Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Người đi bộ dò dẫm trên vỉa hè cũ, ô tô chễm chệ trên vỉa hè mới

Chu Đức: Thứ sáu 11/11/2022, 11:09 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, hè phố nội đô Hà Nội được đào xới, chỉnh trang. Không phải ngẫu nhiên, nhiều người tỏ ý nghi ngờ về độ bền 70 năm mà chính quyền Hà Nội từng thông tin về loại đá tự nhiên được sử dụng để lát lại vỉa hè.

Trần Bình Trọng là một tuyến phố như vậy. Dù đã được lát đá mới khá khang trang cách đây vài năm, nhưng hiện tại một số vị trí đã xuống cấp, nứt toác.

Muốn tìm kiếm một người đi bộ để trò chuyện, tôi phải di chuyển lên phía công viên hồ Thiền Quang, nơi vỉa hè cũ vẫn hiện diện, không bị xâm lấn bởi các bãi giữ ô tô. Phóng viên có cuộc trò chuyện với bác Trần Trọng Đạt, cư dân 80 tuổi sống tại khu vực này.

 Cháu chào bác, bác có hay đi bộ qua đây không ạ?

Tôi chủ yếu đi bộ công viên, hồ Thiền Quang, từ Lê Duân đi một vòng quanh đây.

Lộ trình đi bộ của bác có thuận lợi?

Tôi thấy vỉa hè hiện hầu như là chưa trả hết lại cho người đi bộ. Người có tuổi như chúng tôi phải đi xuống lòng đường. Mà tình trạng lòng đường thì phương tiện quá đông, ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ gây tai nạn đến người đi bộ nói chung, người già nói riêng, tai điếc rất khó nghe được tiếng còi xe.

Đề nghị phần này, chính quyền Hà Nội nên dẹp vỉa hè đó trả lại cho người đi bộ.

Cháu cũng vừa đi bộ từ phía Trần Hưng Đạo lên, dọc hai bên đường Trần Bình Trọng này là các điểm trông giữ ô tô, và cũng không thể đi trên vỉa hè.

Cái này tôi nghĩ rằng, chính việc cho phép ô tô đứng trên vỉa hè đã phá hỏng vỉa hè. Đá cỡ bao nhiêu cũng không chịu được. Chỗ nào cho phép đỗ thì phải chọn loại cứng, có sức chịu lớn.

Chứ như các chỗ khác thì tôi nghĩ cái tiền đó lại công không thôi. Vỉa hè bây giờ chỉ tải được người đi bộ thôi, chứ không thể ô tô hàng tấn được.

Việc lát đó, người trông giữ xe cũng phải có trách nhiệm, lát cho chắc chắn, đổ bê tông rồi lát lớp ở trên mới đảm bảo được. Chứ trước sau cứ phí tiền của nhân dân, lại phải lát lại, vỉa hè lại xấu đi.

Bác ơi, nhưng có kiến trúc sư cho rằng, sở dĩ vỉa hè không quá bằng phẳng là do nó có chức năng thấm nước, nuôi dưỡng cây xanh. Bây giờ mà mình làm như bác nói là lát bê tông thì không thấm, thoát được nước. Vì vậy, có ý kiến thế này, thà là đừng đỗ ô tô trên vỉa hè nữa, vì nguồn thu chả đáng bao nhiêu, trong khi đấy lát lại đá vỉa hè bằng mấy lần tiền. Bác thấy như thế nào ạ?

Tôi hoàn toàn tán thành, đã vỉa hè là phải của người đi bộ, không được cho phương tiện đi lên hoặc bán hàng trên đó. Theo đúng ý nghĩa, vỉa hè không phải của ô tô.

Anh kinh doanh tạm thời ở đây chưa chắc đã phục vụ lợi ích nhà nước mà vào túi của một số cá nhân, nhóm lợi ích nào đó. Chứ chưa chắc phí ô tô đó vào ngân sách, mà khi hư hỏng lại lấy tiền của nhân dân.

Tôi thấy phi lý, mâu thuẫn. Tôi đề nghị nhà nước phải quan tâm, ô tô cần chỗ nào để quy định cho rõ ràng, không để trên này nữa, tôi cảm thấy bừa bãi quá.

Vỉa hè cũ, xuống cấp dành cho người đi bộ, trong khi cùng một tuyến phố, ở đoạn cách đó không xa, vỉa hè được lát đá mới phục vụ trông giữ ô tô.

Vỉa hè cũ, xuống cấp dành cho người đi bộ, trong khi cùng một tuyến phố, ở đoạn cách đó không xa, vỉa hè được lát đá mới phục vụ trông giữ ô tô.

Bác có mong muốn gì về việc lát lại đá vỉa hè mà Hà Nội đang làm không ạ?

Thành phố Hà Nội là thủ đô của đất nước, cần phải thường xuyên tu bổ. Hiện nay, tôi thấy có nhiều tuyến trọng điểm, như vỉa hè xung quanh hồ Thiền Quang này, vỉa hè xuống cấp, khấp khểnh lắm. Người đi bộ chúng tôi vấp ngã nhiều. Phải làm khang trang lên, cơ bản nhất là chất lượng làm.

Chỗ này có thể do rễ cây xâm chiếm, nhưng mặt khác do thi công thiếu sự giám sát, có thể ăn bớt ăn xén nên bị lún, chất lượng lát không được bền lâu. Điều cơ bản nhất là chọn đơn vị thi công có trách nhiệm, hai là tăng cường sự giám sát.

Thi công thì tôi nghĩ phải làm nền, đầm nền cho thật tốt, vững chãi. Tôi để ý thấy người ta chỉ rải lượt cát, sau đó lắp đá lên, không thể ổn định được. Mình phải làm nền tốt, trước khi lát đá. Còn chọn loại đá, tôi thấy đây là kỹ thuật của nhà nước, người dân chỉ mong là chọn loại nào sao cho bền vĩnh cửu, đỡ phải đào đi đào lại, đỡ tốn tiền của nhân dân.

Cháu cảm ơn bác! 

Câu chuyện người đi bộ phải dò dẫm trên những vỉa hè cũ, xuống cấp trong khi ô tô chễm trệ đỗ trên những vỉa hè được lát đá tự nhiên khang trang không phải là hiếm ở Hà Nội. Những câu chuyện như bác Đạt gặp phải đang dần trở nên phổ biến. Nó cho thấy sự ưu tiên của chính quyền đô thị dành cho người đi bộ như thế nào.

Thiết nghĩ, những mâu thuẫn rõ ràng trong chính sách như vậy cần được chính quyền đô thị nhìn nhận một cách nghiêm túc. VOV Giao thông sẽ tiếp tục chia sẻ góc nhìn vấn đề này trong các chương trình tiếp theo.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.