Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Muốn chống ngập bền vững phải làm từ gốc

Phóng viên - 14/06/2020 | 9:47 (GTM + 7)

Về lâu dài, xã hội hóa trong việc chống ngập lụt cho TP.HCM là nên làm. Thế nhưng trước khi thực hiện, phải giải quyết các nguyên nhân gây ngập; ngay cả chuyện ngập đâu chống đấy, không đồng bộ như hiện nay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 “Đề án xã hội hóa chống ngập cho TPHCM” d
Cơn mưa lớn chiều nay (30/5) đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu phía Đông bị ngập nặng.

“Đề án xã hội hóa chống ngập cho TPHCM” do Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng TPHCM phối hợp Phân viện Kinh tế xây dựng Miền Nam thuộc Bộ Xây dựng đề xuất. Trong đó, lập đơn giá dịch vụ chống ngập là 3.668 đồng/m2/tháng. Tương tự chuyện thu phí thoát nước, khách hàng sử dụng càng nhiều nước sạch thì phải trả phí càng cao cho dịch vụ thoát nước. Tức là, việc bê tông phủ mặt đất càng lớn thì mức chi trả càng cao. Phương án này đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều từ dư luận.

"Thu thì không sao cả. Nhưng mà tính bình quân thu người dân giống như BOT thì sẽ có phản ứng rất mạnh. Dân phản ứng gây gắt cũng một phần do nhiều khi họ không nhìn thấy được sự minh bạch". 

"Giả sử có thu phí cũng được thôi. Tại vì thu phí để cho tuyến đường mình an toàn không bị ngập. Nhưng mà cái gì mình cũng thu phí tạo cho người dân một sự ức chế. Sự minh bạch để công khai rõ ràng ra cũng là việc cần xem xét".

"Việc chống ngập là tiềm lực lớn của nhà nước, tập thể. Còn chia ra cho người dân dành lại, theo kiểu phí đầu tư nhà ở, đầu tư đường xá, xã hội hóa như thế là không đúng. Mà khi chia như thế cơ sở khoa học là gì chưa có".

Giải thích về “Đề án xã hội hóa chống ngập cho TPHCM”, Sở Xây dựng TPHCM khẳng định, người dân không phải chi trả cho các chi phí này. Kinh phí chi trả từ nguồn chi ngân sách thường xuyên. Việc xác định đơn giá chống ngập để phục vụ công tác đấu thầu duy tu, nạo vét cống thoát nước; khi thực hiện xã hội hóa các doanh nghiệp tư nhân tham gia sẽ chi trả.

Về hình thức xã hội hóa này, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thêm:

"Giải quyết những bài toán mang tính xã hội như kẹt xe, chống ngập, môi trường kêu gọi đầu tư tư nhân rất khó. Tất cả phải tìm cơ chế nguồn lực nhưng suy cho cùng nhà nước cũng phải gánh. Nhưng mình tìm cơ chế tư nhân tham gia, nhà nước thanh toán, đó là hình thức BT. Tức là tư nhân vay vốn, bỏ vốn đầu tư dự án, mình thanh toán lại không phải bằng ngân sách mà bằng quỹ đất nào đó".

Đồng tình với thành phố, Tiến sĩ Hồ Long Phi - Nguyên giám đốc trung tâm quản lý nước và khí hậu, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, xã hội hóa trong chống ngập là cần thiết, song phải có sự giải thích công khai đến người dân, cũng như có cơ chế phù hợp để tạo sự đồng thuận, hiệu quả cho đề án.

"Thu thì dễ nhưng cơ chế thu thế nào để tạo được đồng thuận. Tức là phải giải thích, phải tính toán để có cơ sở. Là nhà nước phải có giải thích để thuyết phục người dân về sự cần thiết, giải thích rõ ràng: "tại sao chúng ta phải làm thế này?", vì không còn con đường nào khác. Một trong những bước tiến tới xóa bỏ hoàn toàn bao cấp chống ngập. Tức là phải quan niệm như một dịch vụ công, thu để đủ bù chi thì khi đó mới bền vững được. Bây giờ cũng nên thị trường hóa để thu hút đầu tư tư nhân, khi đó chúng ta mới có nguồn vốn".

Cơn mưa lớn chiều nay (30/5) đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu phía Đông bị ngập nặng.
Để xã hội hóa việc chống ngập nhận được đồng thuận thì thành phố phải chấn chỉnh, minh bạch trong cách làm, cách quản lý, mới thu hút được sức dân.

Một điều nữa mà người dân quan tâm là việc vận dụng kinh phí thu chống ngập này như thế nào? Bởi, thực tế nhiều tuyến đường vẫn ngập nặng dù đã và đang đầu tư nâng cấp. Như đường Nguyễn Văn Quá đầu tư gần 160 tỷ đồng vẫn ngập thành sông, đường Nguyễn Hữu Cảnh gần 500 tỷ đồng để nâng cấp, thuê máy bơm nhưng vẫn trở thành “rốn ngập” của thành phố mỗi khi mưa xuống.

Ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM lý giải:

"Tại sao mưa lớn các cơ sở hạ tầng đã được triển khai vẫn ngập cục bộ? Dù thành phố có hàng loạt các dự án chống ngập nhưng đang trong quá trình thực hiện và việc kết nối chưa hoàn chỉnh. Hiện nay dự án chống ngập ngăn triều chưa hoàn thành, chủ yếu là thực hiện ở các quận trong thành phố, các quận vùng ven thì chưa xử lý triệt để. Do đó các dự án sẽ phát huy hiệu quả khi các dự án hoàn tất. Dự kiến hoàn thành chống ngập khu trung tâm thành phố vào năm 2021".

Để xã hội hóa việc chống ngập nhận được đồng thuận thì thành phố phải chấn chỉnh, minh bạch trong cách làm, cách quản lý, mới thu hút được sức dân.

Muốn chống ngập bền vững phải làm từ gốc

Về lâu dài, xã hội hóa trong việc chống ngập lụt cho TP.HCM là nên làm. Thế nhưng trước khi thực hiện, thành phố phải giải quyết các nguyên nhân gây ngập; ngay cả chuyện ngập đâu chống đấy, không đồng bộ như hiện nay. 

Để xã hội hóa việc chống ngập nhận được đồng thuận thì thành phố phải chấn chỉnh, minh bạch trong cách làm, cách quản lý, mới thu hút được sức dân.
Cứ bước vào mùa mưa, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn trong cả nước, nhiều nơi ”phố lại biến thành sông”.

Như đến hẹn lại lên, cứ bước vào mùa mưa, TP Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn trong cả nước, nhiều nơi ”phố lại biến thành sông”. Riêng những ngày qua, mặc dù lượng mưa chưa nhiều nhưng ở nhiều quận, huyện của thành phố đông dân nhất cả nước này, người dân tiếp tục lâm cảnh áo quần ướt sũng, bì bõm lội trong nước để về nhà. Cái cơ cực của ngập lụt lại tái diễn.

Rốn ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, dù thuê cả máy bơm “khủng”, nâng cấp đường lên cao độ khá cao nhưng ngập vẫn hoàn ngập. Đáng nói hơn, nhiều tuyến đường, trong đó có Nguyễn Văn Quá, quận 12 được mở rộng, nâng cấp, có ống nước thoát nước khẩu độ đủ lớn nhưng mưa xuống vẫn ngập tứ bề và nước rút còn chậm hơn lúc chưa làm đường.

Thực trạng này khiến người dân tiếp tục băn khoăn về hiệu quả từ các công trình chống ngập hàng chục ngàn tỷ đang được đầu tư ra sao, vì sao thành phố càng chống càng ngập? Đó là chưa kể, đang đau đầu về nạn ngập lụt thì ngành xây dựng thành phố lại tính toán đến việc thu phí chống ngập. Có thể đây là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước và không phải thu của người dân nhưng đưa ra bàn thảo lúc này vẫn cứ mang lại cảm giác phản cảm, không đúng thời điểm.

Thành phố Hồ Chí Minh trước đây hiếm khi bị ngập lâu dù mưa to, gió lớn thường xuyên. Thành công này là do hệ thống kênh, rạch của thành phố, trong đó có hành lang dọc sông Sài Gòn thông thoáng, không bị lấn chiếm. Các quận huyện phía Nam của thành phố như quận 7, quận 8, Nhà Bè vốn là vùng trũng, được coi là túi đựng nước cho khu vực trung tâm tốc đô thị hóa chưa cao; nước mưa vì vậy xuôi theo tự nhiên chảy vào kênh rạch, vùng trũng, thoát nhanh xuống sông.

Ngược lại, hiện nay, tốc độ phát triển đô thị rất nhanh,khu Nam thành phố nhà cửa mọc nên san sát; trong khi việc quản lý, kiểm tra, giám sát quy hoạch thiếu chặt chẽ; các khu đô thị mọc lên phát triển mỗi ngày nhưng tính đấu nối, liên thông thoát nước không bảo đảm nên chỉ cần một cơn mưa lớn là nhiều khu đô thị “nhà giàu” cũng ngập nặng. Đó là chưa kể toàn bộ bề mặt đô thị đều bị bê tông hóa, không có chỗ để nước mưa thẩm thấu, khiến nước bị dồn ứ trên nhiều tuyến đường, tuyến phố gây ngập sâu.

Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với các thách thức kép. Đó là triều cường kết hợp với biến đổi khí hậu nước biển dâng và tình trạng sụt lún đang diễn ra trên quy mô lớn, rất đáng báo động. Thành phố đã nhận diện được các thách thức này và đang nỗ lực các hoạt động để khắc chế với nhiều giải pháp công trình lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Song vấn đề ở đây là tính căn cơ, lâu dài làm tận gốc chưa được tính đúng, làm đủ.

Ngay lúc này, thành phố cần xây dựng bản đồ ngập lụt đầy đủ, khoa học, để phát triển đô thị bền vững, hài hòa. Vùng trũng không nên vì lợi ích trước mắt mà cho phát triển đô thị quá nóng; phải quản lý chặt chẽ vùng này để bảo đảm thoát nước cho khu vực trung tâm và vùng phụ cận. Cương quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm kênh, rạch, mương máng thoát nước.

Hành lang sông Sài Gòn dù cho là lịch sử để lại nhưng vẫn phải xử lý triệt để các trường hợp cố tình dây dưa kéo dài, bao chiếm. Các công trình chống ngập, cầu đường phải đảm bảo hài hòa, khoa học khi phân nước, phân lũ; tránh tình trạng chống ngập cục bộ; khô ráo chỗ này, gây ngập lụt chỗ kia. Một yêu cầu nữa là đẩy mạnh truyền thông để cả cộng đồng dân cư cùng đồng thuận tham gia phòng chống ngập lụt; nói không với hành vi xả rác vào cống rãnh; không lấn chiếm kênh rạch; chủ động khơi thông dòng chảy khi mùa mưa đến.

TP Hồ Chí Minh đang tiến tới xây dựng thành phố thông minh, vấn đề chống ngập rất cần một hành động đủ mạnh và thực chất; tránh chung chung, kế hoạch chỉ nằm trên giấy; công trình thì trầm ê. Có làm được các giải pháp cùng lúc như vậy mới cảnh loay hoay càng chống càng ngập./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //