Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Đầu tư và tổ chức giao thông cao tốc: Giao cho địa phương để chủ động hay dồn gánh nặng?

Quách Đồng: Thứ hai 01/08/2022, 15:30 (GMT+7)

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04, trong đó yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, đồng thời làm rõ trách nhiệm của UBND tỉnh trong việc tổ chức giao thông và quản lý, bảo trì đường cao tốc do địa phương đầu tư.

Sau 8 năm thực hiện, Nghị định 32/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc cũng bộc lộ nhiều bất cập. Do vậy việc Bộ GTVT sửa đổi Nghị định số 32 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc là rất cần thiết để khắc phục những bất cập này.

Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc có những chính sách nào để phân quyền, phân cấp cho địa phương trong việc đầu tư, quản lý và tổ chức giao thông trên cao tốc?

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc) do Bộ GTVT soạn thảo có 3 Điều, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014; Bãi bỏ một số điều của Nghị định số 32/2014 và Điều khoản thi hành.

Cụ thể, dự thảo nghị định quy định, cơ quan quản lý đường cao tốc không chỉ là các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT, mà còn cả cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đặc biệt, dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc đã phân công, phân cấp cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý; Đồng thời thỏa thuận phương án tổ chức giao thông trong trường hợp đường cao tốc của Bộ GTVT hoặc của địa phương khác đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình.

Ảnh minh họa: Zing

Ảnh minh họa: Zing

Để phù với tình hình thực tế phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong việc phê duyệt đầu tư, tổ chức giao thông trên cao tốc, Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc cũng quy định, Bộ GTVT chịu trách nhiệm quy định nội dung phương án tổ chức giao thông, việc tổ chức giao thông trên đường cao tốc trong trường hợp đặc biệt, các trường hợp tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc; Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;

Bộ GTVT cũng cũng chịu trách nhiệm thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với UBND cấp tỉnh trong trường hợp đường cao tốc do địa phương đầu tư xây dựng, kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT.

Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc cũng quy định, thu phí trên đường cao tốc áp dụng hình thức thu phí điện tử tự động không dừng (ETC) theo chủ trương hiện nay của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc đang được Bộ GTVT gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương. Dự thảo nghị định sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Nút giao Cổ Linh Linh- cao tốc Hà Nội Nội- Hải Phòng Phòng (ảnhh: toquoc.vn)

Nút giao Cổ Linh Linh- cao tốc Hà Nội Nội- Hải Phòng Phòng (ảnhh: toquoc.vn)

GIAO ĐỂ ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỘNG

Dự thảo Nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc có những chính sách cụ thể như thế nào để phân công, phân cấp cho UBND cấp tỉnh đầu tư và tổ chức giao thông trên cao tốc?

PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ quản lý, bảo trì đường bộ, Tổng cục Đường bộ VN – đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định:

PV: Thưa ông, vì sao dự thảo nghị định lại đề xuất quy định việc phê duyệt tổ chức giao thông trên cao tốc thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương?

Ông Lê Hồng Điệp: Chính quyền địa phương khi đầu tư, xây dựng đường cao tốc thuộc địa phương mình thì sẽ căn cứ vào quy hoạch giao thông và quy hoạch tỉnh. Việc tổ chức giao thông là một nội dung, một nhu cầu xác định trước khi đầu tư xây dựng đường cao tốc.

Vì vậy phải giao cho địa phương để địa phương chủ động. Chỉ có điều khác với trước, khi tổ chức giao thông trong trường hợp đặc biệt thì Bộ GTVT phê duyệt theo đề nghị của địa phương đối với đường cao tốc của địa phương, lần này thì phân cấp cho địa phương chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Khi giao cho địa phương chịu trách nhiệm thực hiện việc tổ chức giao thông trên địa bàn thì liệu nó có gây ra những sự khác nhau so với các tuyến khác trên địa phương khác nhưng cùng một trục tuyến cao tốc hay không?

Dự thảo nghị định cũng có quy định trường hợp đường cao tốc do Bộ Giao thông đã đầu tư, nếu như UBND tỉnh khác có đầu tư đường nối vào đường cao tốc này thì sẽ có sự thỏa thuận với Bộ GTVT về việc tổ chức giao thông liên thông giữa 2 tuyến đó.

Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ quản lý, bảo trì đường bộ, Tổng cục Đường bộ VN

Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ quản lý, bảo trì đường bộ, Tổng cục Đường bộ VN

Trong trường hợp một tỉnh đã đầu tư đường cao tốc, tỉnh khác muốn đầu tư đường cao tốc kết nối cùng với tỉnh này thì hai tỉnh sẽ có sự bàn bạc, phối hợp để kết nối giao thông thuận lợi trên hai đường cao tốc giữa hai địa phương cùng đầu tư.

Ví dụ như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn vừa đi qua địa phận Hải Phòng, vừa đi qua địa phận Quảng Ninh thì hai địa phương cần có sự phối hợp nhau, để làm sao cái mạch máu giao thông liên tục, thông suốt cũng như tổ chức thu phí sẽ hạn chế những trạm thu phí, rồi công tác kiểm soát tải trọng xe và nhiều nội dung khác.

Mỗi địa phương, mỗi dự án lại có sự phân kỳ đầu tư nhất định. Vậy trong trường hợp các cao tốc đi qua các địa phương cũng đấu nối với nhau như vậy thì sẽ có một cơ chế giao trách nhiệm như thế nào để tạo sự hài hòa giữa các nhà đầu tư và giữa các dự án?

Việc đó thì phải giải quyết ở khâu đầu tư. Trước khi ký dự án đầu tư thì người ta đã tính toán và người ta có thẩm tra, thẩm định rất kỹ, nhất là đối với đầu tư đường cao tốc. Hai là Bộ GTVT cũng đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với các cơ quan khoa học nghiên cứu, thẩm định và ban hành Tiêu chuẩn cơ sở về xây dựng đường cao tốc trong thời kỳ quá độ và tổ chức giao thông trên đường cao tốc trong điều kiện phân kỳ đầu tư.

Tiêu chuẩn cơ sở thì cũng mới ban hành, nếu thực hiện xong tiêu chuẩn cơ sở đó thì những cái tồn tại hạn chế của đường cao tốc phân kỳ đầu tư, thứ nhất là có cơ sở để thực hiện. Thứ hai là có nội dung để biết cách thực hiện như thế nào. Như vậy đã giải quyết căn bản những khó khăn hiện nay.

PV: Nếu quy định này được ban hành theo nó sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Ông Lê Hồng Điệp: Giao cho địa phương đầu tư thì đương nhiên là nó phát huy được nguồn lực của địa phương.

Ví dụ, cách đây một số năm thì chỉ có chưa đến 10 tỉnh có thể tự cân đối được ngân sách, nhưng hiện nay chúng ta đã có khoảng 16-17 đã đảm bảo ngân sách và các địa phương thì nhu cầu vận tải tăng rất nhanh mà cái đó cứ trông chờ vào Trung ương thì nó sẽ không kịp thời và không linh hoạt.

Thế thì địa phương có thể làm đường cao tốc dài hoặc ngắn là do địa phương lựa chọn theo hướng phù hợp.

PV: Xin cảm ơn ông!

CÓ DỒN GÁNH NẶNG CHO ĐỊA PHƯƠNG?

Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết hiện nay hay chưa? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc đầu tư, phát triển và quản lý cao tốc như thế nào?

PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn Phỏng vấn đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

PV: Thưa ông, ông có ý kiến như thế nào về đề xuất giao cho địa phương đầu tư và tổ chức giao thông trên cao tốc như dự thảo đề ra?

Ông Phạm Văn Hòa: Đây là vấn đề chưa có tiền lệ. Nghị định sửa mới lại giao cho địa phương quản lý. Như vậy, đây cũng là cách phân cấp phân quyền cho địa phương. Tuy nhiên, theo tôi đường cao tốc có liên quan đến nhiều tỉnh, được quản lý, xây dựng rất chặt chẽ. Nếu phân cấp cho địa phương thì tôi e rằng nó không hợp lý lắm và nên chăng vẫn để cho Bộ Giao thông quản lý.

Ban soạn thảo đề xuất giao cho địa phương đầu tư, tổ chức giao thông trên cao tốc là vì ngày càng nhiều địa phương có nguồn thu lớn, đảm bảo chi ngân sách, có thể bằng nguồn kinh phí của địa phương hoặc có thể kêu gọi nguồn đầu tư xã hội hóa cho cao tốc sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương?

Bộ Giao thông lý giải như vậy là Quốc lộ là địa phương quản lý, đường cao tốc quản lý thì Bộ Giao thông làm cái gì? Nếu tất cả những đoạn đường cao tốc mà trên địa bàn quản lý của 63 tỉnh thành đều giao cho địa phương hết, như vậy thì Bộ Giao thông làm cái gì? Còn nếu giao cho địa phương kêu gọi đầu tư và địa phương đầu tư thì tiền đâu địa phương đầu tư?  Phải chăng nói là phân cấp quản lý rồi tuồn cho địa phương hết, có phải dồn gánh nặng cho địa phương hay không?

Trong khi đó, địa phương quản lý đường tỉnh, đường huyện, đường lộ, là địa phương phải bỏ ngân sách để đầu tư. Thêm nữa, nếu kêu gọi đầu tư không được thì ngân sách đâu đầu tư? Mà nếu không có ngân sách đầu tư như vậy thì Bộ Giao thông bỏ luôn hay phải chờ cơ chế xin – cho, ai xin được, tranh thủ được thì đầu tư, còn không được thì không được đầu tư?

Ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

PV: Ông có lo ngại việc giao cho địa phương đầu tư và tổ chức giao thông trên cao tốc sẽ gây ra sự khác biệt giữa các tuyến và giữa các địa phương hay không?

Ông Phạm Văn Hòa: Nếu mà giao cho địa phương đầu tư, quản lý như vậy thì mỗi địa phương có một cái đầu tư theo khả năng, theo nguồn lực của mình, địa phương nào giàu tiền thì họ lại đầu tư khác, như vậy sẽ không hợp lý.

Cho nên muốn cho Trung ương quản lý đó là để có sự thống nhất chung trong cả nước, đầu tư như nhau, tuyến như nhau thì nó sẽ thuận lợi và hợp lý hơn. Địa phương nào muốn và địa phương nào có khả năng đầu tư thì để cho địa phương đầu tư chứ không thể Bộ GTVT buông hoàn toàn 100% cho địa phương.

PV: Theo ông, cần có quy định như thế nào để tạo ra sự thống nhất giữa các địa phương không có cùng tiềm lực kinh tế hoặc không có khả năng đầu tư cao tốc?

Ông Phạm Văn Hòa: Nếu địa phương nào có điều kiện, có tiền và kêu gọi đầu tư được thì cũng nên để cho địa phương đó đầu tư và kêu gọi đầu tư theo quy định chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, thì nó sẽ dễ dàng hơn và không tạo ra cơ chế xin – cho. Chứ nếu hoàn toàn giao cho địa phương quản lý hết, địa phương đầu tư hết thì sẽ tạo một cơ chế xin- cho và đường bộ thì cũng giao cho địa phương và cao tốc cũng giao cho địa phương như vậy đẻ ra Cục Đường bộ để làm gì, đẻ ra Cục Đường cao tốc để làm cái gì?

PV: Xin cảm ơn ông.

Ngày càng nhiều địa phương không chỉ đảm bảo thu chi ngân sách, mà còn có kinh phí để đầu tư xây dựng cao tốc. Tuy vậy, với quy định hiện hành, địa phương chưa được chủ động trong việc đầu tư, phát triển và tổ chức giao thông trên cao tốc cho phù hợp với đặc thù và tiềm năng kinh tế của mỗi tỉnh, thành phố.

Những quy định mới tại Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, trong đó trọng tâm là phân cấp, phân quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc đầu tư và tổ chức giao thông trên cao tốc được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc phát triển hệ thống cao tốc như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.