóa chất để khử khuẩn. Trước đây người ta dùng dạng dung dịch để ngâm khử khuẩn để ngâm các dụng cụ hoặc lau các bề mặt máy móc, chứ ít khi dùng trên con người

PV: Những hóa chất này khi sử dụng để kháng khuẩn toàn thân, liệu có đem lại hiệu quả trong việc loại bỏ virut corona?

PGS- TS Lê Thị Anh Thư: Hiện nay người ta đã thử nghiệm trong vòng thí nghiệm và người ta thấy rằng có thể diệt một số con vi khuẩn, vi rút. Nhưng lưu ý rằng là anolyte người ta hay lấy dưới dạng dung dịch và phải ngâm khoảng 20 phút. Còn dạng phun khí rung chưa được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và cũng chưa biết thời gian bao lâu có thể diệt được vi khuẩn, vi rút.

Cho nên nếu nói là có thể diệt được vi rut Sars Covid 2 thì không thể khẳng định được. nên để chứng minh điều này có hiệu quả thì vẫn phải thử nghiệm trên thực tế hẳn con người 

PV: Những buồng khử khuẩn này có an toàn cho người sử dụng?

PGS- TS Lê Thị Anh Thư: Chúng ta đã biết, hóa chất cũng như thuốc nếu ta sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng tới con người. Clo hay ozon người ta khuyến cáo không nên hít vào trong con người.

Ngay cả khi sử dụng anolyte hay ozon chưa vượt ngưỡng an toàn thì hóa chất có thể gây một số kích ứng, có thể gây viêm niêm mạc mắt, mũi, miệng hoặc có thể gây kích ứng ở vùng mũi, họng mà có thể là gây ho do viêm hóa chất

Nếu mà dạng dương phun càng nhỏ thì con người dễ hít các dạng sương vào phổi dễ dàng gây viêm do hóa chất. Do đó, dùng anolyte hay oxzon phải tính được ngưỡng an toàn là bao nhiêu. 

PV: Qua những phân tích vừa rồi, bà có khuyến cáo gì đối với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu lắp đặt những buồng khử khuẩn này?

PGS- TS Lê Thị Anh Thư: Thật ra trong bệnh viện chúng tôi đã dùng hóa chất khử khuẩn dưới dạng phun sương để khử khuẩn môi trường từ nhiều năm nay. Tuy nhiên khi dùng để đảm bảo an toàn, các nhà sản xuất đều hướng dẫn tuyệt đối không có người trong phòng. 

Do đó, theo tôi, buồng khử khuẩn di động chỉ nên dùng để khử khuẩn các bề mặt. Mình có thể thiết kế lại dùng để khử khuẩn các thiết bị máy móc mà chùi rửa khó, chứ không nên sử dụng ở trên con người. Muốn áp dụng trên con người phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng hơn trước khi chúng ta đưa vào áp dụng rộng rãi. 

PV: Vâng xin cám ơn bà! 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //