Xây nhà ở nông thôn

Trong vài chục năm gần đây, bộ mặt của nông thôn, thành thị với những ngôi nhà hao hao giống nhau và lộn xộn như nhau. Các thửa đất mới được chia thành những thửa nhỏ 50 - 70 - 100m2 rồi xây nhà ống.

Ảnh nh họa: Người đưa tin

Tôi có cơ hội dừng chân và trải nghiệm tại khá nhiều trên thế giới từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Từ khá lâu, tôi nhận ra là với người Việt Nam, vì một lý do nào đó việc làm nhà ở thường khá tốn kém.

Có thể do khó khăn trước đây, nên để xây được nhà thường rất vất vả, nên chúng ta thường có thói quen “ăn chắc, mặc bền”, làm “thêm một tí” cho chắc chắn, có vững chãi để khi giông gió, mưa bão, nhà sẽ không bị hư hỏng. Việt Nam có lẽ cũng là nơi mà việc làm nhà ở của cư dân khá tốn kém, cả vật liệu dây dựng lẫn công sức.

Với những ngôi nhà ở nông thôn, những đô thị nhỏ, các ngôi nhà thường chỉ có thể tồn tại trung bình 10-15 năm, sau đó bị đập đi và xây nhà mới. Điều này khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới, họ làm nhà không tốn kém như vậy và cũng không vững chãi đến như vậy. Thường thì các ngôi nhà sẽ được xây nối thêm, xây dài hơn hoặc xây cao lên cho các thành viên mới, ít khi học phải đập ngôi nhà đi xây lại.

Trong vài chục năm gần đây, bộ mặt của nông thôn, thành thị với những ngôi nhà hao hao giống nhau và lộn xộn như nhau. Các thửa đất mới được chia thành những thửa nhỏ 50 - 70 - 100m2 rồi xây nhà ống.

Khác với trước đây, chúng ta đến các thành phố, vùng quê, phố huyện khác nhau, có thể thấy được những ngôi nhà có nét đặc trưng khách nhau, gần gũi với cảnh trí xung quanh.

Ảnh nh họa

Tôi nghĩ, vấn đề của chúng ta nếu nhìn với góc độ xã hội, thì những người ở nông thôn, đô thị nhỏ, phần nào đó là ở các đô thị lớn, chúng ta đang phải chi quá nhiều tiền cho việc làm nhà để ở, chi phí của xã hội dồn vào đó quá lớn, chưa tính cả những chi phí phát sinh để có quyền xây ngôi nhà đó…

Đó có thể coi như một khoản tiền lớn, một khoản đâu tư của xã hội chỉ để làm nhà ở, không ưu tiên để chi cho các mục tiêu khác để sản sinh ra thêm của cải vật chất, có ích cho xã hội. Chưa kể, các ngôi nhà hiện nay đa phần được xây ngày càng phô trương, nặng nề tốn kém và có thời gian tồn tại không dài, dẫn đến lãng phí.

Chúng ta nên có một giải pháp nào cho các mô hình nhà ở nông thôn, nhà ở của các đô thị nhỏ, để mọi người có thể làm theo, góp phần tránh lãng phí những nguồn lực xã hội. Qua đó, giúp cho ta có được những vùng nông thôn, đô thị với phong cảnh đặc trưng phù hợp với bối cảnh và nó không quá giống nhau như chúng ta đang thấy hiện nay.