Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguồn nước ĐBSCL (Bài 2): Chủ động để không phụ thuộc

Phóng viên - 10/03/2020 | 14:17 (GTM + 7)

Tính đến thời điểm hiện tại, hạn, mặn vẫn đang tiếp tục bủa vây ĐBSCL; đáng chú ý, theo thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 6 - 15/3, xâm nhập mặn sẽ bước vào đợt cao điểm mới và đạt mức đỉnh từ 11-13/3.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nhiều người dân ở ĐBSCL nhận định, khô hạn năm nay rất khốc liệt.

Đảm bảo nguồn nước

Tính đến sáng ngày 06/3/2020, đã có 5 tỉnh ở ĐBSCL công bố tình trạng khẩn cấp về hạn, mặn gồm: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An. Tình trạng khẩn cấp cũng được thông tin chi tiết qua các số liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, theo đó, miền Tây đã có khoảng 20.000 ha lúa bị mất trắng do thiếu nước tưới tiêu, diện tích này bằng khoảng 7% so với năm 2016.

Điều đáng nói, nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó về cả thời gian xâm nhập lẫn độ mặn đo được trên các sông…

Sớm nhận biết được mức độ nghiêm trọng và diễn biến thất thường của hạn, mặn năm nay, các địa phương đã lần lượt công bố tình huống khẩn cấp để chủ động ứng phó. Trong đó chú trọng đảm bảo nguồn nước cho người dân bằng nhiều giải pháp khác nhau. 

Tại tỉnh Hậu Giang, nồng độ mặn tại nhiều sông, rạch trong những ngày qua đã giảm, tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn ở mức hơn 10%. Nắm bắt được thông tin dự báo, gần 2 tháng trước khi nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch trên địa bàn, người dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã khẩn trương gia cố bờ bao, cống đập quanh vườn, ruộng của mình để tích trữ nước ngọt trong các mương.

Ông Nguyễn Văn Vinh- nông dân ấp Thành Viên xã Tân Phước Hưng cho biết: Nhờ chủ động tích trữ nước ngọt đầy ắp trong các mương vườn nên ở thời điểm hiện tại, gia đình ông vẫn đủ nước tưới cho khoảng 1ha sầu riêng và măng cụt cho đến đầu mùa mưa.

“Dự báo năm nay xâm nhập mặn nó nhiều đó nên tôi cũng kiên cố các đập lại để giữ nước ngọt lại để tưới trong mùa khô nó không ảnh hưởng cho cây bởi nếu để nước mặn vô thì sẽ hư cây rụng lá rồi rụng trái nữa, cho nên mình phải dự định trước cho nó bảo đảm hơn. Mình đắp các đập cho cao lên, còn cống thì mình bỏ nắp trong và nắp ngoài hết không cho nước vô nước ra. Chắc đủ nước tưới cho tới mùa mưa vì thấy lượng nước mình dự trữ cũng nhiều.”

Cũng liên quan đến công tác đảm bảo nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt, ông Trần Văn Tuấn-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết: Bên cạnh việc vận động người dân tiến hành đóng các bọng, gia cố đê bao của hộ gia đình để trữ nước ngọt, thời gian qua, địa phương cũng đã chủ động theo dõi nồng độ mặn hàng ngày để kịp thời đóng cống khi cần thiết.

Tuy nhiên, nếu như trước đây, nước mặn xâm nhập chủ yếu từ biển Đông thì hiện nay nước mặn đang có xu hướng xâm nhập từ biển Tây với nồng độ dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới. Chính vì vậy, địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo nguồn nước ngọt cho người dân phục vụ sản xuất:

Hiện nay chúng tôi cũng đang thực hiện các mặt công tác như đắp thêm các đập ngăn mặn thời vụ, rồi vận động đắp các đập của hộ cá nhân để tích trữ nước ngọt. Song song đó cũng kiến nghị với tỉnh tu sửa lại các trạm cấp nước để phục vụ tốt cho bà con”.

Các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp để ngăn nước mặn, trữ nước ngọt

Triển khai nhiều biện pháp ngăn nước mặt, trữ nước ngọt

Để bảo vệ gần 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ triều biển Tây, ngoài huyện Phụng Hiệp, các địa phương còn lại trong tỉnh Hậu Giang cũng đang tích cực triển khai các biện pháp để ngăn nước mặn, trữ nước ngọt.

Huyện Long Mỹ đã xuống các cống, đấp hơn 40 đập thời vụ và đang tiếp tục triển khai đắp gần 30 thời vụ giai đoạn 2. Riêng thành phố Vị Thanh, đã đóng 26 cống hở dọc theo tuyến sông Nước Đục và sông Cái Lớn.

Với các địa phương chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn từ triều biển Đông như huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy người dân cũng đã trữ nước trong các vườn cây ăn trái và đắp các nắp cống.

Tỉnh Hậu Giang cũng đã thành lập 5 tổ công nhân quản lý cống với 39 công nhân trực tiếp quản lý vận hành 100 cống hở, 11 cống tròn thuộc hệ thống các công trình thủy lợi khi mặn xâm nhập, đảm bảo ngăn mặn hiệu quả. Ông Lữ Văn Hùng- Ủy viên Trung ương Đảng- Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết:

“Đối với các cống, các đập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giáp với các tỉnh bạn hoặc những con sông nước biển vào đã có chỉ đạo làm sao không để thiệt hại đối với người dân ở khu vực các vùng bị xâm nhập mặn. Việc thứ 2 đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn theo dõi hàng ngày đối với độ mặn trên các khu vực tỉnh đã chỉ đạo. Thứ 3 là lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm để làm sao có thông báo kịp thời cho bà con để biết để làm sao vừa nhà nước lo rồi nhưng mà người dân cũng phải biết để bảo vệ mùa màng của mình, chứ không trông chờ nhà nước không”.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hiện nay, toàn bộ hệ thống cống lớn điều tiết nước trên địa bàn đã đóng nên mặn không thể xâm nhập sâu vào điểm lấy nước.

Độ mặn ở các điểm lấy nước vẫn đang duy trì ở mức dưới 0,3 phần ngàn, đúng theo tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 2017, công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đã đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc, cảnh báo tự động thông tin chất lượng nguồn nước đặt tại các điểm lấy nước.

03 thông số chính gồm: độ PH, độ mặn và độ đục sẽ được cập nhật liên tục 05 phút 1 lần nhằm theo dõi kịp thời diễn biến hạn mặn. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Giám đốc công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang cho biết: 

Tỉnh đã chỉ đạo hệ thống cống được hoàn chỉnh hơn, hai nữa là đã có những giếng khoan dự phòng để phục vụ trong mùa hạn mặn, đây là kế hoạch đã chuẩn bị từ trước để đảm bảo nguồn nước cấp cho TP Rạch Giá . Bên cạnh đó cũng khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm.

Rút kinh nghiệm về mức độ ảnh hưởng của hạn, mặn năm 2016, địa bàn TP. Rạch Giá được đầu tư thêm 01 nhà máy nước Nam Rạch Giá, công suất trên 15 ngàn m3/ ngày đêm, nâng công suất cấp nước toàn địa bàn và 01 phần huyện Hòn Đất lên khoảng 70 ngàn m3/ ngày đêm.

Trong tình huống xấu nhất, 20 giếng khoan dự phòng, tổng công suất 25 ngàn m3/ ngày đêm cũng được vận hành để bổ sung nguồn nước phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài địa bàn TP. Rạch Giá, khu vực sử dụng nước của công ty cấp thoát nước Kiên Giang gồm: Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, An Biên và An Minh cơ bản đủ nước sinh hoạt. Với tổng công suất cung ứng là 115 ngàn m3/ ngày đêm.

Các hồ chứa nước lớn cũng đang trong tình trạng đạt ngưỡng tối đa và được theo dõi, lấy nước bổ sung thường xuyên. Liên quan đến vấn đề này, ông Mai Minh Luân, Trưởng Phòng phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, Sở xây dựng Kiên Giang thông tin: 

Gồm có 13 hệ thống cấp nước cho 14 đô thị hiện trạng, 6 hệ thống cấp nước cho các đô thị dự kiến thành phần đến năm 2020 và 4 hệ thống cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chức năng đô thị. Trong chương trình cấp nước an toàn thì tổng công suất hệ thống dự phòng để phục vụ hạn mặn trên TP RG là 25 ngàn m3/ngày đêm.

Túi chứa nước "khổng lồ" - một trong những giải pháp giúp người dân trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn.

Nâng cao nhận thức, người dân "tự cứu mình"

Bên cạnh những giải pháp công trình, đắp các đập thời vụ, kiểm soát chặt chẽ việc vận hành các công ngăn mặn, thì việc trữ nước “tự cứu mình” cũng là một trong những giải pháp được khuyến khích tại ĐBSCL. Theo đó, giúp bà con nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên nước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Thống kê trong 15 năm gần đây, có 8 năm liền từ 2003 đến năm 2010 lũ dưới trung bình và nhỏ, 8 năm liền dòng chảy kiệt dưới trung bình, điều này góp phần khiến hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn sâu.

Ông Hoàng Việt, Điều phối viên Chương trình nước và Biến đổi khí hậu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam cho rằng, trong điều kiện lượng nước giảm, thì việc nâng cao ý thức về khai thác, sử dụng nước hợp lý của người dân nơi đây cần được chú trọng nhiều hơn:

Chúng tôi có dự án để giúp người dân nhận thức được vấn đề "nước không phải là vô hạn". Chất lượng nước đang có vấn đề, để mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn môi trường nguồn nước xung quanh chúng ta. Tôi mong muốn, các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội phải được tham gia quá trình giám sát, kiểm soát vấn đề sử dụng, quản lý nguồn nước ở ĐBSCL.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Hà Lan cho thấy, những năm qua lượng nước đổ về ĐBSCL ngày càng giảm. Tổng lượng nước mất đi hơn 30 tỉ m3 mỗi năm, vì thế phải có giải pháp trữ nước kịp thời để không lãng phí lớn nguồn tài nguyên nước.

Theo Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Tăng Đức Thắng: Giải pháp công trình cần thực hiện đồng thời với phi công trình để phát huy tác dụng “kép” trong việc trữ nước ngọt trên kênh rạch và nội đồng tại 4 vùng: Đồng Tháp Mười; vùng giữa sông Tiền và sông Hậu; vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Bán đảo Cà Mau:

Việc đầu tiên là phải kiểm soát mặn rất chặt chẽ, nhất là phải ngăn mặn kịp thời, tích trữ nước tối đa trên hệ thống kênh rạch. Đặc biệt từ đầu mùa khô là phải tích. Ba nữa là củng cố bờ bao ngăn mặn, nạo vét kênh mương , khơi thông dòng chảy, thì chuyện này chúng ta phải làm thường xuyên. Đối với hệ thống ngọt hóa, thì cần tăng cường nhồi nước, nhưng mà nhồi nước thì có nghĩa là chúng ta phải vận hành rất chặt chẽ để nhồi nước một chiều vào cho phần phía dưới hệ thống, nếu không sẽ thiếu nước.

Là một trong những địa phương chịu tác động lớn từ hạn, mặn, mỗi năm cứ vào mùa hạn, người dân Bến Tre lại lao đao với câu chuyện thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nhận biết được tầm quan trọng của việc dự trữ tài nguyên nước, lãnh đạo Tỉnh đã yêu cầu các địa phương tranh thủ những đợt mưa cuối mùa để trữ nước mưa sử dụng những tháng mùa khô.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Chủ động trữ nước ở Bến Tre bước đầu trở thành một cuộc vận động với phương châm “Tự cứu mình”:

Lượng nước mưa, nước ngọt sẽ bị khan hiếm. Chúng tôi có khuyến cáo người dân trong sản xuất tập trung trữ nước mưa, trữ nước ngọt, trữ trong hệ thống thủy lợi, nhất là các nhà máy nước ngọt của tỉnh Bến Tre, cho đời sống nhân dân, cho sản xuất. Và người dân có ý thức, có tinh thần trữ nước ngọt, nước mưa.

Theo một nghiên cứu do PGS-TS Vũ Văn Nghị, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM làm chủ nhiệm, trong 7 năm (từ năm 2007 đến năm 2015), mỗi năm nhu cầu sử dụng nước ở ĐBSCL tăng 1 tỉ m3, trong khi lượng nước tự nhiên lại giảm từ 3 tỉ rưỡi đến 4 tỉ rưỡi m3; và dự báo, nhu cầu sử dụng nước của toàn vùng năm 2030 là khoảng 28 tỉ m3, như vậy sẽ thiếu 5 tỉ m3; năm 2050 cần khoảng 50 tỉ m3, thiếu 5 tỉ rưỡi m3 nước.

Vì thế bên cạnh các giải pháp công trình đã được thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả thì việc nâng cao nhận thức người dân, giúp bà con chủ động trong việc dự trữ nước ngọt cho ĐBSCL là điều rất cần thiết để cùng tiết kiệm và cùng chia sẻ nguồn tài nguyên trong chiến lược phát triển KT-XH mà không phải phụ thuộc vào thượng nguồn.

--- 

Bài 3: Bên cạnh chiến lược quốc gia cần có sự hợp tác quốc tế

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //