IMF cảnh báo lạm phát dai dẳng và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn vào năm 2024

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới (WEO). Theo đó, giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3% cho năm 2023, tương đương với dự báo hồi tháng 7. Tuy nhiên, IMF nâng tỷ lệ lạm phát trong vài năm tới.

# Thông tin tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tình hình kiểm soát chỉ số giá 9 tháng rất tốt, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16%, còn rất nhiều dư địa. 

# Và sắp tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện hoặc đề xuất lên Chính phủ các biện pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu.

# Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá ngừ trong tháng 9 đã bằng năm ngoái, cá tra bật tăng mạnh. Các thị trường đang phục hồi, tôm và cá Việt Nam bắt đầu tăng tốc đón “mùa vàng” cuối năm. 

# Còn Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại VN, 63% doanh nghiệp được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu trên thế giới. Đáng chú ý, 31% xếp Việt Nam vào top 3. 

# Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, tại 2 khu vực sắp lên quận là Đông Anh và Gia Lâm giá đất bị đẩy lên quá cao, lên mức bất hợp lý, điều này đã ít nhiều tác động đến thị trường nhà đất ở hai khu vực này. 

Thị trường bất động sản đang phục hồi dù chưa như kỳ vọng

# Và mặc dù thị trường BĐS đang có tín hiệu phục hồi, nhưng nhiều DN địa ốc vẫn trong cảnh thiếu vốn. Trước áp lực trả nợ ngân hàng, đáo hạn trái phiếu, nhiều doanh nghiệp đã phải xoay xở đủ cách…để tồn tại, trả nợ. 

# Với lĩnh vực tiêu dùng: Theo khảo sát, các doanh nghiệp bán lẻ đang lên phương án tiết giảm tối đa chi phí, đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng trong những tháng cuối năm. 

# Cũng ghi nhận từ quý IV, giá vé máy bay đang tăng mạnh, nhất là các chặng Hà Nội/TP.HCM đến các điểm du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng... vào kỳ nghỉ Tết 2024. 

# Cập nhật thông tin từ thị trường giao dịch hàng hóa, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới, kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua (11/10) giảm 0,86% xuống 2.191 điểm. 

Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt hàng đường cùng giảm mạnh. Cụ thể, giá đường 11 giảm 2,4% và giá đường trắng mất 1,45% so với mức tham chiếu. MXV cho biết, giá dầu giảm sâu trước nỗ lực gia tăng nguồn cung đường tại Brazil, trong khi Ấn Độ quyết định hạn chế thay vì cấm xuất khẩu đường trong niên vụ 2023/24.

Còn trên thị trường năng lượng, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 11 giảm gần 3% xuống 83,5 USD/thùng. Dầu Brent kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tại mức giá 85,8 USD/thùng, giảm hơn 2%. Như vậy, giá dầu đã xoá bỏ hoàn toàn mức tăng bất ngờ vào hồi đầu tuần, thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc xung đột tại Israel.

Tâm lý các nhà đầu tư ổn định trở lại do chưa có bất kỳ thiệt hại nào về nguồn cung dầu mỏ tại Trung Đông.

 

# Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, sẽ kiên định với chính sách đưa lạm phát về mức mục tiêu, trong bối cảnh lạm phát ở châu Âu dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. 

# Còn tại Anh, giá nhà trong năm nay đang giảm liên tiếp, là dấu hiệu cho thấy chi phí vay tăng cao do lãi suất cao khiến ngày càng ít gia đình có đủ khả năng vay thế chấp để mua nhà.

Trụ sở Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: Bloomberg)

# Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới (WEO). Theo đó, giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3% cho năm 2023, tương đương với dự báo hồi tháng 7. Tuy nhiên, IMF nâng tỷ lệ lạm phát trong vài năm tới. Ông Pierre-Olivier, nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết:

"Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống còn 3% trong năm nay và 2,9% vào năm 2024 trong bối cảnh chênh lệch rõ rệt. Dự kiến tăng trưởng mạnh hơn sẽ diễn ra ở Mỹ và các thị trường mới nổi lớn. Các điều chỉnh giảm đối với Trung Quốc và khu vực đồng Euro."

Về lạm phát, dù đã giảm mạnh kể từ năm 2022 nhưng IMF dự báo chỉ số này sẽ vẫn ở mức khá cao là 6,9% trong năm 2023, từ mức 8,7% của năm 2022 nhưng vẫn tăng nhẹ so với mức dự báo hồi tháng 7 trong khi năm 2024, lạm phát được dự báo là 5,8%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.

# Với TTCK Mỹ, cả ba chỉ số chứng khoán đi lên phiên thứ 4 liên tiếp với Nasdaq +0,71%, S&P 500 +0,43% và DJIA +0,19% khi đóng cửa.

# Còn ở trong nước, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là mục tiêu trọng yếu, là khẳng định của ông Phạm Hồng Sơn - phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Để nâng hạng thị trường chứng khoán như mục tiêu Chính phủ hướng tới là trước năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng đây là thách thức khi phải chạy đua với hàng loạt chỉ tiêu. Theo đó, trước hết cần cải thiện việc nh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Ông Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh:

"Chúng ta còn phải rất nỗ lực. Trước tiên là đòi hỏi công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết phải bằng tiếng Anh. Hiện nay các quy định mới ở mức khuyến khích, còn nếu bắt buộc thì sẽ gây áp lực lớn cho doanh nghiệp. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng hiện mới chỉ có số ít doanh nghiệp lớn đáp ứng được yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh. Một số doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Việt vẫn còn lỗi. Nên nếu đưa thành quy định thì chế tài xử phạt cũng khó để thực thi. Do vậy, mọi bước đi phải có lộ trình tiếp cận phù hợp."

Ảnh nh họa

Về vấn đề này, dẫn lại kết quả nghiên cứu thị trường của World Bank, ông Trần Việt Dũng - viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) cho biết:

"Chỉ khoảng 10% trang chủ của các công ty niêm yết công bố thông tin và báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Đây là các công ty có vốn hóa lớn."

Bên cạnh đó, để thị trường phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng vấn đề mấu chốt là chất lượng hàng hóa trên thị trường. Cùng với đó, doanh nghiệp niêm yết phải nh bạch thông tin nhưng thông tin đó phải chuẩn xác.

# Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, theo SSI Reseach, các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX tiếp tục vận động với xu hướng chuyển động tích cực hơn phiên trước cho đánh giá chỉ số VNIndex sẽ hướng đến mục tiêu 1.160.