Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngăn chặn tình trạng cháy nổ ở các trung tâm thương mại

Phóng viên - 17/09/2019 | 14:16 (GTM + 7)

Gần đến thời điểm cuối năm, các siêu thị, trung tâm thương mại đều tích trữ hàng hóa phục vụ cho dịp Tết. Từ đây, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là trong các kho hàng.

Lực lượng chức năng đang dập tắt đám cháy tại một trung tâm thương mại

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Khảo sát một số trung tâm thương mại ở địa bàn quận long biên như: Aeon Mall, Mipec, BigC… trong ngày cuối tuần vừa qua, người mua hàng và vui chơi, tham quan rất nhộn nhịp. Bộ phận quản lí các Trung tâm thương mại cũng thường xuyên thông tin và yêu cầu khách hàng, nhân viên chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống cháy, nổ, như không hút thuốc lá, không mang những vật liệu dễ cháy nổ vào các gian hàng, khu vực kinh doanh.

Trao đổi với chương trình, một số người dân cho biết, đa phần khi vào những siêu thị trung tâm thương mại lớn, họ khá yên tâm với công tác PCCC:

"Có những lúc vào TTTM cũng lo lắng vì nguy cơ cháy nhưng đa phần các siêu thị bây giờ cũng trang bị rất nhiều bình chữa cháy, hàng hóa sắp xếp gọn gàng nên nhìn chung cũng an toàn.
 Theo tôi, những siêu thị lớn thì người ta phải đảm bảo an toàn cho khách hàng về mọi phương diện, còn với các siêu thị nhỏ, cơ sở hạ tầng kém thì cũng lo liệu PCCC có tốt không nên tốt nhất mình cứ tránh".

Thế nhưng, thực tế, nhiều người khi đi mua hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại không thấy hết nguy cơ cháy, nổ. Theo Thiếu tá Nguyễn Đức Thiêm, Phó trưởng CAQ Long Biên, các siêu thị, TTTM là nơi tập trung đông người đa dạng về lứa tuổi, trình độ nhận thức.

Bên cạnh đó, với đặc điểm ưu tiên cho diện tích các gian hàng, nên thường có hành lang nhỏ, hẹp, lối ra thoát nạn khó nhận biết nên khi cháy xảy ra thiệt hại về người và tài sản là rất lớn.Với quy mô, số lượng hàng hóa trong siêu thị, TTTM rất đa dạng và không ngừng tăng lên, thậm chí quá tải; khoảng cách an toàn PCCC giữa các gian hàng, lối ra thoát nạn, phương tiện chữa cháy tại chỗ không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra sự cố cháy nổ.

Sự cố cháy ở chợ, siêu thị, TTTM có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo Thiếu tá Nguyễn Đức Thiêm, có thể chia theo một số nguyên nhân chính như sau:

"Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy các thiết bị điện trong quá trình sử dụng là do quá tải của dây dẫn và thiết bị điện dẫn đến phát sinh nguồn nhiệt, phát sinh tia lửa điện gây cháy. Nguồn lửa, nguồn nhiệt phát sinh trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt sai quy định như đun nấu, thắp hương, thờ cúng, hút thuốc… Ngoài ra, nguồn lửa có thể phát sinh do các mục đích khác nhau của con người như đốt phá hoại, tư thù cá nhân… tuy nhiên tỷ lệ rất ít".

Rút kinh nghiệm từ vụ cháy siêu thị, trung tâm thương mại đã từng xảy ra, Thiếu tá Nguyễn Đức Thiêm, Phó trưởng CAQ Long Biên nhấn mạnh, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là sự chủ động tại chỗ, tuân thủ các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Đa phần nguyên nhân cháy tại các siêu thị, trung tâm thương mại là do sự cố điện và xảy ra vào ban đêm nên hệ thống điện phải được kiểm tra trong mọi thời điểm, khi đóng cửa vào cuối ngày cần tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Đối với máy móc, thiết bị điện tử được sử dụng, bày bán thì việc kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng đúng định kỳ, hệ thống báo cháy phải tuân thủ quy trình bảo trì, bảo dưỡng. Đây là yêu cầu quan trọng để kịp thời phát hiện sự cố có thể xảy ra:

"Chúng tôi mong tại các TTTM, người dân không tàng trữ, kinh doanh trái phép các mặt hàng nguy hiểm dễ cháy, nổ. Ngắt tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi nguồn. Không đun nấu, thắp hương, đèn cầy, đèn dầu, hút thuốc, đốt vàng mã… trong khu vực kinh doanh. Không tự ý câu mắc các thiết bị điện. Sắp xếphàng hóa phải đảm bảo khoảng cách an toàn, phải tính đến trường hợp các chồng, đống hàng hóa khi đổ không đè lên các thiết bị điện hoặc đường dây điện".

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội khuyến cáo, ngoài những biện pháp an toàn theo quy định, các siêu thị, trung tâm thương mại cần phải bố trí cầu thang thoát nạn riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp và bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng.

Các cơ sở này phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho từng tầng, từng khu vực, từng ngành hàng, có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên đường và hướng thoát nạn; đồng thời duy trì tình trạng hoạt động tốt của hệ thống thông gió, hút khói và hệ thống báo cháy tự động.

Thông tin về công tác PCCC trong tuần qua:

- Theo thống kê của Phòng CS PCCC&CNCH CA TP Hà Nội, trong tuần từ 4-11/9, trên địa bàn thành phố xảy ra 7 vụ cháy (3 vụ cháy trung bình, 4 vụ cháy nhỏ), không có thiệt hại về người. Lực lượng chức năng cũng tiếp nhận và giải quyết 7 tin báo CNCH (mắc kẹt 2 vụ; đuốinước 2 vụ; tự tử 1 vụ; vụ việc khác 3 vụ), tìm thấy thi thể 2 người.

- Trong đó, khoảng 10 giờ sáng 10/9, đã xảy ra vụ cháy nhà 5 tầng số 8, ngõ 12, phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội, lực lượng chữa cháy cùng với 3 xe cứu hỏa chuyên dụng đã nỗ lực dập lửa, đồng thời kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy. Sau khoảng hơn 1h đồng hồ, đám cháy đã được khống chế.

- Tuần qua, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - CAQ Long Biên và UBND quận đã phối hợp với Ban quản trị tòa nhà Mipec Riverside diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ năm 2019.Tình huống giả định: xe ô tô để trong tầng hầm bị rò rỉ xăng, đúng lúc đó một người dân hút thuốc đã vứt tàn vào vị trí có xăng gây cháy.Qua buổi diễn tập, đã thấy được sự chuẩn bị, rèn luyện nghiêm chỉnh của các lực lượng, đặc biệt là sự chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH - Công an quận Long Biên.
 

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //