Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn, nhất là sau các đợt cao điểm: Cần thay đổi từ thói quen

Phóng viên - 27/08/2019 | 11:41 (GTM + 7)

Chỉ 1 tháng cao điểm tổng kiểm tra các phương tiện, lực lượng CSGT cả nước đã phát hiện và lập biên bản xử lý gần 15.000 trường hợp vi phạ nồng độ cồn và 160 trường hợp sử dụng ma túy…

Việc kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế luôn được lồng ghép vào các chuyên đề của lực lượng CSGT. Việc xử lý vi phạm cũng luôn được các lực lượng chức năng tập trung thực hiện rất gắt gao

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không phải đến kết quả sơ bộ đợt cao điểm kiểm tra xe khách, xe tải, xe container lần này mới chỉ ra tình trạng vi phạm nồng độ cồn, dương tính với ma túy trong đội ngũ tài xế đến mức báo động, mà nguy cơ này đã được đề cập nhiều lần. Về phía người tham gia giao thông, mỗi lần chứng kiến tài xế điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia là một lần thấp thỏm, lo sợ:

“Ngồi sau phương tiện của họ thì nghe mùi bia rượu có trường hợp họ không làm chủ được tay lái, tốc độ thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mình”.

“Em rất sợ, sợ sẽ gây tai nạn cho toàn bộ người trên xe vì trên xe khách là thường có rất nhiều người”.

“Tôi mong rằng cơ quan chức năng có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn để răn đe để người tham gia giao thông không gặp nguy hiểm khi gặp những trường hợp điều khiển xe mà vi phạm nồng độ cồn”.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, việc kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế luôn được lồng ghép vào các chuyên đề của lực lượng CSGT. Việc xử lý vi phạm cũng luôn được các lực lượng chức năng tập trung thực hiện rất gắt gao, từ Cục CSGT, các Phòng CSGT các địa phương và các quận, huyện. 

Tuy vậy, nếu chỉ trông chờ vào lực lượng CSGT thì không thể ngăn chặn tình trạng tài xế sử dụng rượu bia và ma túy khiển điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ thực tế này, đại tá Đỗ Thanh Bình đề xuất:

“Theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt đã cao nhưng so với các nước mà chúng tôi nghiên cứu thì mức độ của chúng ta còn nhẹ. Riêng nồng độ cồn nhiều nước đã thể chế hóa là xử lý hình sự”.

Trao đổi với VOVGT, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách  Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong kế hoạch tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông giai đoạn 2015-2020 đã nhấn mạnh đến việc phải kiểm tra xử lý để ngăn chặn vi phạm ngay từ nguồn, nhất là đối với người lái xe kinh doanh vận tải:

“Chúng tôi cũng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT các địa phương yêu cầu lực lượng thanh tra GTVT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đặc biệt là kiểm tra phát hiện và ngăn ngừa những người lái xe kinh doanh vận tải ngay từ trong bến xe, từ trong đầu mối vận tải hàng hóa để họ không có vi phạm quy định về nồng độ cồn trước khi họ lên vô lăng điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải”.

Một số ý kiến cho rằng, để ngăn chặn tình trạng tình trạng lái xe vi sử dụng rượu, bia, ma túy khi tham gia giao thông, nhất là sau những đợt cao điểm của lực lượng chức năng, chính sách quản lý phải tác động được từ 3 phía: từ  cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và lái xe. Trong đó, đề cao vai trò quản lý cũng như trách nhiệm liên đới của doanh nghiệp trong các vi phạm của tài xế. 

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường đại học Việt Đức cho rằng, việc tuần tra xử lý trực tiếp tại hiện trường chỉ mang tính cưỡng chế vi phạm tức thời, chứ không tác động để thay đổi về hành vi của lái xe nhiều như những hình thức xử lý thường xuyên của doanh nghiệp: 

“Về phía doanh nghiệp, nếu như họ nhận phản hồi tiêu cực từ phía hành khách họ sẽ xử phạt lái xe đó bằng những hình thức như cắt thưởng, trừ lương, xử phạt… thì nó còn mạnh mẽ hơn việc chúng ta xử phạt họ vì những vi phạm sự vụ ở ngoài đường”.

Tuy vậy, ở góc độ doanh nghiệp, một số ý kiến cho rằng, để việc giám sát, xử lý đối với tài xế được hiệu quả, thông tin về tài xế bị xử lý cần được thông báo về doanh nghiệp. Tuy vậy, đến nay, điều đó vẫn chưa được thực hiện. Về điều này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết:

“Nếu như anh thông báo một cách đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ theo dõi một cách hệ thống mà anh này vi phạm nhiều lần thì chuyện xem xét mức lương rồi cuối năm bình xét các thứ để phân hạng người ta sẽ tính đến. Thứ 3 nếu anh vi phạm nhiều lần mà người ta nhắc nhiều lần không được người ta có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn”.

Để phòng chống lạm dụng rượu bia của người điều khiển phương tiện, tuyên truyền là không đủ, trừng phạt là không đủ, khi chưa có những phương pháp tác động trực tiếp vào thói quen của cộng đồng

Nguy cơ TNGT do tài xế vi phạm nồng độ cồn đã được đề cập nhiều lần. Tuy vậy, số vụ vi phạm bị xử lý vẫn không ngừng tăng lên hàng năm. Song việc giám sát, xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn hiện vẫn chưa mang tính tổng thể từ cơ quan quản lý và từ phía doanh nghiệp sử dụng lao động khiến hiệu quả xử lý chưa phát huy hết hiệu quả. 

“Chống lạm dụng rượu bia, cần sự thay đổi từ thói quen” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến - Phó giám đốc VOV Giao thông)

Chỉ trong một tháng mở đợt cao điểm kiểm tra các phương tiện giao thông đường bộ đã phát hiện 15.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Đó là con số đáng sợ! Nhất là sau khi hàng loạt vụ tai nạn liên quan đến sử dụng rượu bia diễn ra, khiến dư luận bất bình, và Quốc hội vừa thông qua luật phòng chống tác hại của rượu bia.

Bối cảnh của đợt cao điểm kiểm tra tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ này rõ ràng rất đặc biệt. Nó diễn ra khi mà những hệ lụy của việc sử dụng rượu bia xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Nhưng vẫn có ít nhất 15.000 trường hợp cố tình sử dụng rượu bia khi lái xe.

Phải chăng công tác truyền thông không hiệu quả? Và nó không tác động gì tới nhận thức của những người lái xe? Tôi không nghĩ thế. Chưa bao giờ mật độ thông tin về hậu quả của rượu bia xuất hiện dày như thời gian vừa rồi. Những vụ tai nạn giao thông có yếu tố rượu bia thường được khai thác rất kỹ trên cả báo chí cũng như mạng xã hội.

Phải chăng chế tài xử phạt không đủ mức răn đe? Tôi không nghĩ thế. Người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, bị phát hiện sẽ bị tước quyền điều khiển phương tiện ngay lập tức, và mức phạt tiền cũng không hề nhỏ.

Người ta có sợ hậu quả của rượu bia hay không? Tôi tin là có. Nhưng, thói quen lạm dụng rượu bia quá lớn, quá bền vững, đến mức nó đủ để khỏa lấp mọi nỗi sợ, khiến người ta vẫn sẵn sàng sử dụng rượu bia và điều khiển phương tiện với niềm hi vọng mong manh rằng mình sẽ không bị phát hiện.

Vì thế, để phòng chống lạm dụng rượu bia của người điều khiển phương tiện, tuyên truyền là không đủ, trừng phạt là không đủ, khi chưa có những phương pháp tác động trực tiếp vào thói quen của cộng đồng.

Người ta chỉ có thể thay đổi thói quen thực sự khi thói quen đó gặp phải những rào cản đủ lớn, đủ phiền toái. Sự trừng phạt không bao giờ đủ lớn khi người ta tin rằng mình vẫn có hy vọng để né tránh. Truyền thông không bao giờ đủ để thay đổi nhận thức khi thói quen của người ta vẫn luôn có điều kiện để duy trì. Chống lạm dụng rượu bia cần đến những rào cản thực sự cho việc uống rượu bia.

Người ta chỉ thay đổi thói quen khi việc mua được rượu bia không dễ dàng, ví dụ như để mua được rượu bia, để uống rượu bia, người ta chỉ có thể đi bộ. Những nơi bán rượu không được mở cửa ở mặt đường, những nhà hàng, quán ăn có bán rượu thì thực khách buộc phải tiếp cận bằng cách đi bộ. Giá rượu phải đủ cao để người ta không dễ dàng mời mọc, ép uổng ai uống rượu. 

Chỉ có những rào cản cụ thể đó, mới khiến những người uống rượu phải thực sự suy nghĩ trước quyết định sử dụng rượu bia, trước khi nghĩ đến những hậu quả pháp lý mà họ sẽ đón nhận.


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //