Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Đường sắt Việt Nam liệu có thể “thay máu” với phương án tái cơ cấu cấp bách?

Hoàng Hà: Thứ năm 29/09/2022, 10:59 (GMT+7)

Sau khi Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị này đã gấp rút triển khai thực hiện 3 nội dung cấp bách, tổ chức sắp xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối và hợp nhất một số đơn vị thành viên.

Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2021-2025 tập trung vào 3 nội dung cấp bách. Đó là, thực hiện thu gọn đầu mối chi nhánh xí nghiệp đầu máy từ 5 chi nhánh thành 3 chi nhánh và sẽ chính thức hoạt động từ 1/1/2023.

Đồng thời, thu gọn đầu mối các Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1,2,3 thành một ban và chính thức hoạt động từ quý IV/2022 thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Đặc biệt, sẽ hợp nhất 2 Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn thành một.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi xác định đây là các vấn đề cấp bách phải tiến hành một cách khẩn trương, nhưng cũng phải thực hiện cẩn trọng, đảm bảo tính kế thừa và liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo, các tổ giúp việc và tiến hành tham khảo một số tư vấn có kinh nghiệm về việc hợp nhất 2 công ty vận tải".

Ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội cho biết, để tạo thuận lợi cho việc hợp nhất hai công ty, từ 1/10 tới đơn vị sẽ hợp nhất Chi nhánh toa xe Hà Nội và Chi nhánh toa xe hàng thành một; hợp nhất Chi nhánh vận tải đường sắt Bỉm Sơn và Chi nhánh vận tải đường sắt Vinh thành một. Hiện nay đơn vị đang thực hiện các thủ tục lựa chọn tư vấn về việc hợp nhất và thẩm định giá trị doanh nghiệp.

"Bước đầu tiên chúng tôi đã làm đó là thực hiện các thủ tục thuê tư vấn, có 2 tư vấn chính, thứ nhất là tư vấn về các thủ tục hợp nhất doanh nghiệp và hai là tư vấn đánh giá tài sản doanh nghiệp. Đến thời điểm này, chúng tôi đã làm các bước theo quy định của pháp luật về thuê tư vấn và đã báo cáo lên ban chỉ đạo Tổng công ty, chờ ý kiến chỉ đạo sau đó sẽ kí hợp đồng tư vấn", ông Đỗ Văn Hoan cho biết.

photo-1-15873027666041646004504 (1)

Còn tại Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn, trước mắt sẽ hợp nhất 6 Chi nhánh vận tải đường sắt trực thuộc thành 5 đơn vị. Trên cơ sở kết quả lựa chọn tư vấn của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội, doanh nghiệp này sẽ tham khảo, xem xét tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn định giá tài sản, sao cho đảm bảo thống nhất khi triển khai hợp nhất.

"Hợp nhất 2 công ty vướng nhất là vấn đề khoản lỗ của các năm xử lý nhưu thế nào? Đây là bài toán khó, phải có lời giải từ cấp quản lý cấp trên. Sau khi các đơn vị tư vấn xây dựng phương án hợp nhất, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc xử lý các khoản lỗ đó. Nếu cấp có thẩm quyền giải quyết được bài toán vốn chủ sở hữu thì việc hợp nhất sẽ triển khai sớm thôi".

Phương án tái cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không phải là mới, nhưng với sự quyết liệt và “cấp bách” hiện nay, không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng của người lao động. Bởi 2 năm dịch bệnh vốn đã khiến cho việc làm và thu nhập của họ vô cùng bấp bênh.

Một số lao động chia sẻ:

"Xí nghiệp đầu máy Yên Viên và xí nghiệp đầu máy Hà Nội sáp nhập làm một, số người đông lên thì chúng tôi không biết việc làm thế nào, chắc sẽ phải chia việc cho công nhân bên đấy, sẽ ít việc đi".

"Sáp nhập vào thì cũng có cái lợi, bây giờ nếu để lại thì sẽ chồng chéo nhau, một xí nghiệp sẽ đỡ hơn".

Ảnh: Nhân dân

Ảnh: Nhân dân

Theo GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT đặc điểm hoạt động của đường sắt là tính thống nhất cao, hoạt động xuyên suốt tất cả các bộ phận, các khâu, từ đầu máy tới toa xe, gác chắn... Vì thế việc đường sắt tách 3 nội dung cấp bách để tái cơ cấu trước theo hướng hợp nhất là điều rất đáng mừng, khắc phục được tình trạng nhiều đầu mối, khó chỉ đạo và quản lý như hiện nay.  

"Chủ trương của Chính phủ cho cải tổ đường sắt theo hướng tập trung lại như vậy là rất đúng, vì không chỉ với đặc thù của đường sắt cần có sự chỉ đạo tập trung và đúng với tình thế hiện nay, khó khăn của ngành đường sắt cần có sự tập hợp nhua lại, cùng gánh vác thì mới có thể đẩy được tình hình lên và mới vượt qua được những khó khăn rất lớn hiện nay", GS Lã Ngọc Khuê cho biết.

Dưới góc nhìn khác, là người từng chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của đường sắt, ông Trần Ngọc Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ vận tải (Bộ GTVT) cho rằng: Đường sắt đã qua nhiều lần tái cơ cấu, việc tổ chức lại để tinh giản bộ máy, giảm khâu trung gian là mục tiêu của nhiều thời kỳ. Việc thu gọn các xí nghiệp đầu máy là cần thiết, nhưng phải dựa trên quy trình kỹ thuật của phương tiện đang vận hành để tính toán đầu mối phù hợp.

"Hiện đường sắt Việt Nam đang chạy trên hệ thống cơ sở hạ tầng với tốc độ rất chậm, liên quan đến cung độ để đầu máy đó đi một vòng hành trình phù hợp với quy trình bảo dưỡng bảo trì. Ví dụ, đầu máy của Hà Nội, đi từ đây vào đến Vinh và quay về thì đúng 1 quy trình để bảo trì, nhưng nếu chúng ta ghép vào, nó đi quá xa, lại vượt quá nên phải tính toán kĩ, xem quy trình của nhà sản xuất loài đầu máy diezen hiện nay có thể kéo dài quy trình bảo trì thì ghép vào", ông Trần Ngọc Thành cho biết.  

Ông Trần Ngọc Thành cũng lưu ý, việc sáp nhập 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt cần phải cân nhắc kỹ càng, bởi việc hợp nhất thành một dễ xảy ra quan liêu và không còn sự cạnh tranh. Vấn đề mấu chốt giúp đường sắt có thể “lột xác” là phải đầu tư thay đổi kết hạ tầng đường sắt.

Vấn đề mấu chốt giúp đường sắt có thể “lột xác” là phải đầu tư thay đổi kết hạ tầng đường sắt. Ảnh: Báo Đầu tư

Vấn đề mấu chốt giúp đường sắt có thể “lột xác” là phải đầu tư thay đổi kết hạ tầng đường sắt. Ảnh: Báo Đầu tư

Trong 20 năm qua, đường sắt Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mô hình, sắp xếp, tách rồi nhập các đơn vị nhưng vẫn chưa tạo ra thay đổi đột phá, thị phần vận tải đường sắt vẫn sụt giảm qua từng năm. Đặc biệt 2 năm Covid 19 Đường sắt Việt Nam thua lỗ hơn 2 nghìn tỷ đồng. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông cùng với việc tái cơ cấu “cấp bách” cần có sự nhìn nhận và đầu tư tương xứng về hạ tầng.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Khó lột xác nếu chỉ tinh giản bộ máy, cần phải thay đổi kết cấu hạ tầng 

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam năm 2003, đến năm 2013, đề án tái cơ cấu giai đoạn 1 được thực hiện, với trọng tâm là cổ phần hóa 2 Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.

Tuy nhiên, sau đó 2 đơn vị này lại cạnh tranh lẫn nhau, hoạt động không hiệu quả, ngành đường sắt ngày càng mất thị phần.

Để khắc phục những bất cập trên, năm 2017 đường sắt đã xây dựng đề án tái cơ cấu cho giai đoạn 2017 - 2020. Tuy nhiên, việc thay đổi đại diện chủ sở hữu từ Bộ GTVT tải sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN từ cuối năm 2018 khiến cho đề án này vẫn chưa thể triển khai.

Với những khó khăn nội tại còn hiện hữu, lại thêm ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid 19 đã khiến cho đường sắt rơi vào cảnh thua lỗ hơn 2 nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm.

Trong đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ tháng 3/2022 chuyển từ giai đoạn 2017-2020 sang 2021-2025. Theo đó, mô hình sản xuất, kinh doanh của DN này sẽ được tổ chức lại hợp lý hơn, theo hướng tập trung vào ba ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.

Tuy nhiên, việc hợp nhất 2 Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn trong điều kiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang nắm giữ cổ phần chi phối và có lỗ lũy kế tính đến thời điểm hợp nhất đang là rào cản lớn.

Mặt khác, việc hợp nhất chưa có tiền lệ, chưa có quy định cụ thể, vì thế các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn về thủ tục hợp nhất hai công ty có cổ phần chi phối của nhà nước đang có lỗ lũy kế.

Theo các chuyên gia, việc tinh giản bộ máy, giảm khâu trung gian là điều kiện cần giúp đường sắt hoạt động hiệu quả hơn. Thế nhưng để đường sắt “bứt phá” thì phải dựa trên cơ sở thay đổi kết cấu hạ tầng đường sắt.

Một ngành vận tải “xương sống” của đất nước, có thời kỳ sản lượng vận tải đường sắt đã chiến tới gần 40% sản lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải ở những năm 60 của thế kỷ trước, thì nay thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm hơn 1%.

Nguyên nhân là bởi hạ tầng đường sắt sau hơn 100 năm đầu tư nay đã rất lạc hậu, cũ kĩ, nhưng không được đầu tư nâng cấp; vẫn là đường đơn, khổ 1m từ thời Pháp; phương tiện đầu máy toa xe đều ở giai đoạn sắp hết niên hạn sử dụng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 9 này dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư. Sau đó, sẽ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ 2021-2026, với mục tiêu đến năm 2028-2029 sẽ khởi công một số gói thầu của hai đoạn Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang.

Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng thì cách thức vận hành đường sắt cũng cần được thay đổi phù hợp. Mặc dù, gần đây thị phần vận tải hàng hóa bằng đường sắt đều có tăng trưởng, kể cả trong 2 năm dịch Covid 19.

Thế nhưng, do hoạt động khá đơn độc, thiếu sự chủ động và thiếu tính kết nối với các phương thức vận tải khác; chi phí vận tải cao, thời gian vận chuyển dài và các phương án kinh doanh cũng chưa thực sự đột phá đang khiến cho đường sắt ngày càng tụt lại phía sau.

Để vực dậy ngành đường sắt, cần phải đổi mới từ tư duy đến hành động, đầu tư cải thiện hạ tầng mới nâng cao được năng lực và chất lượng dịch vụ, tạo đòn bẩy giúp thay đổi thị phần vận tải./.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.