Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhà ống: Ẩn họa cháy, nổ khôn lường

Phóng viên - 02/09/2020 | 16:03 (GTM + 7)

Đa phần các thiết kế nhà tại đô thị hiện nay đều là nhà hình ống khép kín. Thiết kế này vô tình đã đẩy chính những người dân sống trong nhà vào nguy hiểm khi hỏa hoạn xảy ra. Đây thực sự là nỗi lo thường trực bởi nhà dạng hình ống thường chỉ có một lối đi

Những vụ cháy ở nhà dân gần đây tại Hà Nội cho thấy, hầu hết những ngôi nhà xây dạng ống luôn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra hỏa hoạn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, tuy nhiên yếu tố lớn nhất vẫn là sự chủ quan và thiếu ý thức của con người đối với công tác PCCC. Những vụ cháy ở nhà dân gần đây nhất tại Hà Nội cho thấy, hầu hết những ngôi nhà xây dạng ống luôn tiềm ẩn nguy cơ cao, khiến nạn nhân tử vong khi đang ngủ trong nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.

Còn nhớ, một vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra tại phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào rạng sáng ngày 19/7/2017, khiến 2 người tử vong. Hay vào  rạng sáng ngày 13/7/2017, tại một ngôi nhà 4 tầng (thuộc ngõ 205, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã xảy ra một vụ hỏa hoạn khiến 4 người trong 1 gia đình tử vong (gồm 2 vợ chồng và 2 người con).

Đau lòng là trong những vụ cháy khủng khiếp này, nhiều cư dân quanh nhà nạn nhân đã bất lực trước việc cứu người ra khỏi khói lửa bởi cửa chính ngôi nhà bị nhiều lớp cửa khóa chặt, toàn bộ mặt tiền các tầng trên được hàn khung lồng thép kiên cố khiến người ở ngoài không thể nào vào bên trong để cứu người.

Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của một số người dân khi chứng kiến những vụ hỏa hoạn này:

"Nhà làm dạng ống rồi khóa hết cửa nguy hiểm lắm. Nhìn thấy mà không cứu được. Người dân xung quanh cũng chạy ra dập lửa, nhưng không cứu nổi được. Rồi dùng xà beng cậy cửa ở dưới nhưng cháy từ dưới lên không vào cứu được. Khoảng 15 - 20 phút sau cứu hỏa đến có kìm cắt sắt, họ cắt ra mới cứu được".

"Lúc ấy chịu, không phá cửa vào được, chỉ biết là đang làm thì mọi người kêu cháy ầm lên, bên trong mọi người khênh đồ ra. Nửa tiếng sau thì xe cứu hỏa đến. Đầu tiên cháy nhỏ nhưng sau cứ bốc dần lên rất to. Từ lúc cháy đến lúc tắt phải tầm 2 tiếng".

Liên quan đến tình hình cháy nổ xảy ra với loại hình nhà ở (đặc biệt là dạng nhà ống), Đại úy Nguyễn Đức Thắng – Phó trưởng Công an Q. Ba Đình (Hà Nội) cho biết: hiện nay, các gia đình kết hợp nhà ở và kinh doanh hoặc các chủ cơ sở kho xưởng vẫn chưa nhận thức sâu sắc việc cháy, nổ nên còn cẩu thả trong việc trang bị các thiết bị PCCC.

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ hỏa hoạn khôn lường. Bên cạnh đó, chính những thiết kế nhà theo dạng hình ống cũng gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng PCCC trong công tác cứu hỏa:

"Nhà hình ống thường có một lối đi, khó thoát hiểm, thiết kế thường chỉ có 1 cầu thang, khi cháy khói sẽ lan nhanh ra các tầng trên. Ngoài ra do lo ngại bị đột nhập nên chủ nhà thường xây kín đáo và khóa cửa nhiều lớp nên khi có sự cố hỏa hoạn thường không có lối thoát hiểm khẩn cấp hoặc dự phòng", Đại úy Nguyễn Đức Thắng nói.

Từ thực tế nêu trên, lực lượng Cảnh sát PCCC khuyến cáo, người dân sống tại các nhà ống ở thành thị nên chủ động mở các lối thoát hiểm ở ban công, không nên bịt kín. Các gia đình nên lắp đặt các thiết bị báo cháy trong nhà để phát hiện vụ cháy sớm nhất, bởi đa phần các vụ cháy vào ban đêm, người dân chỉ phát hiện ra khi thấy hơi nóng và khói bốc lên phòng ngủ.

Đại úy Nguyễn Đức Thắng – Phó trưởng Công an Q. Ba Đình (Hà Nội) cũng lưu ý, các nhà dân liền kề nên bàn bạc với nhau để tạo ra các lối thoát hiểm thông thoáng ở ban công từ nhà này sang nhà khác, đề phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn, có thể trợ giúp nhau.

Với những ngôi nhà ống thì nên có ban công thoát hiểm (lớn hay nhỏ tùy theo điều kiện của mỗi nhà) và lắp cửa chống cháy lối ra ban công để ngăn lửa và khói từ trong nhà ra ban công, có thể cả cửa từ cầu thang vào các phòng cũng lắp cửa chống cháy.

Đại úy Nguyễn Đức Thắng nói: "Người dân sinh sống trong nhà ống tại các thành phố cũng cần lưu ý đến quá trình thiết kế các công trình dân sinh. Dù là nhà ở hay cửa hàng đều phải có cửa thoát nạn, nếu có điều kiện thì có cửa ở cả hai đầu nhà là tốt nhất, còn lại đa số các nhà chỉ có một phía trước thì cửa phải thiết kế thế nào để người trong nhà có thể mở thoát ra nhanh nhất".

Bên cạnh đó, khi xảy ra hỏa hoạn người dân phải bình tĩnh bịt mũi thoát khỏi đám cháy theo cách khom thấp người nhất có thể. Trong trường hợp không thể thoát khỏi đám cháy thì nhanh chóng vào phòng gần nhất đóng kín cửa lại, đồng thời bịt các khe cửa không để khói lọt vào phòng. Đặc biệt, nhanh chóng gọi lực lượng cứu hỏa theo số 114 để lực lượng cứu nạn tiếp cận nhanh nhất.

Một số thông tin cập nhật về công tác PCCC của lực lượng chức năng trong tuần vừa qua:

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC trong thời điểm tháng 7 âm lịch, thời điểm diễn ra nhiều các hoạt động cúng lễ, thắp hương đốt vàng mã, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa tăng cường các biện pháp tuyên truyền đảm bảo an toàn PCCC đến từng hộ dân, cùng các cơ sở, cơ quan, doanh nghiệp và các khu vực thờ tự, đình chùa.

Công an Q. Thanh Xuân cũng yêu cầu 11 UBND Phường trên địa bàn rà soát, củng cố, bổ sung lực lượng PCCC tại chỗ; chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, huấn luyện về PCCC; tích cực trang bị phương tiện PCCC tại chỗ để xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ xảy ra; không để cháy to, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Khoảng 16h30 chiều 25/8, một vụ nổ lớn xảy ra tại xưởng cơ khí ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội làm một người tử vong, một người bị thương nặng. Theo các nhân chứng tại hiện trường, khi 2 công nhân đang hàn sắt, thì bất ngờ bình gas phát nổ. Nhận được thông tin, lực lượng chức năng huyện Đông Anh đã có mặt tại hiện trường cứu nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //