Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhật ký phòng chống COVID-19 ngày 19/2: Du lịch chật vật đối phó

Phóng viên - 20/02/2020 | 5:43 (GTM + 7)

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, lượng du khách trong và ngoài nước đã sụt giảm đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành du lịch…

Lào Cai cách ly 2 người ở huyện Bắc Hà vừa từ vùng dịch Sơn Lôi trở về
Lào Cai cách ly 2 người ở huyện Bắc Hà vừa từ vùng dịch Sơn Lôi trở về

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cập nhật dịch virus corona trong nước và quốc tế

Tính đến 16h30 ngày 19/2, toàn thế giới có 75.209 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19, trong đó có 2.010 người tử vong (boyte).

Đến sáng 19/2, Việt Nam đã chữa khỏi cho 11/16 bệnh nhân nhiễm COVID-19. Các trường hợp còn lại đều đang tiến triển ổn định.

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết vừa khẩn trương cách ly 2 công dân của xã Bảo Nhai từ vùng dịch Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) trở về.

Lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, dự kiến tỉnh sẽ công bố hết dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) vào ngày 21/2.

Nhằm phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh, từ ngày 5/2 đến nay, 100% số người ra vào Móng Cái qua Trạm Km15 đều được kiểm tra đo thân nhiệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thư ngỏ gửi các cơ quan đơn vị thông tin về công tác phòng chống dịch bệnh COVID- 19, qua đó khẳng định Quảng Nam là điểm đến an toàn đối với du khách.

Khoảng 2.500 lao động người Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM đang được cách ly tại chỗ đề phòng dịch bệnh COVID-19. 

Huyết tương do người khỏi bệnh hiến được thu nhận ở Trung tâm Máu Vũ Hán
Huyết tương do người khỏi bệnh hiến sẽ được ưu tiên cho những bệnh nhân bị bệnh nặng ở tỉnh Quảng Đông (Ảnh: THX)

Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, phương pháp điều trị COVID-19 bằng huyết tương của người khỏi bệnh sẽ được ưu tiên cho những bệnh nhân bị bệnh nặng ở tỉnh Quảng Đông. Phương pháp này áp dụng cho một số bệnh nhân ở tỉnh Hồ Bắc với kết quả khả quan. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine nào được chính thức cấp phép để điều trị COVID-19.

Tại Trung Quốc gần đây xuất hiện thông tin về 2 ca nhiễm COVID-19 với thời gian ủ bệnh siêu dài là 34 và 94 ngày tại tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, ngày 19/2, Ủy ban phòng chống dịch bệnh Trung Quốc khẳng định đây chỉ là 2 ca nhiễm thông thường. 

Các hành khách trên du thuyền Diamond Princess không bị nhiễm COVID-19 sẽ có thể rời khỏi du thuyền để về nhà từ ngày 19/2. Đến nay du thuyền này đã có 542 hành khách dương tính với COVID-19 trên tổng số 3.700 người.

Hành khách trên du thuyền Diamond Princess bắt đầu rời tau (Nguồn: Xinhua)
Hành khách trên du thuyền Diamond Princess bắt đầu rời tàu (Ảnh: Xinhua)

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 19/2 cho biết nước này có kế hoạch hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp trở ngại do thiếu nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc.

Một máy bay của Ấn Độ sẽ tới Vũ Hán vào ngày 20/2 tới để đưa những công dân còn lại của nước này khỏi tâm dịch COVID-19. Trước đó, hãng hàng không quốc gia Ấn Độ tổ chức 2 chuyến bay di tản 640 công dân khỏi Vũ Hán. Theo ước tính, hơn 100 người mang quốc tịch Ấn Độ hiện vẫn đang ở Vũ Hán

Tổ chức Y tế thế giới khẳng định không có sự lây lan COVID-19 mạnh tại các quốc gia, đồng thời kêu gọi tránh những biện pháp phòng ngừa quá mức. Ngoài Trung Quốc đại lục, chỉ một ổ dịch khác đang gây lo ngại là tàu du lịch Diamond Princess, với hơn 3.700 hành khách đang neo đậu ngoài khơi Nhật Bản.

Đường phố vắng vẻ và giao thông thưa thớt tại Trung Quốc do dịch COVID-19 bùng phát (Ảnh: Reuters)
Đường phố vắng vẻ và giao thông thưa thớt tại Trung Quốc do dịch COVID-19 bùng phát (Ảnh: Reuters)

Phân tích của một tổ chức khí hậu phi lợi nhuận cho thấy, dịch COVID-19 bùng phát đã làm giảm nhu cầu năng lượng và sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc, giúp cắt giảm 100 triệu tấn khí thải CO2. Lượng khí thải CO2 giảm phần lớn là do sản lượng thấp từ các nhà máy lọc dầu và việc sử dụng ít than hơn cho việc sản xuất điện và sản xuất thép.

Một phòng khám tư của người Trung Quốc tại Campuchia đã bị đóng cửa vì đưa tin thất thiệt về dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang dư luận. Theo đó, một bệnh nhân người Trung Quốc sau khi xét nghiệm tại phòng khám này 2 lần đều cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới. Tuy nhiên, cả 2 lần mẫu bệnh phẩm sau khi đưa lên Viện Pasteur ở thủ đô PhnomPenh xét nghiệm thì lại cho kết quả âm tính.

Sống chung với dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá tại tỉnh Lào Cai đang gặp phải tình trạng thiếu lái xe trung chuyển qua cửa khẩu. Nguyên nhân là do các lái xe phải mất từ 2-3 ngày để làm thủ tục tại Trung Quốc và phải cách ly 14 ngày khi về Việt Nam. Trước tình trạng này, tỉnh Lào Cai đang đề xuất với Chính phủ cho phép các lái xe nếu được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động thì sau khi trung chuyển hàng hóa trở về không cần cách ly.

Công an thị xã Sơn Tây, Hà Nội vừa triệu tập một phụ nữ sau khi người này đăng tin lên facebook với nội dung “315 người trốn khỏi vùng dịch VP, Vũ Hán thứ 2”. Sau khi xác minh, công an thị xã Sơn Tây khẳng định đây là thông tin sai sự thật, và đã lập biên bản hành chính với mức phạt 12,5 triệu đồng đối với người phụ nữ này.

Phi hành đoàn thực hiện chuyến bay đến Vũ Hán (Trung Quốc) ngày 9/2 đưa công dân Việt Nam khỏi vùng tâm dịch virus corona đã hết thời hạn cách ly.
Phi hành đoàn thực hiện chuyến bay đến Vũ Hán (Trung Quốc) ngày 9/2 đưa công dân Việt Nam khỏi vùng tâm dịch virus corona đã hết thời hạn cách ly

Thông tin từ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, 15 thành viên thực hiện chuyến bay đến Vũ Hán (Trung Quốc) ngày 9/2, đưa công dân Việt Nam khỏi vùng tâm dịch virus corona đã hết thời hạn cách ly với các cuộc kiểm tra xét nghiệm chặt chẽ. Được biết, đây là quá trình cách ly chủ động nên chỉ mất 7 ngày chứ không phải 14 ngày.

Ở một diễn biến khác, trao đổi với VOV Giao thông, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau khi tiễn 2 bệnh nhân khỏi bệnh COVID-19, hiện bệnh viện hiện cách ly theo dõi 43 trường hợp, trong đó có 30 công dân Việt Nam bay về từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 9/2. Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, qua quá trình gần 10 ngày theo dõi, cách ly, tình hình sức khỏe, tâm lý của nhóm người này đều ổn định: “Hiện 30 người từ Vũ Hán về nằm ở Bệnh viện chúng tôi. Sức khỏe rất tốt, cả 30 người đều cho kết quả xét nghiệm âm tính. Đây là kết quả xét nghiệm một lần, sắp tới chúng tôi tiếp tục xét nghiệm tiếp. Hy vọng rằng, tất cả các bạn ấy đều âm tính”.

Được biết, việc cách ly trong bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thực hiện nghiêm túc, bài bản, những người bị nghi ngờ phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, nếu điều kiện cho phép thì các phòng theo dõi đều mở cửa, cho ánh nắng vào làm thông thoáng môi trường. Khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, việc cách ly theo dõi sẽ diễn ra trong tối thiểu 14 ngày.

Tình trạng sức khỏe của cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 hiện nay đã ổn định, kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính
Tình trạng sức khỏe của cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 hiện nay đã ổn định, kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính

Liên quan đến tình hình sức khoẻ của cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện sức khỏe của cháu bé ổn định, không sốt, bú mẹ tốt, kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Riêng bệnh nhân là Việt kiều cao tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng đã 5 lần cho kết quả âm tính với COVID-19. Dự kiến bệnh nhân này sẽ được xuất viện vào ngày 21/2.

Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao thông tin Bệnh viện Thu Cúc (Hà Nội) không tiếp nhận sản phụ người Vĩnh Phúc khi đến đây sinh con. Liên quan đến việc này, đại diện truyền thông Bệnh viện Thu Cúc cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của khách hàng, bệnh viện đã trao đổi, giải thích cặn kẽ với người nhà sản phụ và gia đình đã gỡ bỏ thông tin trên. Hiện bệnh viện Thu Cúc vẫn đang thăm khám cho tất cả các khách hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, trong đó có Vĩnh Phúc.

Thông tin về sự lây lan của dịch bệnh, sự lo lắng của người dân cũng như hiện chưa có phương pháp điều trị đủ mạnh để tiêu diệt virus khiến các doanh nghiệp lữ hành trong nước lao đao, thiệt hại rất lớn trong hoạt động kinh doanh
Thông tin về sự lây lan của dịch bệnh, sự lo lắng của người dân cũng như hiện chưa có phương pháp điều trị đủ mạnh để tiêu diệt virus khiến các doanh nghiệp lữ hành trong nước lao đao, thiệt hại rất lớn trong hoạt động kinh doanh

Ngành du lịch Việt Nam chật vật đối phó với COVID-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cộng với nỗi lo sợ về sự lây nhiễm khó lường của chủng virus mới này đã khiến người dân Việt Nam hạn chế đi du lịch, hoặc du khách nước ngoài cũng lo ngại đến Việt Nam. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng sau khi dịch bệnh bùng phát, lượng du khách trong và ngoài nước đã sụt giảm đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành du lịch…

Thông tin về sự lây lan của dịch bệnh, sự lo lắng của người dân cũng như hiện chưa có phương pháp điều trị đủ mạnh để tiêu diệt virus khiến các doanh nghiệp lữ hành trong nước lao đao, thiệt hại rất lớn trong hoạt động kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch đã bắt đầu lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của Chính phủ, các cơ quan, ban ngành liên quan vào cuộc, có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho họ.

Nói về điều này, ông Lưu Đức Kế, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt cho biết: Về cơ bản chúng tôi thất bát trước mắt, khoảng 20% là liên quan đến thị trường Trung Quốc cả khách inbound và outbound. Thiệt hại nữa là đối tác đặt khách sạn họ hủy tour thì mình vẫn phải chịu. Những hoạt động chúng tôi đang phải đối phó với đại dịch này như mua khẩu trang phát cho khách hoặc ứng tiền trả phần chưa quyết toán được nó cũng hết 20%…

Khi lượng khách mới không khai thác được, còn lượng khách đặt tour từ trước hủy chuyến, có thể nói rằng ngành du lịch Việt Nam hiện đang đứng bên bờ vực, nếu tình hình không có biến chuyển, hoạt động của ngành kinh tế mũi nhọn này có thể bị đóng băng.

Là tỉnh giáp biên với Trung Quốc, Lào Cai mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách Trung Quốc. Thế nhưng, từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus COVID-19 gây ra thì hoạt động du lịch tại địa phương này sụt giảm nghiêm trọng. Ông Hoàng Văn Tuyên - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Lào Cai cho biết:  "Dịch bệnh xảy ra có thể nói Lào Cai bị ảnh hưởng đầu tiên, và rất nghiêm trọng. Hiện nay Lào Cai bị hủy khoảng trên 10 ngàn lượt du khách Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khách sạn cũng bị hủy khoảng 50%... hiện nay Lào Cai đang có khoảng 15 ngàn lao động trực tiếp trong ngành dịch vụ này bị ảnh hưởng".

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra đã tác động lớn đến quyết định của du khách trong việc tiếp tục hay huỷ kế hoạch đi du lịch
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra đã tác động lớn đến quyết định của du khách trong việc tiếp tục hay huỷ kế hoạch đi du lịch

Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên có trường hợp lây nhiễm virus chéo sau khi 1 trường hợp về địa phương từ vùng dịch tại Trung Quốc. Và cho đến nay cũng là địa phương có số người mắc bệnh lớn nhất trên cả nước. Dịch bệnh đến đúng vào thời điểm mùa xuân, mùa lễ hội, đặc biệt ở đây hằng năm thu hút rất lớn lượng du khách trong nước đi lễ đền thờ Mẫu Tây Thiên. Ông Nguyễn Xuân Nhâm - Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc buồn bã:

Năm ngoái đường lên Tam Đảo tắc cả 2 chiều, mặc dù đường lên Tảm Đảo có 2 làn xe, còn năm nay thì thông thoáng. Nói hiện tượng đó để thấy rằng dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, đến thu nhập của người dân. Một số nơi có công văn gửi không nhận khách từ ngày 4/2, và các đoàn khách hủy chuyến, vậy là thiệt hại rất nhiều, mặc dù đây chỉ là điểm nội địa, nhưng phải chịu…

Còn tại Hà Nội, từ trước tới nay luôn là 1 trong những địa phương đi đầu trong hoạt động du lịch và thu hút lượng lớn khách trong nước cũng như quốc tế, nhưng theo ông Trần Trung Hiếu, PGĐ Sở Du lịch Hà Nội, do tác động dịch bệnh đã làm lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm rõ rệt:

Hiện nay thống kê có hơn 8000 đoàn hủy tour Outbound tập trung vào thị trường Trung Quốc, hơn 8000 lượt hủy với khách Inbound vào Hà Nội và trên 3000 lượt khách hủy tour đi tham dự các lễ hội trên địa bàn. 

Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát và có khả năng mất kiểm soát khi thế giới chưa tìm ra thuốc để điều trị căn bệnh này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Công điện số 396 chỉ đạo Tạm dừng tất cả các lễ hội, kể cả các lễ hội đã khai mạc tại các tỉnh đã công bố dịch; Tạm dừng mọi hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 

Lo lắng trước việc hoạt động du lịch bị ngưng trệ, thậm chí vừa qua, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã gửi kiến nghị tới Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh quy định tại Điểm 2 của Công điện này với mong muốn thay đổi tình trạng hoạt động ảm đạm của du lịch từ đầu năm…

Thế nhưng, theo nhận định của các chuyên gia Du lịch, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra đã tác động lớn đến quyết định của du khách trong việc tiếp tục hay huỷ kế hoạch đi du lịch. Và theo dự báo của giới chuyên gia, Du lịch Việt Nam có thể phải mất từ 6 đến 9 tháng mới có thể hồi phục sau khi thế giới và Việt Nam tuyên bố đã khống chế được căn bệnh này…

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

Góc chuyên gia: Trong diện cách ly nhưng không chấp hành, trái quy định pháp luật

Trong khi các ngành chức năng của Việt Nam đang dùng nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch COVID-19, thì ở một số địa phương lại xảy ra tình trạng một số người trong diện cách ly để phòng ngừa lây lan, nhưng lại bỏ trốn khỏi nơi cư trú, nơi cách ly. Thậm chí, có trường hợp từ Trung Quốc trở về trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 nhưng không khai báo với cơ quan chức năng, gây nên sự hoang mang, lo lắng cho cộng đồng.  

Để rộng đường dư luận, phóng viên Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty Luật Minh Bạch về vấn đề này. 

PV: Những người nằm trong diện phải cách ly y tế như đi qua nơi có dịch, hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh mà không báo cáo với cơ quan chức năng thì có vi phạm pháp luật hay không?

Luật sư Trần Tuấn Anh: Do tình hình phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, việc người dân đi qua nơi có dịch, hoặc tiếp xúc với người bệnh thì rất nguy hiểm và có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định pháp luật nào về xử lý những người như trên. Nếu những người này mà sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc có dấu hiệu bị nhiễm virus Corona mà vẫn cố tình che giấu thì sẽ bị xử phạt như sau:

Theo điểm a, khoản 2 điều 11 của Nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thì có quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng với một trong các hành vi sau, che giấu tình trạng bệnh của mình hay của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch. Tất nhiên là những người này khi bị phát hiện sẽ được tiến hành cách ly, theo dõi và điều trị theo quy định của pháp luật.

PV: Pháp luật Việt Nam hiện nay có chế tài như thế nào đối với những trường hợp nằm trong diện phải cách ly y tế nhưng không chấp hành, hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly? 

Luật sư Trần Tuấn Anh: Theo quy định của Bộ Y tế, dịch bệnh COVID-19 là dịch bệnh thuộc nhóm A, là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong. 

Do tính chất nguy hiểm của dịch bệnh này, nên việc người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải cách ly không tự nguyện chấp hành, hay bỏ trốn khỏi nơi cách ly sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 10 của nghị định 176/2013 với mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng khi có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. 

Ngoài ra, người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải cách ly mà không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly còn phải đối mặt với việc xử lý hình sự nếu có căn cứ người này lây nhiễm bệnh cho người khác. 

PV: Xin cảm ơn Luật sư!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //