Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mua chung BĐS blockchain: Nhiều rủi ro với nhà đầu tư cá nhân

Phóng viên - 27/12/2021 | 21:06 (GTM + 7)

Hình thức đầu tư mua chung bất động sản trên nền tảng công nghệ Blockchain đang dần được nhiều người quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến các hoạt động giao dịch nhà đất bị đình trệ.

Dù đã phổ biến ở một số nước trên thế giới, song tại Việt Nam vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh mô hình đầu tư này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ đầu năm 2020, một số đơn vị kinh doanh bát động sản đã cho ra đời ứng dụng mua bán trực tuyến, cho phép nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất có giá trị hàng tỉ đồng khi chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng bằng công nghệ blockchain.

Ví dụ như một mảnh đất có giá khoảng 3 tỷ đồng sẽ được chia nhỏ khoảng 1.000 phần, tương ứng với các token gắn mã số blockchain để chào bán, giá mỗi phần là 3 triệu đồng.

Là một người đã hoạt động và nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực bất động sản và blockchain, ông Đào Hoàng Thanh, Giám đốc Công nghệ của LaunchZone cho rằng, cách chia nhỏ bất động sản sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội đầu tư vào bất động sản: "Bất động sản có thể token hóa thành những tài sản mã hóa và dạng tài sản này có thể chia nhỏ thành nhiều phần và những phần này có thể chia cho nhiều nhà đầu tư có thể nắm giữ được. Cái cách chia này giúp cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ có nhiều cơ hội đầu tư vào BDS thay vì trước đây chúng ta phải đầu tư vào lượng tiền lớn. Và việc này còn giúp cho BDS về đúng với giá trị của nó hơn, tránh thao túng BDS từ các nhà đầu tư hoặc những nhóm đầu tư lớn".

Trên thực tế, hình thức đầu tư bất động sản bằng công nghệ Blockchain đã phát triển nhiều trên thế giới và là xu thế nhiều tiềm năng trong tương lai như chia sẻ của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW: "Xu thế kinh doanh này rất mới tại Việt Nam nhưng trên thế giới thì đã tồn tại rồi và theo quan điểm của tôi thì đây là xu thế có nhiều tiềm năng trong tương lai. Có thể đây sẽ là xu hướng trong tương lai của VN nhưng mà cần có những quy định pháp luật về BDS công nghệ trên nền tảng blockchain nói riêng và công nghệ số nói riêng".

Đồng tình với quan điểm này ông Đào Hoàng Thanh cho biết, một số quốc gia trên thế giới đã phát triển xu hướng này bởi luật pháp quy định khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư về tiền mã hóa khi họ sở hữu các bất động sản chia nhỏ này.

Còn đối với Việt Nam, theo ông Thanh, loại hình đầu tư BDS trên nền tảng blockchain cần hoàn thiện hơn về hệ thống pháp lý để tránh những rủi ro:

"Một số dự án trên thế giới đã đi vào hoạt động bởi pháp lý của các quốc gia đó đã phù hợp để có thể bảo vệ các nhà đầu tư về tiền mã hóa khi họ sở hữu các BDS chia nhỏ. Còn tại VN thì dù có nhiều doanh nghiệp đưa ra hình thức này mà theo tôi rất sáng tạo.

Tuy nhiên, VN vẫn cần hoàn thiện về hệ thống pháp lý để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nếu nhà đầu tư mà đầu tư vào token đại diện cho bất động sản thì việc bảo vệ cho tính sở hữu BDS đó ở VN là hoàn toàn chưa có cơ sở pháp lý".

Còn theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BDS Việt Nam, các ứng dụng kêu gọi mua chung bất động sản chỉ là công nghệ fintech về huy động vốn dưới dạng "hợp đồng hợp tác kinh doanh", chứ không thể gọi là đầu tư bất động sản: "Bất động sản có tính đặc thù riêng. Ở đây chúng ta phải phân biệt rõ, cái đấy không nên xếp vào là đầu tư bất động sản mà chỉ gọi là đầu tư tài chính. Bởi bất động sản là cần có những điều kiện về sở hữu hay có những điều kiện về khai thác. Nó rất khác nhau. Trong khi đó, đây lại là đầu tư trên nền tảng số nữa nên phải gọi đây là đầu tư tài chính không phải đầu tư BDS".

Vậy tính pháp lý của hình thức đầu tư mua chung bất động sản trên nền tảng blockchain tại Việt Nam hiện nay ra sao? Các nhà đầu tư có thể đối mặt với những rủi ro gì?

Ảnh minh họa: Shutterstock

Tin tức trong nước và quốc tế

# Theo Thông tư 120/2021, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục giảm 10-50% nhiều loại thuế, phí để tháo gỡ khó khăn bởi dịch Covid-19 cho người dân và DN.

Đáng chú ý, Ngân hàng thế giới WB vừa cung cấp gói tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19. 

# NHNN ước tính, dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến đầu tháng 12 này đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng tín dụng của nền kinh tế. 

Và theo khảo sát, 70-80% người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu dành cho thực phẩm tươi sống và đóng gói do nhu cầu tích trữ hàng hóa nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát. 

Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu
Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu

# Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc khiến nhiều loại nông sản trong nước rớt giá. Như tại ĐBSCL, mít Thái tại vườn giá chỉ còn 4.000 đồng/kg. 

Và thống kê của các sàn TMĐT cho thấy, thời điểm cuối năm, người dân đang tích cực sắm Tết và gửi hàng hóa về quê ngày càng nhiều. 

# Dù nhiều dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ thi công, nhưng thị trường vật liệu xây dựng vẫn tăng 3-6% trong năm 2021. 

Còn với thị trường vàng, giá vàng giữ ổn định trong phiên đầu tuần và giao dịch ở mức 61,6 triệu đồng triệu đồng/lượng. 

# Giá điện cung ứng tới tay khách hàng vào đầu năm 2022 đã tăng lên mức kỷ lục ở Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu. 

Còn doanh số bán hàng dịp nghỉ lễ tại Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ một năm trước đó, đánh dấu mức tăng hàng năm lớn nhất trong 17 năm. 

Đáng chú ý, vượt bitcoin, rượu champagne mới là loại tài sản tăng giá mạnh nhất, với mức tăng 80% trong năm qua. 

Thị trường chứng khoán

# VN Index giằng co, rung lắc trong phần lớn thời gian và đóng cửa sát với mức cao nhất trong ngày, đạt 1.488,88 điểm (tăng 0,8%).

# Nhóm BĐS ghi nhận lực cầu quay trở lại, giúp DIG, TCH, CEO đều kết phiên tăng trần. Sắc xanh chiếm ưu thế cũng là trạng thái chung tại nhóm Bán lẻ, Dầu khí, Điện năng, Đá xây dựng…

# Theo SSI Reseach, khối lượng giao dịch trên HOSE duy trì ở mức thấp so với các phiên trong 2 tuần qua, đạt 715,8 triệu đơn vị. Điều này cho thấy sự thận trọng của một bộ phận dòng tiền trong phiên tăng giá hôm nay.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

// //