Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người dân dọc tuyến Metro số 2 sẵn sàng bàn giao mặt bằng

Phóng viên - 09/09/2020 | 15:43 (GTM + 7)

Việc cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách tích cực để đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhằm sớm đưa dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương vào thi công được xem là chưa có tiền lệ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sơ đồ toàn tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Sơ đồ toàn tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Nguồn: Hà Nội mới

Dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương có tổng chiều dài hơn 11km (trong đó phần đi ngầm là 9,1km, đoạn trên cao và chuyển tiếp là 1,942km). Dự án bao gồm 10 nhà ga (9 ga ngầm, 1 ga đi trên cao), trải dài qua địa bàn 6 quận (gồm quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú).

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM thì tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt là 47.890 tỉ đồng, được huy động từ nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng. Thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2026. Bên cạnh tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên thì dự án này cũng đang được đông đảo người dân thành phố mong đợi.

Nói về tầm quan trọng của các tuyến metro trong sự phát triển đô thị nói chung và TPHCM nói riêng, Tiến sĩ - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định:

"TPHCM đang phát triển với mật độ ngày càng cao nên việc sớm hoàn thiện những tuyến Metro kết nối với nhau mang ý nghĩa rất quan trọng. Trước thực tế tuyến Metro số 1 sắp hoàn thành thì việc thực hiện các tuyến Metro khác sẽ mang lại hiệu quả tổng hợp, giúp người dân chuyển dần từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng".

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và toàn diện đến các hoạt động kinh tế xã hội, Chính Phủ và chính quyền TPHCM đã đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cũng như gấp rút triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm. Trên tinh thần đó, ngay từ đầu năm 2020, lãnh đạo UBND TPHCM đã chỉ đạo Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM cùng với chính quyền các địa phương nơi dự án metro số 2 đi qua phải khẩn trương tiến hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng để có thể khởi công dự án vào năm 2021.

Các đơn vị đang dốc sức đẩy nhanh công tác GPMB cho tuyến metro số 2
Các đơn vị đang dốc sức đẩy nhanh công tác GPMB cho tuyến metro số 2. Ảnh: Thanh niên

Quan sát thực tế tại các khu vực tuyến metro số 2 đi qua, nhất là khu vực quận 10, quận Tân Bình, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, đông đảo kỹ sư công nhân của các đơn vị chức năng làm việc rất tích cực. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đã chủ động thuê công nhân, thiết bị máy móc để tháo dỡ các phần diện tích bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Dù vẫn còn một số ý kiến khác nhau từ phía người dân nhưng không khó để nhận ra được tinh thần hợp tác, phấn chấn từ phần lớn các gia đình bị ảnh hưởng từ dự án này:

"Nói chung cũng hợp lí, sẵn có tiền bồi thường mình xây mới luôn. Theo chú thấy tương đối là tốt, không có gì trở ngại. Ở đây nhà chú là làm chậm nhất so với mấy căn xung quanh, tại vì chú vướng đằng sau xây mới".

"Mất khoảng 35 m2, di dời vào khoảng 10m chiều dài, nói chung nói thuận lợi cũng chưa đúng, tại vì thời gian để điều chỉnh giá để tiến hành bồi thường cũng kéo dài suốt mấy năm, giá cũng tương đối rồi chứ cũng không được như giá thị trường. Tuy nhiên để phát triển mạng lưới giao thông của Thành phố, người dân cũng phải thông cảm".

"Bây giờ nhà nước tính 1m2 là hơn 139 triệu, nhà nước đưa khung giá này ra là mình phải chịu. Ai cũng mong nhà nước nâng cho mình thêm chút đỉnh. Ở đây người ta nhận gần hết luôn rồi, còn 1 2 người chưa nhận".

Theo thiết kế, tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương đi qua địa bàn 6 quận, trong đó đa số là các quận trung tâm, do đó công tác giải phóng mặt bằng được đánh giá là một thách thức vô cùng lớn với các cơ quan liên quan. Chia sẻ thêm về tiến độ thực hiện, ông Lê Văn Khoa - Giám đốc Ban quản lý dự án 2 (Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM) thông tin:

"Hiện nay các quận triển khai các dự án bồi thường độc lập đã ban hành được 97% quyết định bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Tỷ lệ bàn giao mặt bằng tính đến thời điểm cuối tháng 8 là trên 70% với tỷ lệ là 353 trường hợp/ tổng cộng 603 trường hợp".

Cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND Thành phố cũng như công tác giám sát thường xuyên của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, đến thời điểm hiện tại những khó khăn lớn trong công tác đền bù giải phòng mặt bằng cơ bản đã được tháo gỡ, đặc biệt là những khó khăn liên quan đến mặt thủ tục, vốn. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Khoa, vẫn còn một số khó khăn nhất định cần sớm có hướng dẫn từ các Bộ ngành liên quan:

"Hiện nay, có một số quận triển khai rất thuận lợi, một số quận thì cũng có những khó khăn riêng. Quận Tân Bình thì có số lượng ảnh hưởng lớn. Khó khăn chung hiện nay là công tác cấp phép sau khi bồi thường liên quan đến một số quy định về xây dựng công trình nằm trong hành lang bảo vệ công trình đường sắt -tuyến số 2 sau này. Theo quy định của Bộ GTVT chưa có hướng dẫn chung cho các trường hợp nên hiện nay chỉ xử lí với từng trường hợp cụ thể".

Cũng theo lời ông Khoa, về hướng dẫn chung thì UBND Thành phố cũng đã có chỉ đạo cho các đơn vị, đặc biệt là Sở GTVT để có những hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý cũng như tránh phát sinh thêm các thủ tục hành chính không đúng quy định, hiện nay Sở tư pháp đang rà soát lần cuối để thành phố ban hành hướng dẫn chung. Đây sẽ là cơ sở để các quận được chủ động hơn trong công tác cấp phép xây dựng cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Tuyến Metro Số 2 có tổng chiều dài 11,3 km (9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao). Trong đó quận Tân Bình, Tân Phú có hơn 600 hộ dân bị ảnh hưởng.
Tuyến Metro Số 2 có tổng chiều dài 11,3 km (9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao). Trong đó quận Tân Bình, Tân Phú có hơn 600 hộ dân bị ảnh hưởng. Ảnh: Tiền Phong

Việc cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách tích cực để đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhằm sớm đưa dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương vào thi công được xem là chưa có tiền lệ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như thời gian qua. Dù là điểm sáng tích cực đáng ghi nhận, song chỉ nên xem đây là bước khởi đầu và cần tiếp tục duy trì tinh thần tích cực ấy cho cả một quá trình đầu tư xây dựng kéo dài phía trước.

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Tín hiệu tích cực trong bối cảnh khó khăn"

Trong nhiều năm qua, bên cạnh vấn đề về vốn thì công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là một trong những nút thắt quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Rất nhiều dự án lớn đã phải lùi ngày khởi công, chậm tiến độ thi công hay điều chỉnh giãn thời điểm khai thác cũng chỉ vì vướng…giải phóng mặt bằng.

Ngay tại TPHCM, hàng loạt dự án trọng điểm đã và đang triển khai như tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, các tuyến đường Vành Đai, các dự án cải tạo mở rộng các tuyến cửa ngõ, xuyên tâm, các nút giao lớn… cũng lâm vào tình trạng chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Ngay cả dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, vì nhiều lý do khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên cho dù đã tiến hành động thổ từ đầu năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa thể khởi công.

Những vấn đề về pháp lý, mức giá đền bù, xác định diện tích bị thu hồi và quan trọng nhất là sự đồng thuận từ phía người dân bị ảnh hưởng được xem là chìa khóa để mở cánh cửa mang tên giải phóng mặt bằng. Với những gì đã và đang diễn ra tại dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương từ đầu 2020 trở lại đây đã chỉ ra được một phương án khả thi cho giai đoạn sau của dự án này và nhiều án đầu tư xây dựng hạ tầng khác, đó là sự vào cuộc sát sao liên tục từ lãnh đạo chính quyền các cấp để kịp thời tháo gỡ các thủ tục hành chính; quá trình làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm từ các đơn vị chuyên môn liên quan trong công tác thẩm định giá trị, diện tích bồi thường; và quan trọng nhất là đặt mình vào vị trí của người dân bị ảnh hưởng để đưa ra những quyết sách có lợi nhất cho dân.

Xét về tổng quan, người dân tại các khu vực dự án đi qua cũng cần có một cái nhìn dài hơn và tích cực hơn. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu thì sau khi các dự án hoàn thành; giá trị về kinh tế lẫn tiện ích kèm theo sẽ được nâng cao hơn, khi đó đối tượng thụ hưởng đầu tiên chính là người dân sinh sống tại khu vực đó. Việc hợp tác để dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động cũng là cách để tự nâng cao giá trị tài sản của chính gia đình mình. Không chỉ vậy, nó cũng góp phần kiến tạo nên một đô thị khang trang hơn, hiện đại hơn.

Cần phải thừa nhận rằng, sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị TPHCM bước đầu đã tạo ra những kết quả khả quan cho dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn ở phía trước, ngày khởi công công trình dù đã được xác định; song để có thể đưa dự án từ bản vẽ, từ kế hoạch ra thực tế vẫn cần rất nhiều thời gian và việc làm cụ thể. Vẫn cần lắm một tinh thần làm việc máu lửa, quyết liệt và trách nhiệm hơn nữa của cả bộ máy để đoàn tàu metro số 2 Bến Thành - Suối Tiên có thể về đích đúng hẹn và an toàn

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

// //