Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Phóng viên - 17/05/2019 | 6:26 (GTM + 7)

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết. Vậy chúng ta nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc phải có bình chữa cháy đã trở thành bắt buộc đối với ôtô khi lưu thông trên đường, tuy nhiên dùng loại gì, bảo quản và sử dụng thế nào vẫn là điều mà có khá nhiều người thắc mắc.

Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 6/1/2016, các xe ô tô 4-9 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa trên xe. Theo đó, bình cứu hỏa phải thuộc một trong các dạng sau: bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy dạng bọt, bình nước pha phụ gia hoặc bình CO2.

Trao đổi với chương trình, một số lái xe cho biết, họ cũng đã có ý thức tự trang bị, đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc phải để bình chữa cháy ở đâu trên xe thì không phải ai cũng nắm rõ:

“Theo tôi thì cứ phải để chỗ nào dễ lấy đã, rồi mới tính đến việc làm sao cho tránh việc nóng quá nổ bị nổ hoặc trẻ con nghịch vào thì cũng rất là dễ hư hỏng”.

“Tôi cũng có nghe về quy định xe ô tô phải trang bị thiết bị PCCC nhưng chưa tìm hiểu thêm. Bởi khi có tình huống xảy ra có ngay bình chữa cháy để xử lý và đảm bảo an toàn cho chính mình và phương tiện. Nói chung là mình cứ để ở chỗ nào cho dễ lấy thôi chứ đọc cái hướng dẫn sử dụng của xe ô tô không thấy chỗ nào để đặt cả”.

Theo các chuyên gia PCCC, trước hết, để chọn được loại bình phù hợp, chúng ta nên hiểu rõ về tính năng sử dụng và đặc điểm của từng loại bình. Với các loại xe từ 4-9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Khi tìm mua bình chữa cháy trang bị trên xe, mọi người có thể căn cứ vào đó để mua đúng chủng loại và kích cỡ, tránh việc mua các bình lớn quá, không thuận tiện cho việc bố trí trong xe (nhất là những mẫu xe cỡ nhỏ).

Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 55 oC; do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa. Đưa ra lời khuyên về vị trí tốt nhất để đặt bình cứu hỏa trên xe hơi, Thượng úy Đào Hồng Chương – Trung tâm ứng dụng KHCH về PCCC – Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết:

“Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc”.

Còn theo Đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Nghị định 167/2013 của Chính phủ, các phương tiện giao thông cơ giới không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng theo quy định thì bị phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng. 

Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định thì bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. 

Theo Đại tá Đoàn Hữu Thắng, để trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn, người dân cần lưu ý chỉ mua phương tiện đã được kiểm định về phòng cháy chữa cháy và dán tem kiểm định của cơ quan có thẩm quyền:

“Tôi xin khuyến cáo người dân rằng, khi đi mua trang thiết bị, phương tiện PCCC phải đảm bảo thứ nhất là phải được kiểm định và có dán tem kiểm định. Đây là yêu cầu rất quan trọng. Thứ hai mình là người tiêu dùng, khi mua sản phẩm cho mình và để bảo vệ mình nên phải tìm hiểu thật kỹ. Thứ 3 là các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, dịch vụ về phòng cháy chữa cháy”.

Không chỉ là ý thức của các chủ phương tiện trong việc trang bị bình cứu hỏa cho phương tiện nói riêng và nâng cao ý thức PCCC nói chung, mà sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, xử phạt cũng sẽ giúp chuyển biến nhận thức của các chủ phương tiện khi tham gia giao thông, qua đó kéo giảm các vụ cháy, nổ liên quan đến xe ô tô, đem lại sự yên tâm cho người dân khi lưu thông trên đường.

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //