Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Bồng bềnh “thương cảng tro”

Nhóm PV: Thứ bảy 10/12/2022, 14:42 (GMT+7)

Ngoài những chợ nổi có tiếng như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm... thì ở huyện cù lao Chợ Mới (An Giang) cũng có một chợ nổi độc đáo không kém, buôn bán duy nhất một thứ hàng hóa “không giống ai”, đó là chợ tro Trà Thôn – Chợ “mua của người chán, bán cho người cần”…

Một góc chợ tro Trà Thôn. Ảnh: htv.com.vn

Một góc chợ tro Trà Thôn. Ảnh: htv.com.vn

"Tro Trà Thôn cắm sào khắp ngã

Thấy tôi đen đúa cô chớ vội cười

Tro này bán hổng mắc đâu

Ruộng vườn cô trúng, chúng mình nên duyên…"

Tháng 12, trong cái bàng bạc mù sương của những ngày cuối năm, chúng tôi lại theo ghe xuồng của cánh thương hồ Tây Nam Bộ lênh đênh trên những nhánh sông dệt thành huyền thoại. Cánh thương hồ chọn nghiệp sông nước mưu sinh nên không có con kinh, con rạch nào mà họ chưa qua, chưa biết.

Khi chúng tôi ngỏ ý quá giang về làng tro Chợ Mới, ghe thương hồ rẽ sóng hướng thẳng Kinh Trà Thôn.

Kinh Trà Thôn nối liền sông Tiền với sông Ông Chưởng, là con kinh vốn do người dân đào đất mà thành. Hai bờ kinh thuộc hai ấp Long Quới 1 và Long Quới 2 (xã Long Ðiền B), là nơi có nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề mua bán tro, tập trung đông nhất khoảng một cây số ở đoạn đầu kinh Trà Thôn thông với sông Ông Chưởng.

Vì vậy, mà nhắc đến làng Trà Thôn, dân trong nghề thường gọi nơi đây bằng một cái tên rất oách: “Thương cảng tro”!

Chưa ai có thể khẳng định chính xác “làng tro” ra đời từ khi nào. Những bậc cao niên lớn tuổi thì bảo, khoảng những năm 1960, 1970 thì nghề đi tro đã xuất hiện ở đây. Lúc đầu chỉ có vài hộ làm nghề, chủ yếu đi xin tro trong xóm về gom lại phục vụ nhu cầu trồng hoa màu tại địa phương.

Nhưng cũng có nhiều tài liệu ghi chép, chợ tro ra đời từ sau năm 1975, khi đó, một số ghe đi thu mua tro rơm từ những vùng lân cận chở về neo đậu ở cầu Trà Thôn để bán cho các chủ vựa. Rồi từ từ, nghề mua bán tro rơm đã giúp nhiều chủ vựa và thương lái có nguồn thu nhập khá, dần dà cả xóm đều đi tro.

"Mình đi tùm lum chỗ hết, đi Tây Ninh, Sài Gòn là nhiều. Theo mùa vụ nếu như nghe mùa thì đi khoảng một tuần lễ còn dịch vụ thì đi khoảng một tháng, nửa tháng. Mỗi chuyến hàng về thì kiếm 1-2 triệu đủ sống".

"Chủ yếu là chở cho bán ở địa phương, nếu như có mặt hàng gì đặc sản thì người ta sẽ chở về như trái cây đồ".

Mình ở đây cũng lai rai, mần hoài không có dư. Nào là trộn tro, đội tro, vác tro, mình làm đủ hết nghề nào có tiền là làm".

Người ta kể, thời hoàng kim, khoảng những năm 1980, 1990. Hồi đó, có khoảng 400 gia đình mưu sinh bằng nghề này. Vào khoảng tháng 11 âm lịch là có hàng trăm tàu ghe tập hợp dày đặc cả một khúc sông. Từ sáng sớm tới tận chiều, “chợ nổi” tro ở Trà Thôn lúc nào cũng tấp nập ghe, những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng đầy ắp tro, còn ghe lớn thì neo tại chỗ, chờ làm “thủ tục” thu mua. Chủ ghe lớn và chủ ghe nhỏ sau khi “được giá” thì tiến hành đong tro từ ghe nhỏ sang ghe lớn. Tro được tính bằng giạ:

"Theo tôi biết hiện nay chỉ còn một số hộ buôn bán nó rất là nhỏ. Nhưng mà thời điểm trước đây tôi nghĩ khoảng năm 2000 trước thời điểm đó nữa là hơn 20 năm rồi đó. Các phương tiện ghe nhỏ hoặc xuồng thu mua khi nào đầy tro thì mới vận chuyển về kho của người ta. Xong rồi gom đủ thì người ta sẽ vận chuyển đi bán ở các vùng có nhu cầu cần như Bạc Liêu hoặc là Tây Ninh, Gò Dầu".

Ngày nay, ở đây chỉ còn khoảng vài chục hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề mua bán tro, không còn hưng thịnh như trước. Những hộ này được xếp nôm na thành ba thành phần: người bán, người thu mua, người làm công. Người làm công lo công việc đong, bê vác và trộn tro từ các ghe nhỏ sang ghe lớn, do chủ ghe lớn thuê. Mỗi khâu một người. Người trộn tro phải có “nghề”, khi đổ tro xuống ghe, đồng thời phải trộn cho đều giữa “tro nhẹ” và “tro nặng”, tiền công của mỗi người là 150.000 đồng/ngày.

Người bán, tức chủ ghe nhỏ, ghe khoảng 10 tấn trở xuống, bỏ công đi thu gom tro ở trong tỉnh, cũng có khi đi tới Bến Tre, Trà Vinh. Mỗi đợt đi thu gom đầy ghe tro khoảng 10 ngày, rồi về bến Trà Thôn bán lại cho các ghe lớn. Nghỉ ngơi một vài ngày họ lại tiếp tục chuyến khác. Người thu mua tro hay còn gọi là chủ ghe lớn, thông thường thì ghe từ 35 tấn trở lên, có ghe gần 70 tấn, sẽ thu mua tro ở các “ghe nhỏ”, rồi chở đi bán ở Ðồng Tháp, Long An, Bình Dương... và nhiều nhất là ở Tây Ninh.

Có thời điểm, ở Trà Thôn, có hàng trăm chủ vựa tro lớn nhỏ, vựa lớn nhất có đến cả trăm ngàn giạ, nhỏ cũng 10.000, 20.000 giạ tro:

Theo ước lượng, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 chiếc ghe đậu ven bờ để giao dịch. Chợ tro Trà Thôn không chỉ là xóm làng bản quán của những hộ “đi tro” nơi đây, mà còn là bến đậu của ghe, là bãi kho chứa tro và là nơi các thương lái, chủ vựa thậm chí người trồng trọt tìm đến để lựa tro và đặt hàng. Ghe của các hộ “đi tro” có trọng tải không đều nhau, dao động từ 3 tấn đến 100 tấn. Một số hộ đi theo nghề tro và lấy ghe làm nhà, sống suốt theo nghề và sông nước chứ không lên bờ định cư như những nghề khác.

Người dân cất trấu để sản xuất tro trấu

Người dân cất trấu để sản xuất tro trấu

Tuy cùng một mặt hàng buôn bán ở đây là tro, nhưng tro cũng được phân chia thành nhiều loại với giá thành khác nhau. Trước đây dân đi buôn chủ yếu có hai loại là tro bếp và tro rơm. Tro bếp được thu mua từ các hộ gia đình, còn tro rơm thì thu gom từ các cánh đồng sau mùa gặt. Tro được thu gom lại, tập kết về một vựa ở chợ tro Trà Thôn, đến khi đủ nhiều thì sang xuống ghe chở đi bán.

Ngày nay, rơm được cuộn gọn và bán với giá thành cao nên tro rơm hầu như không còn nữa. Những bao tro lần lượt xếp ngay ngắn trên khoan ghe, rồi theo con nước Cửu Long đi khắp mọi nơi… 

Là dân theo nghề gần chục năm nay, chị Lâm Thị Tuyền bộc bạch nói: "Chợ này cũng khoảng hai chục năm trở lên rồi. Nghề này khổ lắm tại vì mình không có vốn, mình mới đem theo nghề cho này chứ nghề cho buổi này khổ lắm. Người nào người nấy mặt mày lắm lem. Tại vì nghề này mình làm quen rồi đi những nghề khác khó khăn không có mối mang mình sợ mình không dám đi. Thấy cũng được nhưng mà làm giàu thì nó không có giàu hơn ai kiểu như nuôi sống gia đình cũng ổn".

Thị trường các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Phước… vẫn còn tro trấu nhiều nên đa số các hộ theo nghề mua bán tro trấu ở chợ Trà Thôn vẫn còn “sống được với nghề”. Trên những gương mặt lắm lem tro bụi là sự hiện diện thường trực của những nụ cười rạng rỡ đang hăng say lao động, trong họ ánh lên niềm hy vọng về một cuộc sống đủ đầy, đó chính là mong ước không chỉ của dân thương hồ, mà còn là niềm tin của những người lao động cần mẫn ở đất cù lao.

Theo dòng chảy thời gian, dẫu không khí chợ tro không còn sôi động như trước, nhưng hình ảnh xóm chợ quê và bến sông xưa vẫn là những ký ức thật đẹp trong lòng của những người con Chợ Mới. Kênh Trà Thôn vẫn lặng lẽ lớn ròng theo con nước Cửu Long và ngắm nhìn sự đổi thay của quê hương Chợ Mới…

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...