Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

"Bom nước"- Sống trong sợ hãi

Quang Hùng: Thứ tư 30/11/2022, 15:16 (GMT+7)

Những chung cư cũ nát có tuổi đời từ 30-40 năm ở giữa Hà Nội không phải là điều quá xa lạ với người dân Thủ đô. Bên cạnh sự xuống cấp trầm trọng theo năm tháng, rất nhiều ngôi nhà này đang phải oằn lưng gánh chịu thêm những quả “bom nước” nặng trĩu trên đầu.

Hà Nội, từ phố cổ tới các khu vực ngoại thành vẫn còn hàng trăm khu tập thể với những chung cư cũ, xuống cấp do tuổi đời và qua quá trình sử dụng kéo dài nhiều chục năm.

Ở những khu chung cư này, không chỉ có tình trạng xuống cấp của kết cấu toà nhà mà cư dân ở đây từ vài chục năm về trước luôn phải sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước. Mặc dù hiện nay, thành phố đã công bố đảm bảo nguồn nước sạch cho gần như toàn bộ cư dân sinh sống ở nội thành. Tuy nhiên, ở những chung cư cu, người dân vẫn phải dùng bồn chứa nước để tích trữ nước dùng trong sinh hoạt.

Các bồn chứa nước của các hộ dân sinh sống trong những khu tập thể này, giống như những quả “bom nước” trên đầu. Nói là “bom nước” không hề quá, nếu như chúng ta được nhìn thấy kết cấu đã xuống cấp nghiêm trọng của những toà nhà chung cư cũ hiện nay. Tường nứt toác, trần nhà ngấm nước, nứt nẻ, thậm chí có toà nhà đã bị lún, nghiêng…

Còn nhớ cách đây ít lâu, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phải quyết định di dời người dân ở tòa nhà C1 Thành Công đi nơi khác vì sự xuống cấp nghiêm trọng của nó. Tòa nhà có 5 tầng thì đến khi di dời, chỉ còn có 4, bởi một lẽ, tầng 1 của tòa nhà đã “chui” hẳn xuống dưới mặt đất.

Những bồn nước, để đảm bảo đủ cho sinh hoạt của một hộ gia đình phải có dung tích ít nhất là 2 đến 3 khối, nhiều thì 1 bồn cũng đến 5-10 khối nước.

IMG_2540

Nếu đảo qua một vòng các khu tập thể ở trung tâm Thủ đô như Giảng Võ, Thành Công, Văn Chương, Bạch Mai,... có thể thấy trên nóc những khu tập thể xập xệ này có hàng chục, thậm chí hàng trăm bồn chứa nước như vậy đang “ngự” trên đỉnh đầu.

Nền đất yếu là một chuyện, khu nhà đã sử dụng quá lâu là một chuyện, nhưng với việc phải gánh trên mình nó hàng chục, hàng trăm quả “bom” nước trên đầu thì chưa có vụ sập nhà nào đã là... may.

Còn nhớ cách đây chừng trên dưới 40 năm, khi tôi sống trong một khu chung cư 5 tầng tại Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Việc có đủ nước cho sinh hoạt đã là quá khó khăn. Khi ấy, tất nhiên, những khu tập thể như thế chưa có bồn chứa nước inox đặt trên nóc nhà. Mỗi nhà tự xây cho mình 1 cái bể xi măng chứa nước trong bếp, hoặc nhà tắm. Nước được bơm theo giờ nhưng không bao giờ đủ. Nên hằng ngày, chúng tôi phải vác xô, thùng chứa nước xuống dưới mặt đất, nơi có những vòi nước công cộng, cung cấp nước cho các khu nhà.

Nhưng tất nhiên, các vòi nước này cũng chảy theo giờ, và muốn lấy nước phải xếp hàng. Có những hôm phải chờ vài giờ đồng hồ mới tới lượt. Lấy được đầy nước vào xô chưa chắc đã là vui, khi sau đó phải vác lên nhà ở tầng 4, tầng 5. Lên tới nơi nước sánh ra ngoài chỉ còn nửa xô. Cuộc sống cứ như vậy, từ năm này qua năm khác.

Sau vài chục năm chuyển đi, đến giờ, những cư dân còn sống ở các khu nhà tập thể cũ ấy đã không còn phải xuống dưới mặt đất gánh nước lên nhà, nhưng sự thiếu thốn nước sinh hoạt vẫn chẳng khá khẩm gì hơn. Nước vẫn bơm theo giờ, và không thể đủ cho sinh hoạt. Vậy là người ta phải mua bồn chứa nước kéo lên nóc nhà, rồi lắp đường ống xuống mà dùng.

Mạnh ai nấy làm. Kiếm được thợ giỏi lắp đặt, hay người cẩn thận thì bồn chứa được gắn chắc chắn, còn không thì đặt tạm bợ. Đã có những trường hợp mưa bão, bồn nước bị thổi bay từ trên nóc nhà xuống đất, rất nguy hiểm cho người đi đường.

Không biết đến bao giờ, dân Hà Nội mới hết khổ với những vấn đề cơ bản, liên quan đến cuộc sống sinh hoạt bình thường, như việc được sử dụng nước sạch, ít nhất là đủ cho nhu cầu của gia đình???...

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.