Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người trồng hoa Sài Gòn: Vẫn sợ ham rẻ mà 'vô tâm'

Phóng viên - 22/01/2021 | 9:45 (GTM + 7)

Nếu đến vùng ngoại thành của Sài Gòn vào thời điểm này, bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng hoa nằm khiêm tốn sau những tòa nhà chung cư chọc trời đang vào vụ. Một năm chịu nhiều biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh, người trồng hoa Sài Gòn c

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa - Trọng Nhân

Những ngày đầu năm 2021, mới sáng sớm, trời Sài Gòn đã mưa lắc rắc. Không giống như mọi năm, mưa trái mùa làm cho người trồng hoa đứng ngồi không yên. Những chậu hoa dừa cạn mặc dù được che chắn cẩn thận nhưng cũng không tránh khỏi sâu bệnh do thay đổi độ ẩm.

Nhiều nhà vườn ở làng hoa nằm sâu trong con hẻm đường Lê Thị Riêng, quận 12 chủ động giảm sản lượng, cố công chăm tưới, cắt tỉa, bởi họ lo lắng người tiêu dùng khó thông cảm và vẫn trả giá một cách vô tâm.

“Nông dân thì lúc nào cũng vậy rồi, vất vả. Có ai dám làm nhiều đâu. Tình hình này 10 người thì người ta làm có 5 người còn người ta bỏ nghề hết, có dám làm đâu.

“Làm cây bông ra bao nhiêu tháng trời cực khổ. Cây bông ra vậy chứ ba bốn tháng mấy công đoạn chứ có phải một hai công đoạn đâu mà trồng lên cái nó nở. Phải chăm sóc, thuốc men, phân bón.”

“Nhiều người đi xe hơi, bước xuống xe, cầm cái giỏ trả giá, nghe bực bội…  Đi vô mới biết người ta làm cực khổ thế nào.”

Ông Trịnh Hữu Đức, phường Thới An có 30 năm trong nghề trồng hoa cho biết, ông phát hoang mảnh đất dự án ở khu đất trống để trồng hoa cúc, mào gà, thạch thảo... Ngày chăm, đêm tưới nước, cực nhọc với hơn 5.000 chậu hoa là vậy nhưng năm nay khó lường trước được thị trường: “Cái đó mình chưa biết được. Bây giờ mình làm, cứ làm thôi. Tới đâu hay tới đó.
Mình yêu nghề thôi, không yêu làm không được. Vì sao, vì làm cái này nó cần cù dữ lắm.

Tết là mùa làm ăn của người trồng hoa. Mặc dù đã cận Tết, nhưng đa số các nhà vườn tại đây vẫn chưa nhận được đặt cọc mua hoa. Tháng 9 và tháng 10 âm lịch, người dân bắt đầu làm đất, lựa giống giăng đèn và ngắt nụ hoa.

Vừa làm, vừa trông ngóng thời tiết.

Một năm chịu nhiều biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh, người trồng hoa Sài Gòn cũng không khỏi khấp khởi lo âu.
Một năm chịu nhiều biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh, người trồng hoa Sài Gòn cũng không khỏi khấp khởi lo âu - Ảnh Trọng Nhân

Vào vụ, ông Trịnh Thế Giang huy động cả gia đình vào làm, mỗi người một công đoạn. Không giống như ông Đức, ông Giang vẫn “liều” giữ nguyên số lượng chậu hoa như năm ngoái, nhưng tại thời điểm này, hơn 1/3 chậu hoa đã bị hỏng do chất lượng giống không phù hợp.

Ông chỉ tay vào từng gốc hoa bị nấm phải nhổ lên bỏ đi, giọng ngậm ngùi: “Gieo bị già quá đi, quá lứa, quá tuổi. Mình về chăm sóc nó khó, với lại cây để lâu trong vườn ươm, nó sẽ nhiễm nấm. Nấm đã bị nhiễm rồi thì khó trị lắm, mình phun thuốc cỡ nào cùng chết. Trồng 1.000 cây, chết mất 300 cây. Chết khủng khiếp luôn. Năm nay bỏ 100 triệu không biết kiếm được bao nhiêu này.”

Nhưng nỗi lo đó chưa thấm vào đâu so với một nỗi lo khác lớn hơn, đó là vào 30 Tết, nhiều tiểu thương phải trả mặt bằng trước 12 giờ trưa. Cắt điện, cắt nước, trả mặt bằng, họ bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ông Trịnh Thế Giang bức xúc chia sẻ: “Một cái lô như vậy có hai mấy, ba chục met vuông thôi, tính của người dân mình 3 triệu đồng. Điện với nước có bao nhiêu tiền đâu. Sao không giải quyết cho người nông dân đến giờ chót để người ta thu hồi cái phần vốn lại, mặc dù người ta bán rẻ nhưng người ta vẫn bán được.

Còn cắt điện, cắt nước hết, cây nó thiếu nước, nó phải chết. Điện không có thì người mua người ta cũng không thấy đường mà mua. Bán ở lòng lề đường thì quản lý đô thị bắt, bán trong khuôn viên bị đuổi thì cũng như không. Mà người ta quen cái thói mua ngày cuối cùng, mua rẻ, mà ngày cuối cùng không bán được chắc chết luôn".

Người tổ chức người ta phải suy nghĩ chỗ đó chứ. Kêu nông dân đi về để người dọn vệ sinh người ta nghỉ là đúng. Nhưng bây giờ hỏi người nông dân mình đi đâu? Trong khi đó người ta chỉ cần tăng chi phí cho người nông dân chút xíu thì hai bên cùng có lợi chứ!

Trồng rồi lại… lo.

Họ được chọn giống, chọn công, nhưng không được chọn thị trường, và lại càng không được chọn… thái độ ứng xử.

Nếu không phải vì nghề trồng hoa đem lại cho họ sự lạc quan thì chắc có lẽ, trước bao sự điêu đứng, họ đã phải đành dứt bỏ cái nghề mà xã hội đã trao tặng: “Làm đẹp cho đời”.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //