Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Đừng tự làm cảnh sát

Phạm Quang Vinh: Thứ tư 20/07/2022, 06:30 (GMT+7)

Khi gặp chuyện chướng tai gai mắt, chúng ta theo lẽ thường sẽ muốn ra tay can thiệp, nhưng đôi khi hành động của chúng ta trở nên quá đà, vượt quá chức phận và năng lực của bản thân. Hậu quả đôi khi nằm ngoài khả năng chịu trách nhiệm của bản thân.

Có một tình trạng khi bạn đi trên đường, đặc biệt ở Việt Nam, bạn sẽ tương đối dễ gặp, đôi khi điều này làm lúng túng cho những người quan tâm đến việc tuân thủ các quy định về pháp luật.

Đó là có rất nhiều người khi đi lại trên đường, hoặc ứng xử trong xã hội, thì rất muốn thực hiện quyền năng của mình như một người phân xử, như một người cảnh sát,

Ví dụ, trong một video clip được chia sẻ cách đây vài tuần trên nhóm Facebook về giao thông, người lái khi chia sẻ video đó có vẻ tương đối hãnh diện về việc làm của mình. Sau khi thấy một xe ô tô gây tai nạn và bỏ đi, anh ta đã lái xe đuổi theo phương tiện.

Hai chiếc xe đều chạy với tốc độ cao và suýt gây tai nạn cho một vài xe khác trong quá trình bỏ chạy, rất may là không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Sau đó, anh ta vượt xe lên ép chiếc xe kia vào vỉa hè và yêu cầu dừng lại.

Đoạn cuối video, tôi còn ngồi nghe thấy có tiếng anh ta chửi mắng người gây tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn nam thanh niên tử vong do truy đuổi cướp ở TPHCM đêm 27/4. Ảnh: Trần Kha/Thanh niên

Hiện trường vụ tai nạn nam thanh niên tử vong do truy đuổi cướp ở TPHCM đêm 27/4. Ảnh: Trần Kha/Thanh niên

Liệu anh ta có quyền làm như vậy không? Tôi nghĩ có ít người không nhận ra thự tế là anh ta không có quyền làm như vậy. Và anh ta đang tạo ra rủi ro cho chính khi làm như vậy.

Vì nếu như có bất kỳ tai nạn, sự cố nào xảy ra quá trình truy đuổi, thì anh ấy sẽ là người phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đôi khi, nếu như gây tai nạn thì trách nhiệm pháp lý đó sẽ tương đối nặng nề, chứ không phải là những câu chuyện đơn giản.

Nhưng đó không phải là trường hợp duy nhất, thực tế có khá nhiều trường hợp khác trên đường. Có những người đi trên đường và tự cho mình quyền định đoạt là tôi đúng và anh sai.

Ví dụ, tôi đang chạy trên đường và tôi đang chạy tốc độ tối đa được cho phép, thì tôi không có nghĩa vụ phải nhường cho anh vượt.

Thực ra, những người hành xử như vậy còn thiếu hiểu biết về luật giao thông. Cụ thể, theo luật, ngay khi bạn cảm nhận thấy an toàn, bạn phải nhường cho xe phía sau vượt lên, nếu họ muốn vượt.

Không ai có thể và không ai có đủ khả năng để có thể trình bày với bạn như với nhà chức trách hay, với một cảnh sát là: tôi đang có việc này, bạn đang chở người đi cấp cứu, hay đang làm nhiệm vụ gì đó buộc bạn phải vội vàng, phải đi rất nhanh.

Làm sao bạn có thể trình bày với tất cả những người đang lái xe khác trên đường là tôi đang có nhu cầu như thế này, tôi đang có nhu cầu thế kia, hãy nhường cho tôi vượt lên. Và những người khác trên đường cũng không có thẩm quyền để làm công việc giống như một cảnh sát, để không cho phép người khác làm cái này, cái kia.

Trước đó cũng đã xảy ra vụ việc nữ sinh tử vong nghi do đuổi theo cướp. Ảnh: PLO

Trước đó cũng đã xảy ra vụ việc nữ sinh tử vong nghi do đuổi theo cướp. Ảnh: PLO

Thậm chí, tôi từng xem một video nói về một người dân thấy một xe đi vào đường ngược chiều và người đó dùng phương tiện của mình để ngăn cản, đó là một hành động nguy hiểm và cũng không phù hợp với pháp luật.

Bạn không biết chắc việc đi như thế của người ta là đúng hay không. Việc bạn có thể làm trong những trường hợp như vậy, là thông báo cho cơ quan chức năng, cho cảnh sát giao thông, cho các cơ quan có thẩm quyền. Và các cơ quan thẩm quyền mới có đủ quyền năng điều tra và xử lý những trường hợp như vậy.

Trong nhiều xã hội, để tránh va chạm giữa các cá nhân, mọi người thông thường sẽ định ra những người có thẩm quyền tài phán, thẩm quyền hòa giải để các cá nhân,tập thể khi có mâu thuẫn quyền lợi hay khi có va chạm, sẽ thông qua đó và thông qua các quy định của pháp luật, để làm việc với nhau.

Bởi vì rất đơn giản, nếu để họ trực tiếp làm việc, thì đôi khi hậu quả của việc không kiểm soát được quyền năng của mình sẽ là quá lớn.

Nếu như tôi có thể đưa ra một đề nghị, tôi hi vọng, chúng ta đừng làm thay công việc của những người trong cơ quan có thẩm quyền, đừng làm công việc của cảnh sát, vì chúng ta không phải ở vị trí đó. Hãy để cho các cơ quan công quyền làm việc của mình.

Nếu làm thay công việc của cơ quan chức năng, không chỉ làm tổn hại cho chính chúng ta, mà sẽ làm tổn hại cho cả những lợi ích chung./.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn