Thoát nước ở nông thôn

Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.

Ảnh nh hoạ: Meta AI

Quê tôi ở một làng ven biển, một bên là biển một bên có một con lạch, đất trong làng đều là đất cát, với địa thế như vậy, sẽ rất là khó hiểu nếu như tôi nói rằng, trong những năm gần đây, ở cứ mỗi khi mưa nhiều vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, các khu vườn trong làng đều ngập nước, có khi nước trữ trong vườn đến mấy tuần sau mới tiêu hết đi.

Theo tôi, lý do của việc các khu vườn đọng nước tương đối dễ hiểu. Thứ nhất, số lượng nhà xây dần dày đặc, các con đường được bê-tông hóa, nhưng trong làng gần như không có mương thoát nước, không có một hệ thống thoát nước.

Thứ hai, từ khi nhà ở quê tôi với các khu vườn được phân chia rõ ràng trên giấy tờ đất đai, với ranh giới rất rõ ràng (khác với trước đây, các khu vườn được phân chia một cách tương đối ước lệ bằng các hàng rào, bụi tre) thì diện tích khu vườn không phải là từ gốc tre này đến gốc tre kia, mà là từ điểm mốc này đến điểm mốc kia.

Với ranh giới rõ ràng và cách tư duy của người dân mình, nói vui là “yêu nhau rào giậu cho kín”, mọi người thường là xây lên những bờ rào bằng gạch và nó ngăn cách với vườn của những nhà khác. Một cách tự nhiên thì những hàng rào gạch này đã ngăn không cho nước ở các khu vườn này chảy sang khu vườn khác.

Ảnh nh họa: Chat GPT

Tôi có hỏi một người họ hàng rằng tại sao lại xây hàng gạch mà không trồng cây, câu trả lời của anh ấy tôi cũng khá đúng, là bởi vì nếu trồng cây thì khi cây phảu triển, sẽ vươn sang vườn nhà người khác, còn xây hàng rào bằng gạch sẽ phù hợp hơn.

Với hai yếu tố như vậy, một là do quy hoạch nông thôn khiến những hạ tầng như thoát nước nó gần như không có, cộng với việc các gia đình quây vườn, quây nhà lại bằng các hàng rào gạch đã dẫn đến tình trạng nước không thể chạy theo tự nhiên để ra biển, ra kênh rạch và thoát đi.

Tôi nghĩ, thực trạng đó không chỉ có ở một làng quê, mà tôi còn nhìn thấy ở nhiều nơi khác. Ở các làng quê của chúng ta ngày nay, các hàng rào bằng, những bức tường gạch để phân chia ranh giới xuất hiện phổ biến hơn rất nhiều. Và có rất ít hàng rào màu xanh, bằng cây ô rô, râm bụt hay những bụi tre…

Tất nhiên, ở đây có câu chuyện liên quan đến việc phân chia địa giới rõ ràng, nhưng có một câu chuyện nữa, đó là việc quy hoạch của nông thôn. Hi vọng, rồi một lúc nào đó, những người có trách nhiệm cũng như những người sống ở nông thôn sẽ có một cách tiếp cận khác.

Nhưng rõ ràng, nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.