Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Đồng phục học sinh

Phạm Quang Vinh: Thứ tư 07/09/2022, 07:00 (GMT+7)

Các em học sinh ở khắp nơi trên cả nước đã quay trở lại trường và sau vài năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các em cũng đã có ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới. Câu chuyện mà chúng tôi muốn bàn đến hôm nay nhân dịp năm học mới bắt đầu, đó là về đồng phục cho học sinh các trường.

Từ nhiều năm nay, có rất nhiều trường học ở nước ta, bắt đầu từ các trường học ở đô thị, nơi mà các gia đình có điều kiện hơn một chút về mặt tài chính, chi tiêu đã có yêu cầu học sinh mặc đồng phục tới trường.

Và sau đó, lan dần ra nhiều nơi, và gần như là một phong trào, rất nhiều trường phổ thông từ đủ mọi cấp, mẫu giáo đến tiểu học, đến trung học.

Trước hết là chúng ta quay lại với mục tiêu đồng phục để làm gì? Nếu như đối với khá nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ở phương Tây, đồng phục là một dấu hiệu học sinh trong cùng một trường họ có thể nhận ra nhau, phân biệt với nhau.

Nơi mà đồng phục của học sinh được sử dụng phổ biến nhất, có lẽ là các trường học ở Anh, quốc gia mà đồng phục của học sinh gần như là được khuyến nghị, thậm chí là bắt buộc để mặc trọng tất cả các ngày đến trường.

Và thậm chí, có những nước đưa vào luật nói rằng là, việc mặc đồng phục không được phép bắt buộc, có thể là khuyến nghị, nhưng cấm các trường học đưa ra quy định buộc học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi nghĩ, với mục tiêu của đồng phục với chúng ta, có lẽ nó bắt nguồn còn từ một tư duy khác, đó là tư duy mà từ đồng phục, mọi người sẽ có xu hướng tư duy giống nhau, hành xử giống nhau. Và đồng phục trong trang phục nó sẽ dẫn đến đồng phục trong tư duy.

Điều này đâu đó cũng không phù hợp lắm với mục tiêu của chúng ta, là làm thế nào để dạy cho học sinh, cho trẻ em có được tư duy độc lập, tránh những tư duy lối mòn hay tư duy a dua.

Đồng phục nó sẽ không còn có ý nghĩa nữa nếu như các trường phổ thông mặc giống nhau. Đồng phục thật ra nó chỉ có ý nghĩa khi mà các trường có các bộ trang phục khác nhau.

Đồng phục gây ra khá nhiều vấn đề và tôi nghĩ là, một trong những cái thiếu nhất của chúng ta bây giờ đó là một hướng dẫn, chính sách rõ ràng của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

Tôi nghĩ, Bộ GD-ĐT nên và cần phải có một nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể, có quy định cụ thể về đồng phục. Ví dụ, đồng phục bắt buộc không? Nếu bắt buộc thì cần phải cân nhắc đến các trường vùng sâu, vùng xa, các trường ở vùng dân tộc ít người có đồng phục không?

Thứ hai, việc mặc đồng phục có bắt buộc không, hay nó là lựa chọn cho học sinh? Việc đó cần quyết định thống nhất trên toàn quốc, nó là một phần của giáo dục, nó cũng là một phần của sinh hoạt nhà trường.

Chúng ta không thể thả nổi theo cách điều kiện thế nào thì làm thế ấy, giống như trong các trường học hiện nay./.

 

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?