Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người của công chúng và trách nhiệm với cộng đồng: Đừng thúc ép sự tử tế

Phóng viên - 23/03/2020 | 15:43 (GTM + 7)

Mong muốn “người của công chúng” làm việc thiện, hành động mạnh mẽ hơn vì cộng đồng là một ước nguyện lương thiện. Nhưng, xin đừng hối thúc sự tử tế.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đời sống kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công tác phòng chống dịch bệnh cũng không ngoại lệ, gặp khó khăn cả về nhân lực, trang thiết bị và kinh phí hoạt động.

Trong hoàn cảnh khó khăn này, rất cần sự đồng lòng, chung tay góp sức của mọi người dân cùng với Chính phủ, các cơ quan chức năng. Một tín hiệu đáng mừng là đã có nhiều người nổi tiếng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực đã kêu gọi và trực tiếp ủng hộ công tác chống dịch.

Nghệ sĩ, người nổi tiếng Việt Nam quyên góp tiền chống COVID-19
Nghệ sĩ, người nổi tiếng Việt Nam quyên góp tiền và hiện vật chống Covid 19

Điều này nhận được sự ủng hộ, hoan nghênh của nhiều thính giả:

"Mình cho rằng việc họ đứng ra kêu gọi, rồi đóng góp tiền cho việc phòng chống dịch Covid là hành động cần được ủng hộ. Bởi vì họ là những người có sức ảnh hưởng lớn. Họ làm thì fan của họ cũng sẽ làm theo. Trong khi nhà nước còn đang khó khăn trong việc chống dịch như thế này thì mình nghĩ bất cứ đóng góp nào cũng đáng được trân trọng"

"Trong thời gian gần đây, mình thấy có rất nhiều người nổi tiếng có những chia sẻ, những hành động ủng hộ, giúp đỡ, cùng với nhân dân, Chính phủ để tham gia vào công cuộc phòng chống dịch Covid hoặc là đóng góp về kinh tế thì mình thấy đấy là những hành động rất đáng được tuyên dương. Bởi những hành động này có ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý hoặc đời sống trong giới trẻ. Ví dụ có những bạn có thần tượng thì họ sẽ suy nghĩ, hành động theo thần tượng của mình"

"Những người nổi tiếng thì đã có những hành động đẹp trong thời gian dịch Covid19 diễn ra thì bản thân họ cũng là những người có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Vì vậy, mỗi cử chỉ tích cực của họ thì sẽ có sức ảnh hưởng tốt đối với người dân cũng như người hâm mộ".

Ca sĩ Thái Thùy Linh trong clip hát ca khúc Ông bà anh thời Covid-19  Ảnh cắt từ clip
Ca sĩ Thái Thùy Linh trong clip hát ca khúc Ông bà anh thời Covid-19. Ảnh cắt từ clip

Giai điệu này nằm trong ca khúc “Ông bà anh thời Covid-19”. Ca sĩ Thái Thuỳ Linh cho biết, ca khúc này dựa trên giai điệu của bài hát gốc Ông bà anh mà tác giả Lê Thiện Hiếu sáng tác năm 2016. Phần lời được thầy Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng trường Marie Curie, nơi con gái chị theo học, viết trong thời gian trường đóng cửa vì Covid-19.

Thầy giáo sáng tác lời một, sau đó ca sĩ Thái Thuỳ Linh chỉnh sửa cho khớp nhạc, viết tiếp phần còn lại. Bài hát "Ông bà anh thời Covid-19" kể lại câu chuyện chống dịch trong cuộc sống, truyền tải nhiều nội dung tuyên truyền, thông điệp nâng cao ý thức phòng chống dịch Covid-19 tới người dân như đi đâu nhớ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên... và được giới trẻ rất yêu thích.

Trao đổi với VOV Giao thông, ca sĩ Thái Thùy Linh tin rằng, mỗi nghệ sĩ chỉ cần góp một tiếng nói, sẽ giúp công tác chống dịch hiệu quả hơn:

“Lần này, các nghệ sỹ đã lên tiếng rất mạnh mẽ, không chỉ là những con số về vật chất mà các nghệ sỹ đã ủng hộ mà cao hơn nữa là tinh thần, trách nhiệm công dân. Họ đã dùng chính sự nổi tiếng của mình để đóng góp vào những vấn đề của đất nước. Tôi tin, bên cạnh những giá trị có thể đong đếm được bằng vật chất thì những giá trị cổ vũ về mặt tinh thần rất to lớn để cho có nhiều người hơn nữa sẽ cùng hưởng ứng, cùng chung tay để chống dịch Covid-19 lần này”.

Tương tự, ngay từ lúc dịch chưa lan rộng, mới chỉ có những tin tức về Việt Nam thì Khắc Việt đã là một trong những nghệ sỹ đầu tiên đồng hành cùng Chính phủ và người dân trong phòng, chống dịch Covid-19. Bằng những hành động nhỏ như phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại Hà Nội và Yên Bái hay ủng hộ cho Chính phủ, anh mong rằng việc làm của mình có thể giúp ích cho cộng đồng trong thời gian này:

"Điều Việt muốn gửi gắm không chỉ với người dân trong nước, không chỉ những nghệ sỹ trong nước mà còn tất cả những người Việt ở khắp nơi. Đất nước đang phải gồng mình và rất khó khăn, hy vọng các bạn sẽ cùng chung tay, nâng cao ý thức của mình lên. Hãy cùng đồng cảm, đồng thuận với chính phủ, với những người dân."

Một trường hợp nghệ sĩ cũng tạo thiện cảm với cộng đồng là ca sĩ Link Lee. Anh trở về Việt Nam từ Seoul (Hàn Quốc) và chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu cách ly tại Trung tâm cách ly quận 7, TP.HCM. Những chia sẻ của Link Lee bên trong khu cách ly đã xóa tan những e ngại của một số người còn ngần ngại.

“Đối với Linh thì Linh thấy rằng có rất nhiều người sợ cách ly nhưng mà Linh nghĩ rằng nó không đáng sợ như mọi người nghĩ, chúng ta nên có ý thức để bảo vệ chính mình và cả cộng đồng. Các bạn hãy cứ tự tin đi cách ly, nó rất vui vẻ, thoải mái. Mọi người hãy cố gắng vì mình và mọi người để chúng ta có thể đẩy lùi dịch Covid”.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn trao biểu trưng ủng hộ 25 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tới bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Ảnh: Quốc Thanh
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn trao biểu trưng ủng hộ 25 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tới bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Ảnh: Quốc Thanh/Thanh niên

Còn rất nhiều ví dụ khác như nhà báo Anh Ngọc cùng trào lưu “Nói không với FakeNews”; Khắc Hưng, Erik, Min, dancer Quang Đăng với vũ điệu Ghen Cô Vy; Hà Anh Tuấn, Chi Pu, Tóc Tiên, Tùng Dương… các cầu thủ Văn Toàn, Duy Mạnh… và nhiều doanh nhân, doanh nghiệp quyên góp, tài trợ, trao tặng các nguồn lực cho Chính phủ, các bệnh viện.

Với tầm ảnh hưởng của mình, họ tạo nên một làn sóng về tinh thần tương thân tương ái rộng khắp trong đời thực và cả không gian mạng, tạo sức bật, hứng khởi về tinh thần cho cả xã hội.

Mặc dù vậy, cũng có một số “người của công chúng” lại góp phần lan truyền tin giả, tin đồn thất thiệt, thậm chí bị nhà chức trách “sờ gáy”, xử phạt hành chính vì gây nhiễu loạn, hoang mang trong cộng đồng.

PGS. TS Nguyễn Thu Hương- Phó Khoa Tâm lý, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia phân tích, những trường hợp này vừa đáng thương, vừa đáng trách:

“Với những trường hợp người nghệ sỹ đưa tin sai sự thật hay phát ngôn phản cảm thì nó có ảnh hưởng khá lớn đến công đồng mạng, đặc biệt là đến giới trẻ. Đôi khi mình thấy rằng nó mang tính tiêu cực, không hay nhưng có thể nó xuất phát từ góc độ về mặt nhận thức thì họ quá lo lắng, họ quá sợ hãi, có thể họ bị lây nhiễm hoặc bị ảnh hưởng. Về góc độ làm nghề, tôi thấy họ vừa đáng thương mà cũng vừa đáng trách”.

Chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung, nguyên trưởng khoa Văn hóa, Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng, việc một số người suy nghĩ không tới nơi tới chốn, anh trốn tránh các quy định về vấn đề khai báo, về vấn đề cách ly hoặc khi trong điều kiện cách ly luôn đòi hỏi, làm mình làm mẩy, thể hiện tính ích kỷ là rất đáng lên án.

“Cái đấy nó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và trách nhiệm xã hội của họ. Những hiện tượng chưa tốt ở một số cá nhân, lợi dụng uy tín hay ảnh hưởng xã hội của mình ở chừng mực nhất định, ảnh hưởng xấu tới phòng chống dịch thì là điều rất đáng tiếc, đáng trách. Chúng ta cần phải đấu tranh với những cá nhân đó, với cách ứng xử đó”.

Ông Lê Quốc Vinh, chuyên gia truyền thông bày tỏ quan điểm, việc người nổi tiếng phát biểu hồ đồ, thiếu nhạy cảm đã giảm hẳn trong giai đoạn này, do sức ép của cộng đồng mạng là rất lớn. Ông Lê Quốc Vinh cho rằng, xã hội cần có những chia sẻ, động viên, khuyến khích để người có ảnh hưởng với công chúng mạnh dạn hơn nữa trong các hoạt động cộng đồng, tránh việc vận động theo kiểu gây áp lực với các nghệ sĩ.

“Điểm mà tôi nghĩ rằng có thể làm tốt hơn là rất nhiều người nổi tiếng khác thì đang im lặng, đang theo dõi hoặc chỉ đang chia sẻ thông tin dịch bệnh đơn thuần. Họ lo lắng, thận trọng thì cũng không phải là sai. Một mặt thì nó kích thích một số người  tham gia, nhưng người khác thì chạm tự ái của họ. Nó có hai mặt. Nếu mình vận động xã hội mà thái quá, không xem xét mọi mặt của tác động thì nhiều khi nó tác động ngược. Chúng ta muốn làm điều tốt thì phải tính toán làm thế nào để hiệu quả nhất, nói làm sao thì người ta hưởng ứng.

Đừng thúc ép sự tử tế

Ca sĩ Pha Lê tặng khẩu trang cho bệnh nhân trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: NVCC
Ca sĩ Pha Lê tặng khẩu trang cho bệnh nhân trong mùa dịch Covid 19 - Ảnh: NVCC

Gần đây, liên tục xuất hiện những lời kêu gọi mang tính chất gây áp lực với giới nghệ sĩ, cầu thủ, rằng “hãy hành động gì đó” để lan tỏa tinh thần chống dịch, rồi đem so sánh với người nổi tiếng ở các lĩnh vực khác, các quốc gia khác.

Điều này mang nhiều suy nghĩ chủ quan của “người hiệu triệu”.

Đâu phải ai làm việc thiện cũng “hét toáng” lên cho cả xã hội được biết. Vả lại, thế giới quan, góc độ tiếp cận vấn đề của mỗi người cũng rất khác nhau.

Việc trao hàng tỷ đồng tiền tài trợ, các trang thiết bị hỗ trợ chống dịch là vô cùng đáng trân quý, đáng hoan nghênh. Nhưng không vì thế, mà chúng ta xem nhẹ những việc tử tế khác đang âm thầm góp một tay vào công tác phòng chống dịch bệnh, dù những việc này ít tạo tiếng vang hơn, hoặc ít được loan báo rộng rãi.

 Thực tế, đằng sau ánh hào quang, những lời xưng tụng, người nổi tiếng cũng là người bình thường, có hỉ, nộ, ái, ố, có tính cách, suy nghĩ và lối sống riêng.

Đương nhiên, họ phải đương đầu với những sức ép rất lớn, phải chứng tỏ vai trò, tầm ảnh hưởng, vị trí dẫn dắt công chúng. Nhưng cần sòng phẳng rằng, ai cũng mong muốn làm việc thiện, chỉ có điều, việc đó phải trong khả năng, điều kiện hiện có, và trên hết nó xuất phát từ thành ý của chính người thực hiện.

Mọi kêu gọi mang tính chất hạch sách, khích tướng có thể gây hiệu ứng tâm lý ngược. Người kêu gọi có thể hả hê với chiến công truyền thông của mình, nhưng liệu người được kêu gọi có bị chạm tự ái, làm thiện nguyện một cách miễn cưỡng?

Một trong những tiêu chí của giới nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu là phải biết diễn. Liệu họ có cần “diễn” cả ngoài đời nữa không, dưới sức ép phải “làm một điều gì đó” như dư luận hối thúc?

Cổ nhân vẫn nói, điều gì thuận theo tự nhiên thì sẽ đến, còn điều gì vốn dĩ không nằm trong mong muốn của người thực hiện, đừng phí sức cưỡng cầu.

Với mỗi cá nhân trong xã hội, có nhiều cách để lan tỏa những điều tốt đẹp. Đó có thể là soạn tin nhắn, chuyển khoản ủng hộ chính phủ, hay đơn giản hơn là hạn chế đi ra ngoài, đến chỗ đông người, đúng như tinh thần của giới y khoa hiện nay “Chúng tôi đi làm vì bạn, xin bạn ở nhà vì chúng tôi”.

Có thể nói, mong muốn “người của công chúng” làm việc thiện, hành động mạnh mẽ hơn vì cộng đồng là một ước nguyện lương thiện. Nhưng, xin đừng hối thúc sự tử tế.

Sự tử tế không chỉ nằm ở những đồng tiền ủng hộ, những lời kêu gọi, nó cũng có thể là những hành động nhỏ và luôn ở xung quanh chúng ta./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //