Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngập đâu chỉ bởi mùa mưa

Trọng Nghĩa - 10/11/2022 | 14:52 (GTM + 7)

"Bao giờ TP. HCM hết ngập?" có lẽ là câu hỏi không chỉ của người dân mà cả chính quyền thành phố cũng đang lay hoay với vấn đề này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, thế nhưng đến nay tình trạng ngập vẫn cứ tiếp diễn, thậm chí có nơi ngập ngày một nặng hơn.

Mưa, triều cường gây ngập tại TP. HCM là chuyện đã nói suốt cả thập kỷ qua. Toàn bộ kinh phí mà TP. HCM đã “đổ” vào công tác chống ngập giai đoạn 2016 - 2020 là 25.998 tỉ đồng, tương đương hơn 1 tỉ USD; Kế hoạch giảm ngập nước cho TP giai đoạn 2021 - 2025 ước tính cần khoảng 101.000 tỉ đồng, tương đương 4,3 tỉ USD, nhưng ngập vẫn hoàn ngập, cứ mưa là ngập mà không mưa cũng ngập đã khiến người dân ngày càng bức xúc.

Nhiều tuyến đường chìm trong biển nước đã không còn là chuyện quá xa lạ. Nếu lúc trước tình trạng ngập chỉ xuất hiện khi có những trận mưa lớn, nước trên các tuyến phố không kịp thoát xuống đường cống thì giờ đây tình trạng ngập càng trầm trọng thêm bởi ảnh hưởng của các đợt triều cường. Kẹt xe, người dân vật lộn với con nước để về nhà là các hình ảnh quá đỗi thân thuộc. 

Triều cường dâng cao gây khó khăn trong việc đi lại và làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân TP.HCM. Ảnh: Tiền Phong

Triều cường dâng cao gây khó khăn trong việc đi lại và làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân TP.HCM. Ảnh: Tiền Phong

 

Tốc độ đô thị hóa tại TP. HCM đang diễn ra rất nhanh, trong khi những tòa nhà, trung tâm thương mại mọc lên như nấm thì các công trình thoát nước đô thị gần như bị ‘lãng quên’ khi không được đầu tư gì thêm.

Danh sách các “liều thuốc chữa ngập” của TP bao năm qua gần như không thay đổi, đa phần các giải pháp theo kiểu đối phó, chắp vá. Nào là nâng đường, đầu tư siêu máy bơm để hút nước.

Nhiều tuyến đường sau khi nâng lên cao để chống ngập trở thành con đê chắn ngang khiến nước mưa tràn ra hai bên, nước từ trong hẻm và những đường xung quanh không có lối thoát, tạo thành “dòng sông” nhỏ trong khu dân cư khi có mưa lớn.

Cứ đà chống ngập bằng cách nâng đường, hút chỗ này bơm ra chỗ khác để thoát nước thì có chi ra hàng tỉ đôla cũng chẳng thể thoát ngập. Thậm chí, còn phản tác dụng.

Trong khi các giải pháp được đưa vào sử dụng không phát huy được hiệu quả thì dự án xây dựng cống ngăn triều chống ngập được đầu tư với nguồn vốn 10 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2018 với hy vọng sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do triều và mưa kết hợp với triều cho khu vực trung tâm TP và các quận huyện 7, 8, Nhà Bè.

Tuy nhiên, hơn 4 năm qua dự án này vẫn nằm im bất động dù tiến độ công việc đã đạt hơn 90%.

Rõ ràng các dự án chống ngập đến thời điểm hiện tại hiệu quả gần như bằng 0. Đã từng có đại biểu HĐND hiến kế ‘dùng lu chống ngập’ cho thành phố, tuy nhiên đây được xem là một ‘hạ sách’ cho câu chuyện chống ngập ở Sài Gòn.

Thiết nghĩ đã đến lúc chính quyền thành phố nên quan tâm một cách đúng mực, đầu tư đúng lúc cho các dự án chống ngập. Nếu không, nguy cơ Sài Gòn chỉ còn “một điểm ngập duy nhất” là nơi đâu cũng đầy nước đang hiển hiện không xa. Và khi đó ‘Hòn ngọc viễn Đông’ ngày nào sẽ thành một ‘Venice Viễn Đông’ nhưng… rất khác.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //