Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người dân thủ đô ngày càng tin dùng hàng Việt

Phóng viên - 22/07/2019 | 15:12 (GTM + 7)

Sau 10 năm triển khai, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã hướng người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội lựa chọn, mua sắm hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thay cho việc mua sắm hàng ngoại cùng loại.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân Hà Nội lựa chọn, mua sắm hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thay cho việc mua sắm hàng ngoại cùng loại

Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong trong cả nước thực hiện triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sau 10 năm triển khai, với các hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo, thiết thực, cuộc vận động đã góp phần tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng trong phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa thương hiệu Việt.

Kết quả điều tra xã hội học đánh giá kết quả 10 năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt đã tăng. Nếu như năm 2016 chỉ 30,6% người tiêu dùng tin hàng Việt, năm 2019 là 64,6%. Nhận thức về vai trò của người tiêu dùng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt đã tăng từ 34,1% năm 2016 lên 74,4% năm 2019.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ về những khó khăn trong thời gian đầu triển khai cuộc vận động:

“Bước đầu triển khai nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với chương trình. Sau khi được tuyên truyền thì thấy rằng là trong sân nhà còn để trống rất nhiều, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm để quảng bá thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Thứ hai là người tiêu dùng trước đây thì có xu hướng sính ngoại, sau khi biết được chất lượng của hàng Việt thì cũng đã quay trở lại và tiêu dùng hàng Việt.  Các trung tâm thương mại, siêu thị, tỷ lệ hàng Việt cũng đã ngày càng nhiều, hầu hết chiếm trên 90% trở lên”.

Để có được kết quả trên, Hà Nội đã triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu; hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị…, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất và kinh doanh.

Đáng chú ý, chương trình bán hàng bình ổn giá, các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn, các phiên chợ hàng Việt đã tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cụ thể, giai đoạn 2009-2018 thành phố đã tổ chức 22 chuyến bán hàng phục vụ Tết, 29 tuần hàng Việt; 254 phiên chợ Việt; 3.200 chuyến bán hàng lưu động phục vụ người tiêu dùng thủ đô… Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức thực hiện trên 80 cuộc giao thương, kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh, thành phố;…

Thống kê cho thấy, hiện khu vực nông thôn có tới 80% hàng hóa được bày bán là hàng Việt Nam, trong đó, sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, hàng Việt chiếm 90%. Đây là minh chứng cho thấy hiệu quả của 10 năm thực hiện cuộc vận động, từ chỗ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đến nay doanh nghiệp Hà Nội đã có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Một số người dân chia sẻ ý kiến:

“Trước kia, đi mua sắm, mình không để ý nhiều đến hàng Việt đâu. Nói thật là thế. Nhưng khi nghe đài, báo, được tuyên truyền về việc Người Việt Nam nên ưu tiên dùng hàng Việt thì mình cũng cân nhắc, mua thử. Về dùng thì thấy tốt mà giá thành lại hợp lý nên tin dùng”.

“Bây giờ hàng trong nước mình tiến bộ nhiều rồi, chẳng thua kém gì hàng nước ngoài, mẫu mã cũng đẹp hơn. Nói chung là doanh nghiệp mình cố gắng đầu tư hơn nữa vào sản phẩm thì người dân sẽ ủng hộ thôi”.

Doanh nghiệp Hà Nội đã có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Ảnh: Báo Công thương

Bên cạnh đó, một trong những hoạt động được Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tp.Hà Nội chỉ đạo thực hiện hiệu quả, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực là chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.

Theo đại diện Công ty CP khóa Việt - Tiệp, việc tham gia Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” hàng năm đã giúp công ty quảng bá thương hiệu, củng cố hình ảnh doanh nghiệp, uy tín sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại cùng loại trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đánh giá về ý nghĩa của cuộc vận động, bà Trần Thị Phương Lan Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết thêm:

“Hiệu quả của chương trình theo tôi đánh giá là thứ nhất doanh nghiệp Việt đã giữ vững được thị trường nội địa, thứ hai là người tiêu dùng đã thay đổi hành vi nhận thức. Và các doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục được phát triển sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và xuất khẩu”.

Trong thời gian tới, để CVĐ ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cần tiếp tục được chú trọng với nhiều hình thức mới lạ, nội dung phong phú, qua đó xây dựng thói quen, nét văn hóa dùng hàng Việt. Cuộc vận động cần triển khai tích cực ở một tầm mới, để thực sự trở thành cuộc vận động của toàn dân.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //