Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhật ký phòng, chống COVID-19: Chất lượng không khí thay đổi thế nào?

Phóng viên - 15/04/2020 | 6:12 (GTM + 7)

Trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ngoài kết quả khả quan trong việc hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, còn ghi nhận các tác động nhất định đến tình trạng ô nhiễm môi trường nhức nhối diễn ra suốt những năm qua.

Các công nhân ở địa bàn tỉnh Tiền Giang đều chấp hành tốt việc phòng bệnh Covid-19
Các công nhân ở địa bàn tỉnh Tiền Giang đều chấp hành tốt việc phòng bệnh Covid-19

# Tính đến 14h ngày 14/4, toàn thế giới có hơn 1,9 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, gần 119.600 người tử vong. Mỹ và Italia là 2 quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, đều đã vượt qua mốc 20.000 người. 

# Sau trường hợp bệnh nhân thứ 22 tái dương tính với virus SARS-CoV-2, thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân xuất viện sau điều trị Covid-19.

# Hơn 80.000 công nhân ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chấp hành tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 như: đeo khẩu trang, khử trùng nơi làm việc…

# Ông Lưu Văn Thanh (Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) đã nộp đơn xin từ chức và viết thư công khai xin lỗi nhân dân sau khi quát tháo, chống đối khi bị yêu cầu dừng xe đo thân nhiệt tại chốt kiểm dịch Covid-19. 

Vào sáng 14/4, tại nhiều cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội có mật độ phương tiện lưu thông khá đông đúc dù vẫn đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội
Tại nhiều cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội có mật độ phương tiện lưu thông khá đông đúc dù vẫn đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội

# Ngày 14/4, nhiều cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội có mật độ phương tiện khá đông dù vẫn đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. 

# Trong quý 1, lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn ở mức cao, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

# Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý, để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế, các doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của EU về mặt hàng này.

Hiện đang có một lượng nông sản lớn tồn đọng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Hiện đang có một lượng nông sản lớn tồn đọng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

# Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh, để tập trung xử lý hết lượng hàng tồn đọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

# Trong 3 tháng đầu năm nay, lượng khách và doanh thu của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh liên tục sụt giảm từ 50% đến 60%. Hơn 20.000 người lao động trong các cơ sở lưu trú phải tạm ngừng hoặc nghỉ việc.

# Hàng trăm nghìn người đã đăng ký xin rút bảo hiểm xã hội một lần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tập trung chủ yếu tại Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…

# Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận gần 100 tỷ đồng tiền mặt và hiện vật ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19.

# Ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN trực tuyến, về ứng phó dịch bệnh Covid-19. Hội nghị cam kết chính trị ở cấp cao nhất về đoàn kết và hợp tác trong khối cũng như với các đối tác, khẳng định đây chính là sức mạnh giúp ASEAN chiến thắng đại dịch Covid-19. Tại hội nghị, Lãnh đạo nhiều nước đánh giá cao Việt Nam kịp thời hỗ trợ các nước kiểm soát dịch bệnh.

Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người 2 loại vắcxin phòng COVID-19
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người 2 loại vaccine phòng COVID-19

# Trung Quốc vừa cho phép thử nghiệm 2 loại vaccine điều trị Covid-19 trên cơ thể người. Những sản phẩm này do công ty dược phẩm Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh và Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán phối hợp sản xuất. 

# Chính phủ Tây Ban Nha bắt đầu dỡ bỏ một phần các biện pháp phong tỏa. Theo đó, khoảng 300.000 công nhân trong các lĩnh vực không thiết yếu sẽ được phép trở lại làm việc, tuy nhiên các quán bar, nhà hàng vẫn tiếp tục bị đóng cửa. 

# Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Mỹ vừa đặt mua 750.000 bộ thử SARS-CoV-2 từ Hàn Quốc để phân phối tới các cơ sở y tế. Mỹ là nước có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, đồng thời đang thiếu hụt các thiết bị y tế. 

Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội đến ngày 3/5
Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội đến ngày 3/5

# Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 3/5, đồng thời cảnh báo người dân nên cẩn thận về những điểm nóng Covid-19 mới có thể xuất hiện trên toàn quốc. 

# Singapore vừa ghi nhận thêm 386 ca mắc Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nâng tổng số ca nhiễm ở Singapore lên gần 3.000.

# Số bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi hoàn toàn tại Hàn Quốc tính đến ngày 14/4 là hơn 7.500 người, chiếm tỷ lệ trên 71%. Tới nay, gần 500.000 người tại Hàn Quốc được xét nghiệm virus SARS-CoV-2. 

# Philippines đang trở thành "điểm nóng" lớn nhất Đông Nam Á. Số ca mắc Covid-19 tại lên tới gần 5.000 trường hợp, trong đó hơn 300 người đã tử vong. 

Binh sỹ Malaysia đặt rào chắn để thực hiện Mệnh lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO) tại Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: TTXVN)
Binh sỹ Malaysia đặt rào chắn để thực hiện Mệnh lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO) tại Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: TTXVN)

# Từ ngày 15/4, tất cả các trường hợp vi phạm lệnh kiểm soát đi lại ở Malaysia sẽ phải hầu tòa. Những trường hợp vi phạm thể bị phạt tù đến 2 năm, nếu tái phạm mức phạt nâng lên 5 năm tù.

# Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ cung cấp các khoản viện trợ khẩn cấp cho 25 quốc gia nghèo nhất thế giới và dễ bị tổn thương nhất, trong đó phần lớn là các nước châu Phi, để giúp các nước này giảm nợ và đối phó tốt hơn với tác động của Covid-19.

# Theo Bộ Y tế Pháp dịch, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 14.967 người, hiện tổng số bệnh nhân nhập viện là 32.113 người. Tổng thống Pháp quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến 11/5.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, tổ chức đi học khi trường học an toàn
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, tổ chức đi học khi trường học an toàn (Ảnh: SGGP)

Sống chung với dịch

# Sau khi đã ban hành và triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu UBND thành phố cần xúc tiến xây dựng ngay một bộ tiêu chí an toàn trường học để chuẩn bị đón học sinh các cấp quay lại trường trong thời gian tới. Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo:

“Cần xây dựng bộ tiêu chí cho các trường phổ thông và các trường đại học để khi đi học trở lại thì vừa đảm bảo việc học vừa an toàn phòng chống dịch. Nên xây dựng các tiêu chí đến 30/4 là xong để các trường vận dụng chuẩn bị sẵn sàng. Nếu hết tháng 4/2020 điều kiện thuận lợi thì giữa tháng 5/2020 đi học với tâm thế là đã đáp ứng tiêu chí đi học an toàn trong điều kiện ở TP có người bị nhiễm, có nguy cơ nguy hiểm nhưng chúng ta ngăn chặn được”.

Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM được giao chịu trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá an toàn cho các trường học, các cấp học phổ thông cũng như mầm non trên địa bàn. Còn các trường đại học thì cần phối hợp với Thành phố xây dựng các tiêu chí an toàn để đảm bảo cho việc đi học trở lại với quy mô lớn.  

Lực lượng chức năng túc trực tại vị trí chốt ra vào thôn Hạ Lôi, khu vực này đã bị phong tỏa từ 7-4 đến nay (Ảnh: tuoitre)
Lực lượng chức năng túc trực tại vị trí chốt ra vào thôn Hạ Lôi, khu vực này đã bị phong tỏa từ 7/4 đến nay (Ảnh: tuoitre)

# Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, dịch COVID-19 vẫn đang được TP kiểm soát tốt. Tuy nhiên, ổ dịch tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) hiện đang vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải được tổ chức phong tỏa và xử lý giống như bệnh viện Bạch Mai trước đây, ưu tiên hàng đầu là rà soát, xét nghiệm tất cả các đối tượng liên quan, công tác cách ly phải được tổ chức nghiêm ngặt, hướng dẫn từng người dân, từng hộ gia đình nắm rõ. Ông Chung nêu rõ:

“Liên quan đến thôn Hạ Lôi, đây là biện pháp phong tỏa và thực hiện như thiết quân luật chứ không phải cách ly. Tức là nhà nào ở nhà đó, trong nhà cũng phải tổ chức cách ly mọi người với nhau chứ không phải vẫn sống cộng đồng và khi ăn cũng phải có người ăn trước, người ăn sau. Còn khi ở cố gắng cũng không giao tiếp nhiều, mỗi gia đình 1 ngày có 1 người ra và chéo nhau”.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, bên cạnh việc kiểm soát dịch phải đi kèm với xác định ca bệnh F0 để phục việc nghiên cứu phòng ngừa sau này. Bởi công tác phòng ngừa dịch COVID-19 có thể kéo dài đến hết năm nay.

Việc người dân hạn chế ra đường, các phương tiện giao thông cũng như nhiều nhà máy sản xuất tạm ngưng hoạt động đã khiến chất lượng không khí thay đổi rõ rệt (Ảnh: TTXVN)
Việc người dân hạn chế ra đường, các phương tiện giao thông cũng như nhiều nhà máy sản xuất tạm ngưng hoạt động đã khiến chất lượng không khí thay đổi rõ rệt (Ảnh: TTXVN)

Chất lượng không khí thay đổi thế nào từ ảnh hưởng dịch COVID-19?

Trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài kết quả khả quan trong việc hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, còn ghi nhận các tác động nhất định đến tình trạng ô nhiễm môi trường nhức nhối diễn ra suốt những năm qua. Vậy, “chất lượng không khí thay đổi thế nào từ ảnh hưởng dịch Covid?”.

Ô nhiễm không khí từ lâu đã trở thành vấn đề của toàn cầu, nhất là tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tình trạng này liên tục được báo động qua từng năm. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2013-2019, ô nhiễm không khí tại 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM có xu hướng gia tăng với các cấp báo động, đặc biệt là các thông số bụi mịn (tức là bụi PM 2.5) cực kỳ nguy hại cho sức khỏe cư dân đô thị.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc người dân hạn chế ra đường, các phương tiện giao thông cũng như nhiều nhà máy sản xuất tạm ngưng hoạt động đã khiến chất lượng không khí thay đổi rõ rệt. Cụ thể, so với 2 tháng đầu năm, tháng 3/2020, mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã giảm hơn, riêng các đô thị khác thì duy trì ở mức tốt và trung bình.

Đây là công bố dựa trên số liệu kết quả quan trắc của 6 trạm quan trắc không khí tự động liên tục tại Hà Nội, Việt Trì, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa do Tổng cục Môi trường quản lý; 10 trạm (tại Hà Nội) do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội quản lý; 2 trạm tại Hà Nội, TP.HCM của Đại sứ quán Mỹ. Lúc này, người dân đô thị dễ dàng cảm nhận bầu không khí đã trong lành hơn rất nhiều:

"Thì bây giờ ở nhà phòng dịch, chống Covid-19 rồi đó. Ở đây không khí cũng trong lành. Lo thì mình tập thể dục bảo vệ sức khỏe" 

"Sáng hay xế chiều cũng đi thể dục thể thao, cải thiện sức đề kháng. Cũng xem xét vấn đề hạn chế ra đường".

"Mấy ngày nay thì ok, vì dân chúng ít ra đường nên thấy không khí trong lành. Tốt nhất ra đường cứ bịt khẩu trang, không dịch bệnh cũng như dịch bệnh".

Tình trạng ô nhiễm không khí có giảm, song vẫn còn diễn ra khá phổ biến tùy thời điểm tại khu vực nội thành Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn khác.

Tình trạng ô nhiễm không khí có giảm, song vẫn còn diễn ra khá phổ biến tùy thời điểm tại khu vực nội thành Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn khác
Tình trạng ô nhiễm không khí có giảm, song vẫn còn diễn ra khá phổ biến tùy thời điểm tại khu vực nội thành Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn khác

Vì vậy, người dân cần bảo vệ sức khỏe bằng nhiều cách nếu ra ngoài trong trường hợp bức thiết như đeo khẩu trang, kính mắt, đồng thời có thể trang bị thêm máy lọc không khí, trồng nhiều cây xanh quanh nhà để cải thiện môi trường sống. TS BS Nguyễn Như Vinh - Trưởng Khoa Thăm dò chức năng hô hấp - BV Đại học Y dược TP HCM lưu ý người dân không nên chủ quan:

"Quá trình tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người diễn tiến trong thời gian tương đối dài, ảnh hưởng rất nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể con người. Ví dụ hệ hô hấp, hệ tim mạch, các bệnh lý ngoài da, một số trường hợp sẽ dẫn đến ung thư như ung thư phổi hay một số loại ung thư khác. Và nếu như chúng ta sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài, nhiều bệnh lý mạn tính có thể xuất hiện".

Ngoài những bệnh lý thông thường ô nhiễm không khí gây ra, việc người dân bất chấp khuyến cáo của Chính phủ, cơ quan y tế để tận dụng thời điểm này ra ngoài tập thể dục, tản bộ là không nên. Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 gia tăng, làm cho công sức cả xã hội ngăn dịch sẽ đổ bể. Do đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung khẳng định:

"Tôi yêu cầu tất cả các công viên vui chơi, giải trí đều đóng cửa. Yêu cầu mọi người không đi vào, phải ở nhà. Nếu chúng ta qua được 15 ngày này thì nguy cơ lây nhiễm giảm đi rất nhiều, nếu 10% dân số không thực hiện thì nó cũng đổ bể kế hoạch, Chỉ thị của Thủ tướng".

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, phải xem việc chống đại dịch Covid-19 là cuộc chiến lâu dài và sẽ có các biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ sức khỏe người dân cả nước, duy trì thành quả đạt được trong việc thực hiện giãn cách xã hội suốt thời gian qua.

Nhìn rộng hơn trên thế giới, các quốc gia nghiêm túc, quyết liệt thực hiện giãn các xã hội đã kiểm soát tốt hơn dịch Covid 19, đồng thời, giúp môi trường thay đổi theo hướng tích cực. Không chỉ riêng Pháp, Tây Ban Nha và Ý… mà nhiều nước khác cũng ghi nhận chất lượng không khí tốt hơn, mức độ ô nhiễm giảm rõ rệt.

Điển hình như Ấn Độ - quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao ngất ngưỡng trên thế giới, sau lệnh phong tỏa toàn đất nước, đến nay, người dân nơi này lần đầu tiên sửng sốt nhìn thấy dãy Himalayas từ nhà của mình sau 30 năm bị che mờ bởi lớp khói bụi trắng đục.

Sự thay đổi rõ rệt của chất lượng không khí nói riêng, môi trường nói chung trong thời gian ngắn đã chứng minh việc kiểm soát ô nhiễm hoàn toàn là có thể, nếu có giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ các cơ quan hữu quan, cũng như ý thức, trách nhiệm của cộng đồng.

Ngay bây giờ, kế hoạch tái thiết nền kinh tế đất nước sau khi đẩy lùi dịch bệnh rất cần được tính toán kèm theo các tác động đến môi trường. Đó là chìa khóa để giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí vẫn lửng lơ trong suốt những năm qua.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã khẳng định là các loại virus lây nhiễm qua đường hô hấp thì hầu hết không lây qua đường truyền máu (Ảnh: TTXVN)
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã khẳng định là các loại virus lây nhiễm qua đường hô hấp thì hầu hết không lây qua đường truyền máu (Ảnh: TTXVN)

Góc chuyên gia: Đi hiến máu mùa dịch: Làm thế nào để hiệu quả nhất?

Do lượng máu dự trữ để phục vụ công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện đang còn rất ít. Trong khi đó, người đến hiến máu tình nguyện thời gian qua giảm tới 60% so với trước đây. Trước tình trạng này, các bệnh kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng, tham gia hiến máu cứu người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn là nếu tham gia hiến máu nhân đạo trong mùa dịch có an toàn không và làm thế nào để có được hiệu quả tốt nhất?

Đây cũng là trao đổi giữa PV VOVGT và Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Mạnh Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Trưởng Khoa Vận động hiến máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

PV: Trong thời gian cao điểm về phòng chống dịch Covid 19 như hiện nay, người tình nguyện hiến máu cần lưu ý những thông tin gì? 

TS.BS Ngô Mạnh Quân: Chúng tôi luôn mong ngày nào cũng là ngày hội hiến máu, song quan trọng hơn là chúng ta biến việc hiến máu trở nên hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Tức là chúng ta hiến máu dựa theo nhu cầu của người bệnh.

Vì vậy, chúng tôi mong rằng cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia phong trào hiến máu nhưng cũng theo dõi các kênh thông tin để biết rằng ở bệnh viện mình hiến máu, ngày hôm đấy họ cần nhóm máu nào là chính.

Bởi chúng ta biết là máu, cùng như các chế phẩm đặc biệt thì thời hạn dự trữ rất ngắn. Như hồng cầu chỉ dự trữ được 42 ngày, tiểu cầu thì 3-5 ngày, mà không dùng thì sự lãng phí rất lớn. 

PV: Bên cạnh việc hiến máu thì việc hiến tiểu cầu cũng đang được khuyến khích. Vậy tiểu cầu có ý nghĩa như thế nào trong điều trị bệnh và người hiến tiểu cầu cần chú ý gì?

TS.BS Ngô Mạnh Quân: Tiểu cầu là một chế phẩm đặc biệt vì giúp cho những trường hợp rối loạn truyền máu, đông cầm máu. Ở nhiều nước thì nhu cầu về tiểu cầu rất cao, như Nhật chẳng hạn vì họ còn sử dụng cho các bệnh lý về ung thư. 

Tiểu cầu thông thường được tách từ những bịch máu toàn phần, nhưng không bao giờ đủ cho điều trị. Thế nên chúng tôi vận động những người hiến máu từng phần, tức là dùng hệ thống máu hiện đại để tách tế bào máu, giữ lại tiểu cầu để chữa cho người bệnh.

Bởi vì chế phẩm tiểu cầu như thế này chỉ bảo quản tử 3-5 ngày, nếu không dùng hoặc bảo quản không đúng cách thì nó cũng hỏng. Vì vậy chúng tôi vận động những người từng hiến máu thì trở thành những người hiến tiểu cầu. 

Trước đấy bao giờ chúng tôi cũng khám và xét nghiệm lượng tiểu cầu đủ thì mới tiến hành lấy. Với hiến máu toàn phần thì người hiến trên 42kg với nữ và 45 kg với nam. Nhưng với tiểu cầu tách ra và các thể tích máu đòi hỏi thì chúng tôi áp dụng ngưỡng an toàn, tức là chọn người hiến máu trên 55kg và đủ lượng tiểu cầu thì mới cho tách. 

PV: Nhiều người dân có bày tỏ lo lắng về nguy cơ mắc Covid-19 khi đến các điểm hiến máu. Vậy bác sĩ có lời khuyên gì về vấn đề này?  

TS.BS Ngô Mạnh Quân: Thời gian vừa qua thì người dân rất quan tâm đến việc lây nhiễm SarCov2. Một là có lây giữa người hiến máu khi đến điểm hiến máu hay không? Thứ 2 là cán bộ y tế có phải trung gian truyền nhiễm giữa người hiến máu với nhau hay không? Thứ 3 là người hiến có thì có thể lây cho người bệnh hay không? 

Về những vấn đề này chúng tôi đã nhiều lần khẳng định là vẫn chưa tìm được bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 lây nhiễm qua đường truyền máu. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã khẳng định là các loại virus lây nhiễm qua đường hô hấp thì hầu hết không lây qua đường truyền máu. Vậy nên chúng ta có thể yên tâm cho người hiến máu. 

Còn với nhân viên thì phải được trang bị các biện pháp phòng hộ tốt nhất để tự phòng cho chính mình và không lây sang người hiến máu. Thứ 3 là bao giờ chúng tôi cũng khuyến cáo người hiến máu trước khi đến các điểm hiến máu thì có đủ thông tin về phòng bệnh, về tiền sử đi lại, tiếp xúc của mình. Nếu có bất kỳ biểu hiện không ổn thì không đến điểm hiến máu nữa.

Tại điểm hiến máu thì chúng tôi cũng nhắc lại một lần nữa, thực hiện các tờ kê khai để giám sát dịch tễ và đo thân nhiệt người hiến máu 3 lần. Trong suốt quá trình vừa qua, chúng tôi cũng thấy người hiến máu cũng khá yên tâm trước công tác chủ động phòng hộ Covid-19 qua việc đến các điểm hiến máu. 

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //