Chuyện bán nhà: Lưu ý gì khi có thế chấp ngân hàng?

Việc thế chấp tài sản là bất động sản (BĐS) để vay vốn Ngân hàng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên có ít người biết được về tính hợp pháp của việc mua bán BĐS theo cách thức này.

Đồng thời, lúc này họ cũng cần biết về thủ tục mua bán sẽ được thực hiện ra sao để bảo vệ quyền lợi cho cả người bán lẫn người mua?

Ảnh nh họa. Nguồn: Thanh niên

Anh Hùng - nhân vật chính của câu chuyện - sở hữu một căn chung cư tại trung tâm Hà Nội và đã rao bán với mong muốn nhanh chóng tìm được người mua phù hợp. Sau một thời gian tìm kiếm, anh đã gặp được một người mua có thiện chí. Tuy nhiên, người mua không có đủ tài chính sẵn có để thanh toán ngay. Họ đã chia sẻ rằng mình dự định vay ngân hàng bằng cách thế chấp chính căn hộ sẽ mua để huy động đủ số tiền cần thiết.

Dù rất muốn hoàn tất giao dịch, nhưng khi nghe người mua chọn phương án vay thế chấp, anh Hùng cảm thấy có phần lo ngại. Anh lo rằng quá trình vay ngân hàng có thể phức tạp, làm chậm trễ giao dịch hoặc thậm chí dẫn đến những rủi ro pháp lý không mong muốn.

Chính vì vậy, anh quyết định tìm đến OneHousing – một đơn vị môi giới bất động sản chuyên nghiệp để được tư vấn thêm. Với đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, OneHousing đã giúp anh Hùng hiểu rõ quy trình vay thế chấp, đặc biệt là khi người mua muốn thế chấp chính căn hộ của anh.

Cụ thể, để vay tiền từ ngân hàng bằng hình thức thế chấp căn hộ định mua, người mua phải có hợp đồng mua bán có điều khoản thế chấp căn hộ và phải làm việc trực tiếp với ngân hàng để thực hiện các thủ tục thẩm định giá trị tài sản. Về cơ bản, quá trình này diễn ra qua các bước sau:

- Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay.

- Ngân hàng định giá căn hộ.

- Ký kết hợp đồng ba bên.

Với quy trình này, đơn vị môi giới đã giúp anh Hùng hiểu rõ vai trò của từng bên trong giao dịch và yên tâm về việc ngân hàng sẽ bảo đảm quyền lợi cho anh. Đặc biệt, môi giới còn hỗ trợ các bước kiểm tra tính pháp lý của căn hộ, đảm bảo rằng tài sản có thể sang tên đúng luật sau khi nhận tiền giải ngân từ ngân hàng. Nhờ vậy, giao dịch của anh Hùng đã diễn ra suôn sẻ.

Cuối cùng, vào ngày hẹn, người mua và người bán cùng ký kết hợp đồng tại văn phòng công chứng. Sau khi hoàn thành các thủ tục công chứng và đăng ký sang tên, ngân hàng lập tức giải ngân vào tài khoản của anh Hùng. Giao dịch thành công, và anh Hùng nhận đủ tiền như cam kết trong sự yên tâm hoàn toàn.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng các đơn vị môi giới bất động sản không chỉ đóng vai trò trung gian mà còn có kiến thức chuyên sâu về pháp luật và tài chính. Họ giúp người bán và người mua hiểu rõ quy trình, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp như thế chấp, để đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn và hiệu quả.

Có thể thấy, trong giao dịch BĐS, người bán cần chú ý gì khi người mua sử dụng đòn bẩy tài chính để mua chuyển nhượng trong khi giao dịch chưa được hoàn tất. Khi đó Người bán nhà sẽ gặp phải những rủi ro gì? Và cần lưu ý vấn đề gì khi người bán rơi vào trường hợp tương tự?

Trước hết, nói giải thích về các quy trình trong giao dịch BĐS mà người mua sử dụng đòn bẩy tài chính, Luật sư Phạm Thành Tài – Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh (Đoàn LSHN) cho biết:

"Quy trình giao dịch thường sẽ được thực hiện như sau: Bên mua, bên bán và ngân hàng sẽ cùng ký hợp đồng 3 bên. Ngân hàng sẽ giải ngân số tiền mà bên mua còn thiếu vào tài khoản của bên bán được mở tại ngân hàng này, nhưng số tiền sẽ tạm thời được phong tỏa. Cho đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sang tên cho bên mua và bên mua thế chấp với ngân hàng thì ngân hàng sẽ mở phong tỏa và bên bán được toàn quyền sử dụng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân trước đó".

Vậy trong trường hợp này, người bán có thể đối mặt với những rủi ro nào, Luật Phạm Danh (Đoàn LSHN) cho biết thêm:

"Trong trường hợp này, bên bán có thể sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định như sau: Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký biến động sang tên sổ đỏ cho bên mua nhưng bên mua không hoặc không thể tiến hành hoàn tất thủ tục thế chấp với ngân hàng bởi một lý do nào đó.

Lúc này, ngân hàng sẽ không dỡ bỏ phong tỏa tài khoản của bên bán, thậm chí ngân hàng sẽ thu hồi lại toàn bộ số tiền mà trước đó đã giải ngân vào tài khoản của bên bán. Khi đó, bên bán sẽ không nhận được nốt số tiền chuyển nhượng trong khi đã ký hợp đồng chuyển nhượng công chứng, đã hoàn tất thủ tục đăng ký biến động sang tên cho bên mua, thậm chí là đã bàn giao nhà đất cho bên mua".

Bên cạnh đó, Luật sư Phạm Thành Tài cũng đánh giá cao việc, khi gặp phải những giao dịch này người bán và người mua tìm đến một đơn vị môi giới bất động sản uy tín:

"Trong thực tế, khi gặp phải những giao dịch như nêu trên, lúc này thủ tục mua bán sẽ phát sinh thêm rất nhiều bước, thời gian dài hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với mua bán nhà đất theo thủ tục thông thường. Khi này, để tránh những rủi ro có thể phát sinh thì việc các bên tìm đến các chuyên gia am hiểu về pháp luật như Luật sư hoặc những đơn vị môi giới bất động sản có uy tín là điều vô cùng cần thiết.

Các đơn vị môi giới khi đó sẽ là đầu mối giúp các bên giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn và có phương án để bảo vệ các bên tham gia khỏi những rủi ro khi thực hiện giao dịch, từ đó góp phần tăng cường tính nh bạch trong quá trình giao dịch, hỗ trợ người bán, người mua có cái nhìn rõ ràng và chính xác về thông tin, quy trình thực hiện và các điều khoản giao dịch.

Tôi thấy rằng, thực tế hiện nay, môi giới bất động sản đã dần trở thành hoạt động có vai trò quan trọng trong sự thành công của các giao dịch, giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Các đơn vị môi giới bất động sản cũng đã nhận được sự quan tâm đúng mức, phản ánh vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc định hình và phát triển thị trường bất động sản theo hướng tích cực, lành mạnh".

Ảnh nh họa

Với mạng lưới hơn 10.000 môi giới chuyên nghiệp của OneHousing được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề, có am hiểu về thị trường BĐS, về pháp lý BĐS, tài chính, thái độ với khách hàng, chất lượng tư vấn đúng theo tiêu chuẩn của OneHousing…

OneHousing cung cấp nền tảng để giúp các bên gặp nhau. OneHousing có môi giới bên bán, môi giới bên mua, giúp khách hàng hai bên gặp nhau và thực hiện giao dịch. Quyết định cuối cùng vẫn là của người bán và người mua.

Đặc biệt, OneHousing là đầu mối giúp chủ nhà giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, bảo vệ chủ nhà khỏi các rủi ro khi làm việc với người mua.

Để trở thành một chuyên viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp, đội ngũ môi giới của OneHousing được đào tạo để có kiến thức vững chắc về dự án, chủ đầu tư, cập nhật thông tin về giá cả và những biến động của thị trường trong khu vực hoạt động của mình.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên, các bạn đã có thể yên tâm hơn khi khi mua bán nhà có thế chấp ngân hàng. Đồng thời, có thể lựa chọn được một đơn vị môi giới uy tín, mang đến dịch vụ chất lượng chuẩn chỉnh và sự thoải mái, dễ chịu trong hành trình giao dịch. Điều này nhằm giúp người mua và người bán tiết kiệm thời gian khi mua bán BĐS./.