Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mùa mưa bão, chung cư cũ lại thấp thỏm với bồn nước trên cao

Phóng viên - 15/11/2021 | 6:24 (GTM + 7)

Trên nóc những khu tập thể vài chục tuổi ở Hà Nội, hàng nghìn bồn nước inox gắn tạm bợ, chênh vênh như những quả "bom nước" đe dọa an toàn của người dân, nhất là trong mùa mưa bão nhiều năm qua chưa tìm ra cách giải quyết. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ở một số tầng thượng mái nghiêng của các nhà tập thể kiểu cũ, xây dựng từ những năm 70, 75 của thế kỷ trước, nhiều bồn nước được người sử dụng "giữ cân đối" bằng cách xây chân xi-măng, đế gạch chỉ cần cơn bão là bay (Ảnh: Hà Kiều/VOVGT)

Đã vài năm nay, nhà chị Hoa ở tầng 5 chung cư cũ Giảng Võ đã lắp téc nước trên mái nhà giống bao hộ gia đình khác trong khu nhưng đến tối là không còn nước dùng hoặc nước nhỏ giọt do áp lực yếu. Nhân viên của công ty nước sạch Hà Nội cũng gặp khó khi tìm ra đúng bể nước nhà chị Hoa để sửa trong hàng trăm bồn nước trên mái:

"Nước bơm theo giờ mà ở trong nhà rất chật không chứa được nên làm bể ở trên. Ở trên xây gạch đặt cái chân vào. Nếu không chứa không có nước sử dụng. Bơm từ 5h sáng đến 7h đã ngắt rồi. Trước đây xây bể trong nhà được tí thôi. Sống trên này nước khổ lắm, 1-2h sáng phải đi xách. Đằng trước là nhà hàng, bơm như này không đủ chiều toàn gọi xe nước vào mua".

Tình trạng “bồn nước nhiều như lợn con” còn dễ dàng quan sát ở tại các khu tập thể như: Nghĩa Tân, Thành Công, Kim Liên, Thanh Xuân... Thậm chí, các cửa hàng thuê mặt bằng buôn bán trong các khu này cũng đặt hàng khối nước chênh vênh trên trên nóc nhà cũng không đủ dùng.

Theo Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, hiện chưa có quy định nào về vị trí, cách lắp đặt các bồn nước ở khu dân cư. Bà Liễu, người dân ở khu tập thể Thành Công cho biết: Các bồn nước hiện được lắp đặt theo nhu cầu của mỗi gia đình, “mạnh ai nấy làm”, thấy chỗ nào phù hợp thì lắp:

"Nhìn trên nóc mới gớm này, thành dãy, tập thể chỗ nào cũng thành dãy hết. Đây không phải chân xi măng, đây họ hàn. Nước hết nó bay. Lắp bao nhiêu thì lắp nhà mình để như nào vừa chỗ của nhà là được".

Ở một số tầng thượng mái nghiêng của các nhà tập thể kiểu cũ, xây dựng từ những năm 70, 75 của thế kỷ trước, nhiều bồn nước được người sử dụng "giữ cân đối" bằng cách xây chân xi-măng, đế gạch chỉ cần cơn bão là bay. Nguy hiểm hơn, dù bồn có được gia cố chắc chắn chống chịu mưa bão, mái nhà cũng không được thiết kế để chịu tải hàng trăm tấn.

Trong chương trình mới đây của VOVGT đề cập các khu chung cư cũ, nhiều hộ dân trên tầng 5 các tòa nhà đã kể về hiện trạng trần nhà ẩm, thấm dột, vữa lở vào ngày mưa bão. Theo kỹ sư kết cấu Nguyễn Hải Nam, căn hộ tập thể xây cách đây 40 năm đã xuống cấp, đặt téc nước nặng hàng tấn trên nóc có thể gây võng, nứt rạn trần nhà. Lâu dài có thể gây sập công trình:

"Một khối nước nặng khoảng 1 tấn. Tất nhiên những cái sàn xưa làm không tính đến tải trọng của bồn nước giờ đặt lên sẽ ảnh hưởng. Nếu đặt ít thì chưa nhưng nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Chung cư cũ kết cấu lâu năm có sự xuống cấp. Khi có cái chân tải phân bố đều hơn không bị cục bộ ở một điểm đỡ hơn chút thôi. Nhà nào cũng đặt ví dụ nhà 5 tầng thẳng xuống 5 ông đặt một chỗ là 5 tấn hoặc bình khối rưỡi là 7 tấn lại là chuyện khác".

Các khu nhà tập thể cũ ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng vẫn đang chờ cải tạo. Việc người dân lo ngại các bồn nước qua thời gian thành những quả "bom" nước trên mái nhà sẽ gây nguy hiểm cũng là điều tất yếu. Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo.

Hiện thành phố đã hoàn thành việc rà soát, xây dựng danh mục, phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định cho tất cả các chung cư cũ trên địa bàn trong quý 2 của năm 2023. Trong khi chờ đợi cải tạo, TS. KTS Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam đưa ra giải pháp:

"Chắc chắn không thể kêu gọi người dân gỡ những bình nước đó xuống được. Giải pháp trước mắt tự bản thân người dân hoặc chính quyền các phường phải cảnh báo người dân gia cố để tránh sập xuống. Thanh tra xây dựng hoặc quản lý đô thị phải hướng dẫn người dân".

Với nhu cầu sử dụng nước sạch tiếp tục gia tăng, các bồn nước inox vẫn mọc lên trên những mái nhà cũ. Khi các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp, người dân vẫn phải sống trong thấp thỏm khi những “quả bom nước” có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa bão.

Số vụ vơi bồn nước chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số các bồn nước đang được lắp đặt và sử dụng, và nguy cơ thực tế không đến mức đáng lo ngại như các đánh giá cảm quan.

Không còn là nguy cơ, các vụ tai nạn do bồn nước rơi từ trên cao hoặc ngã đổ gây tai nạn cho con người đã từng xảy ra từ cách đây nhiều năm. Nhưng điều đáng nói, đến nay vẫn chưa có động thái nào của các cơ quan chức năng để ngăn ngừa sự việc tương tự. Trong khi đó, các bồn nước vẫn tiếp tục mọc chi chít trên nóc nhà.

Dưới góc nhìn của VOVGT, không chỉ là những quả “bom nước” chênh vênh, mà chính sự bàng quan của những cơ quan có trách nhiệm mới là điều thực sự đáng lo ngại.

Nỗi sợ từ sự bàng quan 

Sự nguy hiểm của những “quả bom nước” trên mái nhà, không phải bây giờ mới được nhắc tới. Những cảnh báo thống thiết đã được đưa ra từ sau các vụ tai nạn thương tâm năm 2014, 2015, khi bồn nước rơi từ mái nhà hoặc ngã đổ trên sân trường, đè vào trẻ nhỏ.

Nhưng điều rất lạ là, 7 năm từ sau các tai nạn đó, và khoảng chục năm kể từ các bồn nước mọc lên như nấm trên các nóc nhà lớn nhỏ ở cả thành thị lẫn nông thôn, thì trạng thái của các quy định pháp luật gần như vẫn chưa có gì xê dịch.

Thông tư Ban hành Quy chuẩn Việt Nam 01:2021 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng có nhắc đến quy chuẩn kỹ thuật cấp nước ở mục 2.10.4 . Cụ thể, quy định “mạng lưới cấp nước phải đảm bảo an toàn và độ tin cậy về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu cấp nước chữa cháy”; “các công trình trên mạng lưới cấp nước phải tuân thủ QCVN 07-1:2016/BXD”

Trong khi đó, Quy chuẩn Việt Nam số 07/2016 cũng chỉ có các quy định chung về kỹ thuật đối với mạng lưới cấp nước và các công trình trên mạng lưới cấp nước. Kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước được quy định tại quy chuẩn này, phải đảm bảo bền vững trong suốt thời gian sử dụng (tuổi thọ của công trình) dưới tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành.

Như vậy, các quy định về an toàn trong cấp nước hiện đang được thiết kế để áp dụng cho mạng lưới cấp nước được đầu tư xây dựng lắp đặt bài bản, đi theo thiết kế của công trình, chứ không phải là các hạng mục lắp thêm, các trang thiết bị bổ sung trong quá trình sử dụng.

Khoảng trống về quy chuẩn xây dựng trong suốt thời gian dài này đã khiến cho bồn nước vẫn lổn nhổn được lắp thêm trên nóc công trình xây dựng đủ loại, từ nhà dân cho đến khu văn phòng, công trình công cộng thấp tầng, từ nhà mới đến các khu tập thể ọp ẹp…

Từ tầm cao nhìn xuống các khu dân cư, bức tranh đô thị lổn nhổn như cõng đàn lợn con lấp lóa. Từ dưới nhìn lên, người ta không khỏi thất kinh khi những quả bom nước hàng trăm kg cho đến cả vài tấn, được đảm bảo an toàn chỉ bằng lời của nhân viên lắp đặt.

Với tốc độ xây dựng chóng mặt và nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng cao như hiện nay, sẽ tiếp tục có thêm những bồn nước đủ loại được cung ứng ra thị trường với độ “khủng” ngày càng lớn hơn. Người dân, doanh nghiệp vẫn sẽ vô tư lắp đặt. Còn “bom nước” rơi xuống khi nào, ai sẽ là nạn nhân tiếp theo, sẽ tiếp tục là chuyện hên xui.

Đó là điều không thể chấp nhận trong quản trị đô thị, khi an toàn sinh mạng của cư dân bị bỏ ngỏ vì những khoảng trống đã chỉ ra mà mãi không được lấp đầy.

Người dân không đợi được quy định hay hướng dẫn, khi họ không thể một ngày thiếu nước. Thanh tra xây dựng không thể nhắc “suông”, khi các nguy cơ mất an toàn chưa được đánh giá một cách khoa học và có cảnh báo chính thức, mà chỉ bằng cảm quan và thông qua sự vụ.

Ngành xây dựng của địa phương đợi quy định. Còn quy định đợi gì, khi thực tiễn xây dựng và quản lý xây dựng các công trình dân dụng đã có quá nhiều thay đổi trong vòng chục năm qua?

Có thể, số vụ vơi bồn nước chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số các bồn nước đang được lắp đặt và sử dụng, và nguy cơ thực tế không đến mức đáng lo ngại như các đánh giá cảm quan.

Nhưng khi những người, những cơ quan có trách nhiệm quản trị an toàn của người dân lại thờ ơ trước các nguy cơ hiện hữu, hoặc chậm trễ hành động để ngăn ngừa các vụ việc đau lòng như đã từng xảy ra, đó mới thực sự là điều đáng lo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //