Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Lao động ly hương, doanh nghiệp khó tuyển

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ ba 13/09/2022, 15:11 (GMT+7)

Sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm đã khiến nhiều lao động từ ĐBSCL tìm đến các đô thị và khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương tìm việc, dẫn đến tình trạng lao động ly hương ngày càng tăng...

Khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều lao động bắt đầu rời quê tìm việc ở các thành phố lớn, bỏ lại “khoảng trống” nhân lực tại chính quê hương của mình. Bài toán ổn định và nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn đang rất cần lời giải để người dân “ly nông, bất ly hương”, doanh nghiệp thôi cảnh khát nhân lực tại nơi sản xuất. 

Ghé một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang những ngày này, không khó để bắt gặp không khí làm việc hăng say của người lao động để kịp hoàn thành các đơn hàng những tháng cuối năm. Niềm vui còn nhân lên khi dịch bệnh được kiểm soát và trong số những công nhân trong doanh nghiệp, có người được làm việc trên chính quê hương của mình, không còn cảnh “tha phương cầu thực”.

Còn với doanh nghiệp, đây là thời điểm “vàng” để tăng tốc đạt mục tiêu đặt ra. Tuy có nhiều thuận lợi khi thị trường dần phục hồi, nhưng những khó khăn vẫn còn đó. Đặc biệt đối với ngành dệt may phải sử dụng lực lượng lao động rất lớn, qua thời gian chống dịch, có nhiều người lao động về quê và không quay trở lại công ty làm việc khiến biến động lao động, nhảy việc…thường xuyên xảy ra.

ảnh minh hoạ: vneconomy.vn

ảnh minh hoạ: vneconomy.vn

Ông Lê Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, cho hay: Ngoài khó khăn chung của thị trường như lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu thì giá xăng dầu biến động ảnh hưởng đến nhiều mặt của sản xuất. Bên cạnh đó là vấn đề nguồn nhân lực.

Làm sao để hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, đang là trăn trở chung của không chỉ riêng đơn vị: “Hiện nay, dự kiến có khoảng 1.500 lao động. Vừa rồi tính tuyển thêm nhưng mà tính để đủ 1.500 thôi nhưng mà sau này hàng những tháng cuối năm này thì phải xem xét lại. Hiện tại, vẫn đang tiếp tục tuyển những anh chị em có tay nghề. Trong ngành may chúng tôi hiện nay thì đội ngũ cán bộ quản lý ở các phòng ban, các bộ phận như kỹ thuật, hành chính thì vẫn phải chọn những anh chị em có trình độ, do vậy hiện nay tuyển thì cũng khó”.

Theo ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh và Công ty TNHH MTV thực phẩm Hạnh Nguyên, cho hay: Thay vì nghiên cứu, phát triển sản phẩm và thị trường mới như mọi năm thì đơn vị tập trung cho các thị trường sẵn có, tạo nền tảng vững chắc và bứt phá cho những năm tiếp theo.

Muốn làm được điều này, bên cạnh lao động phổ thông, doanh nghiệp rất cần những lao động chất lượng cao: “Hiện nay, đang thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Dù đăng tuyển nhưng vẫn chưa tìm được nguồn lao động chất lượng cao. Doanh nghiệp đang tuyển nhiều vị trí như: Giám đốc nhân sự, Kỹ thuật cơ điện (giỏi tiếng Anh)…”

Theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: Không riêng Hậu Giang mà các địa phương khác trong vùng cũng trong tình trạng tương tự với khoảng 10% dân số bỏ quê đi làm ăn xa. ĐBSCL chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, chưa tạo được công việc cho người dân: “Trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 13 các chương trình, hành động của Chính phủ thì đầu tư về vùng ĐBSCL là xu thế. Các vùng khác cơ bản lấp đầy doanh nghiệp nên vùng ĐBSCL được nhiều doanh nghiệp tìm về.

Đặc biệt, cơ chế của ĐBSCL rất thoáng, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Luật đầu tư. Hạ tầng có cảng Trần Đề, Cảng hàng không Cần Thơ nên thuận lợi rất nhiều, nhân công rẻ, chi phí ít…và rất thuận lợi về cơ chế đất đai. Tuy nhiên, cái đặt ra là nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho các doanh nghiệp này”.

Có thể thấy xu thế chung của nền kinh tế thị trường, sau này các khu công nghiệp sẽ đặt ra tiêu chuẩn kêu gọi các nhà đầu tư và doanh nghiệp, chắc chắn sẽ khó hơn với doanh nghiệp. Đầu tư khó hơn thì chắc chắn sẽ lựa chọn công nhân trình độ cao hơn.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết thêm: “Chúng tôi đã ký kết với Đại học Cần Thơ và các đơn vị khác, cũng như các tỉnh thành ĐBSCL để có lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp. Các trường Đại học, các cơ sở giáo dục cũng cần thay đổi cách thức đào tạo, giáo dục. Tôi nghĩ rằng giữa đào tạo, giữa doanh nghiệp, giữa chính quyền và người học phải có thay đổi khác hơn”.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho hay Về nhân lực, các ngành đang phục hồi mạnh như du lịch, dịch vụ đang rất khó vì thiếu hụt nhân lực.

Ông Phạm Tấn Công nhận định: Làn sóng dịch chuyển FDI toàn cầu sau COVID-19 cũng đòi hỏi Việt Nam chúng ta có nguồn nhân lực để nắm bắt làn sóng này. Nhân lực cần có giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó rất cần sự tham gia của doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện mô hình kết nối Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.

Các chủ trương, định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển ĐBSCL đã và đang được tập trung xây dựng và triển khai thực hiện. Trong đó, có phát triển nguồn nhân lực. Với vai trò và tiềm lực quan trọng của ĐBSCL, các chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước đang là động lực quan trọng cho phát triển mạnh mẽ của vùng trong thời gian tới. Do đó, các bên liên quan cần chủ động và tăng cường công tác quy hoạch, hợp tác, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển vùng trong bối cảnh mới.

Người lao động ly hương khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc tuyển dụng (ảnh: luatvietnam.vn)

Người lao động ly hương khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc tuyển dụng (ảnh: luatvietnam.vn)

Để lao động không phải ly hương, doanh nghiệp có nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu sản xuất thì nhiều địa phương ở miền Tây đang có nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng lao động bằng cách đào tạo sát với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân luồng từ cấp học phổ thông, phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu sử dụng.

Đặc biệt là có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ chân nhân tài.  Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Chí Tâm, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang về vấn đề này.

PV: Hiện nay, việc đào tạo nhân lực theo nhu cầu doanh nghiệp của tỉnh gặp những trở ngại nào thưa ông?

Ông Nguyễn Chí Tâm: Đào tạo là một vòng lẩn quẩn. Bây giờ nếu đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp. Giả sử một doanh nghiệp đang hoạt động cần vài chục công nhân, nếu nói cấp độ hỗ trợ khu vực của tỉnh thì Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội sẽ hỗ trợ về đào tạo nghề cho doanh nghiệp, như vậy thì làm sao đáp ứng được yêu cầu 50-70 công nhân của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù khác nhau.

Cái khó thứ 2, đào tạo không đồng bộ. Mỗi doanh nghiệp không phải phát sinh vào cùng 1 lúc, nhưng nếu trên này mình đào tạo một lúc 50-70 hoặc vài trăm công nhân thì nó lại không đáp ứng tính đặc thù của doanh nghiệp.

PV: Thưa ông, để giải quyết bài toán về thiếu nguồn lao động, dưới góc độ Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, ông có đề xuất gì?

Ông Nguyễn Chí Tâm: Thay vì hỗ trợ bằng cách đào tạo thì chúng ta có thể hỗ trợ chi phí đào tạo. Lãnh đạo tỉnh, địa phương hay Sở LĐTB&XH sẽ có chính sách hỗ trợ chi phí. Ví dụ bây giờ đào tạo hay gửi đi đào tạo chỗ đúng đặc thù, chi phí cho mỗi lao động khoảng 2 triệu nhưng lãnh đạo tỉnh hoặc Sở lao động có chủ trương, tùy theo lao động, nhóm ngành nghề gì A, B,C đào tạo lâu thì hỗ trợ nhiều, ngắn thì hỗ trợ ít.

Thay vì anh bỏ ra 2 triệu, bây giờ tỉnh hỗ trợ 300-500.000 đồng/lao động thì sẽ có hiệu quả hơn.

PV: Như vậy, theo ông làm gì để thu hút được lao động tay nghề cao, không phải ly hương đi làm ăn xa mà làm cho các doanh nghiệp ngay ở địa phương?

Ông Nguyễn Chí Tâm: Đầu tiên để người lao động quay về, tỉnh phải có mời gọi, đó cũng là biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp để có lượng lao động chất lượng cao. Ví dụ, một lao động chất lượng cao tỉnh có thể hỗ trợ 5 triệu... Còn việc lao động đó làm ở doanh nghiệp nào thì phải có sự phối hợp giữa cơ quan chức năng của tỉnh, cơ quan chính sách là Sở lao động hoặc là Liên đoàn lao động phối hợp, tìm các doanh nghiệp có nhu cầu.

Căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, Sở lao động sẽ chuyển cho các tỉnh... Tỉnh hỗ trợ, rồi doanh nghiệp cam kết chi trả lương là bao nhiêu thì mới thu hút được người lao động về địa phương. Nếu không, sau đào tạo, người lao động tay nghề cao sẽ đi các tỉnh phát triển, chứ không về tỉnh nhà.

PV: Xin cảm ơn ông.

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.