Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngành hàng không sau dịch: Thị trường quốc tế khó đoán

Phóng viên - 16/06/2020 | 16:49 (GTM + 7)

Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các phương án, giải pháp cơ cấu lại để khai thác thị trường quyết định tới sự tồn tại và hồi phục của các hãng hàng không.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tất cả quốc gia, nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành hàng không. Ảnh minh họa

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không trong nước cơ bản sẽ khôi phục hoàn toàn vào giữa năm 2021. Nhưng thị  trường hàng không quốc tế tương đối khó đoán vì diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở các quốc gia trên thế giới hết sức phức tạp và việc khôi phục bay quốc tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu du lịch.

Dự báo nhanh nhất phải cuối năm 2021, thị trường hàng không quốc tế mới có thể dần phục hồi và dự báo vào giữa năm 2022 mới có khả năng hoạt động như hồi năm 2019. Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tất cả quốc gia, nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành hàng không. Chính vì vậy, các kịch bản để lĩnh vực hàng không phục hồi và khai thác thị trường cần được tính toán bài bản tùy thuộc vào từng giai đoạn vì đây mới bắt đầu phục hồi hoạt động trở lại:

Các hãng bắt đầu cơ cấu lại, tính toán, đây là thời điểm phục hòi. Chính vì vậy, các hãng cũng tính toán tới việc khai thác đội tàu bay như thế nào, vấn đề khách hàng các đường bay. Chúng tôi phía Cục sẽ phối hợp chặt chẽ để các hãng hàng không hoạt động trở lại, trên cơ sở đánh giá và lượng khách, đánh giá về tình hình hoạt động để khai thác tàu bay. Các hãng đến thời điểm này đang tính toán cơ hội và sự phục hồi để phục vụ hoạt động, ông Thắng cho biết.

Đối với hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, nhà nước nắm giữ tới hơn 86% vốn điều lệ,  dịch bệnh khiến thu nhập của hãng giảm mạnh, ví như cơ thể bị “mất máu đột ngột”, trong khi chi phí thì vẫn không giảm. Tình trạng của Vietnam Airlines là hoàn toàn không có giải pháp nào quản trị rủi ro khi doanh thu giảm tới 95%. Sản lượng vận chuyển cả năm giảm 50%. Chẳng còn cách nào khác là hãng này phải thay đổi, đẩy mạnh tái cơ cấu để hoạt động sau dịch.

Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết: dự báo trong năm 2020, Vietnam Airlines thâm hụt dòng tiền khoảng 16.000 tỷ đồng, số tiền tự lo khoảng 4.000 tỷ, còn lại phần thiếu hụt khoảng 12.000 tỷ đồng rất cần giải pháp điều hành của Chính phủ: Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí của Chính phủ cộng lại thì khoảng hơn 300 tỷ là kịp thời và rất quan trọng. Nếu giải pháp hỗ trợ tới sang năm thì giúp hàng không phục hồi. Vì ảnh hưởng của Covid hết 2021. Đây là những giải pháp cần cố gắng. Chúng tôi kiến nghị chung về chính sách là tăng cường quản lý vĩ mô đảm bảo cân đối, cân bằng giữa tạo lập môi trường cạnh tranh minh bạch mang lại lợi ích khách hàng với việc đảm bảo các hãng hàng không hoạt động bền vững.

Hàng không Việt Nam hiện đang tăng cường kích cầu nhu cầu đi lại trong nước. Ảnh: Vietnam Airlines

Việc cơ cấu lại thị trường, thị phần và cổ phần tại các hãng hàng không cũng là bài toán mang tính tổng thể. Đơn cử, đối với hãng hàng không Jetstar Pacific đã thực hiện cuộc “lột xác”, đổi tên thương hiệu và đẩy mạnh hợp tác phát triển cùng Vietnam Airlines. Hoạt động này được cam kết ngay khi Vietnam Airlines và Tập đoàn Qantas (Úc) đã thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thúc đẩy quy mô và sức mạnh thương hiệu của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.

Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới được truyền cảm hứng từ màu sắc chủ đạo của Vietnam Airlines. Thời điểm Jetstar Pacific chính thức hoạt động dưới tên mới Pacific Airlines sẽ dựa theo quyết định của nhà chức trách.

Ông Gareth Evans, Lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Qantas, Tổng Giám đốc Tập đoàn Jetstar cho biết: “Trước một thị trường cạnh tranh gay gắt như Việt Nam và sự ngưng trệ nghiêm trọng của ngành hàng không do dịch COVID-19, chúng tôi cho rằng đã đến lúc tận dụng lợi thế và tiềm lực của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa. Đồng bộ hoá hệ thống đặt chỗ sẽ giúp Pacific Airlines giảm chi phí và tạo nền tảng vững chắc để hãng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ sau khi các quy định về hạn chế di chuyển quốc tế được gỡ bỏ.” Đồng thời, Pacific Airlines cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ sang hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành - để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.

Theo nhận định của ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines: “Các hãng hàng không chi phí thấp đóng vai trò nhất định trong quá trình phục hồi ngành hàng không nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với việc đồng bộ hoá hệ thống bán và mạng bay, Pacific Airlines và Vietnam Airlines sẽ tăng cường hiệu quả khai thác, năng lực cạnh tranh trong cả phân khúc hàng không truyền thống lẫn chi phí thấp, vững vàng tiến vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Chiến lược thương hiệu kép sẽ giúp cả hai hãng mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn, đồng thời góp phần củng cố vị trí dẫn đầu của Vietnam Airlines Group tại thị trường hàng không Việt Nam”.

Có thể nói, đối mặt với những thách thức chung của ngành hàng không do dịch COVID-19 gây ra, hai cổ đông lớn của Pacific Airlines là Tập đoàn Qantas và Vietnam Airlines sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc kế hoạch và lộ trình tái cấu trúc hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thực hiện các thay đổi cần thiết liên quan đến cơ cấu cổ phần.

Trước mắt, các hãng hàng không đều có kế hoạch tham gia kích cầu trong nước. Hãng hàng không Vietjet Airs vừa phối hợp khắc phục sự cố tại CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, nâng tổng số đường bay nội địa Việt Nam lên 53 với 8 đường bay mới kết nối Hà Nội với các tỉnh có các khu du lịch đáng kể trên cả nước.

Hãng hàng không Bamboor Airways cũng vừa chào hè với những thông báo về chương trình “Doanh nhân cất cánh - Đồng hành cùng Bamboo Airways” để sở hữu các chuyến bay với việc nghỉ đẳng cấp 5 sao, với các đường bay áp dụng như: Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh, với 1 số khách sạn được áp dụng trong 2 tháng 6 và 7/2020.

Như vậy, khả năng phục hồi thị trường nội địa từ hồi đầu tháng 5 tới nay đã giúp các hãng hàng không khôi phục các hoạt động khai thác thương mại trong nước. Ngành hàng không đã được hưởng lợi lớn, trực tiếp từ thành tựu chống Covid-19 của Chính phủ.

Việc được khai thác các đường bay nội địa như trước thời điểm dịch bùng phát sẽ giúp các hãng sớm gia tăng dòng tiền, từ đó từng bước vượt quá khó khăn, phục hồi hoạt động và khai thác thị trường sau dịch. Đồng thời, chuẩn bị kế hoạch sớm nhất cho các đường bay quốc tế khác ngay khi được mở cửa trở lại./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //