Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp không thể thờ ơ (Bài 1)

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 21/09/2022, 21:13 (GMT+7)

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia đánh giá, Luật sửa đổ sẽ là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt thực hiện nhiệm vụ bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả.

Theo Báo cáo Chỉ số sở hữu trí tuệ quốc tế năm 2022 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, chỉ số đo lường quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2022 chỉ xếp thứ 42/55 quốc gia được xếp hạng, tức là thuộc 1/3 các quốc gia bị đánh giá thấp, giảm một bậc so với năm 2021.

Ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, VCCI nhấn mạnh việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: "Trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại càng trở nên phức tạp. Điển hình là các hành vi xâm phạm đang diễn ngày càng nhanh chóng hơn, tinh vi hơn với quy mô rộng lớn hơn, vượt qua cả ranh giới về địa lý và lãnh thổ quốc gia, thay đổi hình thức từ môi trường kinh doanh truyền thống lên môi trường thương mại điện tử và internet."

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi được các chuyên gia đánh giá là mang tính toàn diện và sâu rộng nhất từ trước tới nay. Ảnh minh họa

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi được các chuyên gia đánh giá là mang tính toàn diện và sâu rộng nhất từ trước tới nay. Ảnh minh họa

Do đó, các doanh nghiệp phải tăng cường đẩy mạnh xây dựng và quản lý các tài sản không chỉ để phòng chống nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, mà còn nhằm mục đích tạo ra công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh, sức ảnh hưởng trong ngành và vị thế của mình trên thị trường. Song song đó, tất cả các hệ thống sở hữu trí tuệ cần được củng cố bởi một hệ thống tư pháp mạnh để xử lý các vi phạm dân sự và hình sự.

Ông Bùi Trung Hiếu, Tập đoàn Công nghệ viễn thông quân đội Viettel nêu quan điểm: "Vấn đề quan trọng nhất là nhận thức của cán bộ, công nhân viên về tầm quan trọng và lợi ích của việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là trách nhiệm của mỗi người trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sau nữa là quy định quy chế cơ sở để thực hiện theo việc quản trị như thế nào đăng ký như thế nào để thực hiện hiệu quả."

Việc Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được các chuyên gia đánh giá là mang tính toàn diện và sâu rộng nhất từ trước tới nay.

Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam nêu rõ:  "Ngày 16/6/2022 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một bước phát triển mới của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả."

Trong đó, các thay đổi liên quan đến các chế định bảo hộ nhãn hiệu sẽ là điều mà các doanh nghiệp phải quan tâm trước hết. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Luật sư thành viên, Công ty Luật Vision & Associates cho rằng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu để vận dụng tốt nhất các quy định: "Những hoạt động từ phía cơ quan Nhà nước Việt Nam trong việc phổ biến pháp luật là cần tuyên truyền, giáo dục, đào tạo liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Bởi vì đây là quy luật chuyên ngành. Điểm thứ hai liên quan tới chính các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tìm hiểu thông tin, tư vấn từ luật sư để có thể vận dụng tốt nhất những quy định đó cho mình."

Đại diện Ban tổ chức, Bộ ngành và hiệp hội doanh nghiệp thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm cung ứng chuyên ngành dệt may. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Đại diện Ban tổ chức, Bộ ngành và hiệp hội doanh nghiệp thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm cung ứng chuyên ngành dệt may. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán

# Bộ KH&ĐT vừa có công văn gửi các bộ, UBND các tỉnh, thành phố về việc khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ, bảo đảm đúng tiến độ và đạt chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030. 

Cũng theo Bộ KH&ĐT, xu hướng chung của nhiều tổ chức quốc tế đang nâng dự báo tăng trưởng năm 2022, nhưng cũng đồng thời hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam. 

# Lần đầu tiên Chỉ số Kinh doanh liêm chính Việt Nam (VBII) vừa được giới thiệu tại Việt Nam trong sự kiện diễn ra hôm nay (21/9). Chỉ số này do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp thực hiện. 

# Cũng trong hôm nay, đã diễn ra chuỗi triển lãm cung ứng chuyên ngành dệt may tại TPHCM, quy tụ hơn 200 DN đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

# Còn với lĩnh vực BĐS, theo Savills, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện đã đạt hơn 70%, tương đương với mức cuối năm 2020. 

# Từ chiều nay, giá xăng đã có lần giảm thứ 3 liên tiếp, với mức giảm từ 400-600 đồng/lít, dầu diesel cũng giảm mạnh 1.650 đồng/lít. Theo đó, giá mới của mỗi lít xăng E5 là 21.780 đồng, xăng RON95 là 22.580 đồng, dầu diesel là 22.530 đồng/lít.

Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Nhiều chuyên gia vừa cảnh báo, việc nhất trí thông qua quyết định áp giá trần đối với dầu Nga chưa chắc đã mang lại hiệu quả như phương Tây kỳ vọng.  Còn Nga khẳng định, sẽ tăng cường xuất khẩu dầu mỏ sang châu Á, nhằm đối phó với kế hoạch của G7 về việc áp giá trần dầu mỏ.

# Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo sẽ ưu tiên mua trái phiếu của những DN ít phát thải, nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu.

# Còn Ngân hàng trung ương Đức vừa cảnh báo dấu hiệu suy thoái kinh tế do hạn chế nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.

# Thanh khoản qua kênh khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, là mức thấp nhất từ phiên ngày 18/11/2020 đến nay. Tính chung, khối ngoại bán ròng trở lại 121,6 tỷ đồng trên HOSE

# Theo SSI Reseach, TTCK Việt Nam trải qua một phiên giao dịch trầm lắng khi suy giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản. Điều này phù hợp với diễn biến chung của nhiều TTCK lớn trên thế giới trong bối cảnh chờ đợi quyết định chính sách lãi suất từ FED vào tối nay.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn