Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mua chung BĐS blockchain: Tính pháp lý tại Việt Nam ra sao?

Phóng viên - 28/12/2021 | 21:31 (GTM + 7)

Dù đã phổ biến ở một số nước trên thế giới, song tại Việt Nam vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh mô hình đầu tư này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật S&B Law cho biết, để đánh giá việc mua chung bất động sản thông qua công nghệ blockchain có phù hợp với quy định pháp luật hay không thì cần xem xét 3 yếu tố cơ bản: 'Theo điểm a khoản 3 điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định, hợp đồng mua bán hay chuyển nhượng bất động sản phải được công chứng.

Thứ 2, theo điều 439 của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền sở hữu đối với tài sản mua bán hoặc được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm được chuyển giao trừ các trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hoặc pháp luật có quy định khác đối với tài sản mua bán mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký đối vơi tài sản đó.

Đặc biệt, theo khoản 16 của Điều 3 của Luât đất đai năm 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. 

Từ những yếu tố này, theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, có thể thấy, việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua hệ thống blockchain sẽ không có hợp đồng công chứng và sẽ không được đăng ký quyền sở hữu cho người mua: 'Việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua hệ thống blockchain sẽ không có hợp đồng công chứng và sẽ không được đăng ký quyền sở hữu cho người mua.

Và người mua cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất. Do đó việc mua bán chuyển nhượng này sẽ không tuân theo quy định của pháp luật nên khả năng tiềm ẩn các rủi ro vô cũng lớn về mặt pháp lý hiện nay'.

Còn theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BDS Việt Nam, chính vì cơ chế pháp lý và quản lý hình thức đầu tư bất động sản trên nền tảng blockchain hiện chưa có nên hình thức này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: 'Bất động sản có tính đặc thù riêng, trong đó bất động sản  có điều kiện về sở hữu, khai thác. Nó rất khác nhau, cái đấy không nên xếp vào đầu tư bất động sản mà là đầu tư tài chính. Và hiện nay vì nó không có cơ chế pháp lý hay quản lý nên nó đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tham gia'.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đào Hoàng Thanh, Giám đốc Công nghệ Công ty LaunchZone cho biết, ngoài những rủi ro thường gặp phải khi tham gia  bất động sản như pháp lý, quyền sở hữu hay tính quy hoạch của BDS, nhà đầu tư còn có thể đối mặt với nhiều rủi ro khác khi đầu tư BDS bằng việc nắm giữ token: 

'Hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý phù hợp để bảo vệ cho nhà đầu tư khi nắm giữ token, tương ứng với việc họ có sở hữu BĐS hay không. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, nếu luật pháp VN điều chỉnh phù hợp để bảo vệ các nhà đầu tư BĐS dưới dạng token thì tôi tin rằng cơ hội cho các nhà dầu tư cũng như thị trường BDS sẽ có nhiều bước tiến đáng kể' ông Đào Hoàng Thanh nói.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng một số ý kiến cho rằng, hình thức đầu tư bất động sản mua chung, blockchain vẫn có thể xem là một giải pháp bổ sung, bên cạnh các phương pháp đầu tư bất động sản truyền thống.

Tuy nhiên, để mô hình này hoạt động an toàn và hiệu quả, rất cần sớm có hành lang pháp lý rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Cũng theo nhiều chuyên gia, cơ quan chức năng cần sớm có văn bản hướng dẫn và cảnh báo đến nhà đầu tư, chứ không đợi đến khi xử lý rủi ro.

Sản xuất tại Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Thông tin tài chính, kinh tế

# Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế VN hoàn toàn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng mục tiêu 6-6,5% năm 2022. 

# Và bất chấp COVID-19, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của VN trong năm 2021 vẫn tăng hơn 9%, vượt mốc 31 tỷ USD. 

# Vào ngày mai (29/12), ngành Hải quan Việt Nam và Trung Quốc sẽ hội đàm để tìm cách thông quan hàng hóa, giảm ùn tắc cửa khẩu.

# Còn trong tháng 12, đã có thêm 691 doanh nghiệp đạt chuẩn của Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan từ ngày 27/12. 

# Sau khi một trong 4 ngân hàng quốc doanh bỏ phí chuyển tiền online từ năm 2022, nhiều người dùng kì vọng sẽ có động thái tương tự từ các NH, góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. 

# Và với việc nhiều quận của Hà Nội trở thành “vùng cam”, đa số nhà hàng, khách sạn, quán ăn đã phải đóng cửa, “ngậm ngùi” hủy hàng loạt yêu cầu đặt trước tiệc cho mùa cao điểm cuối năm. 

# Hàn Quốc dự kiến sẽ gia nhập hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 4/2022. 

# Đáng chú ý, từ năm 2022,  Trung Quốc sẽ gỡ bỏ hạn chế, cho phép 100% đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất ô tô.

# Còn Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có thể đạt mức cao kỷ lục trong 2022. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Kết phiên hôm nay, chỉ số VN-Index tiếp tục hành trình leo dốc khi có thêm 5,51 điểm, tương đương 0,37%, lên 1.494,39 điểm.

# Cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá tích cực, như STB, EIB, HDB… Trái ngược, cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá tiêu cực như VCI, HCM, VND hay TVS đều giảm.

# Theo SSI Reseach, toàn sàn HoSE có 224 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu và 242 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 26.525 tỷ đồng.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //