Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mối nguy hại từ việc vứt xác gia súc gia cầm bừa bãi

Phóng viên - 05/04/2021 | 15:13 (GTM + 7)

Chuyện chăn nuôi không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Dịch bệnh phát sinh hoặc điều kiện thời tiết thay đổi, môi trường sống không đảm bảo khiến vật nuôi bị chết. Quan trọng là người nuôi xử lý ra sao khi gặp tình huống này.

Rong ruổi qua nhiều cánh đồng miền Tây, anh Nguyễn Văn Chín, quê ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã có dịp đi qua nhiều địa phương khác nhau để tìm nơi kiếm ăn cho bầy vịt chạy đồng khoảng 2.000 con.

Nhắc đến những trải nghiệm trong nghề, với anh Chín, đó là những chuyến theo ghe vịt đi qua nhiều tuyến kênh rạch, len lỏi vào nhiều vùng khác nhau. Cũng từ những chuyến đi như thế, anh đã quá quen với cảnh gia súc đã chết bị thả trôi trên kênh rạch.

"Heo con đem vứt chứ không chôn, trên nhà người ta rồi người ta thảy nó trôi, trôi tùm lum theo nước chảy, khiến bà con không ai dám dùng nước", anh Chín nói.

Đó là nỗi trăn trở của anh Chín và của không ít bà con gắn bó với sông nước miền Tây, bởi đời sống thuần nông, nhiều lúc chỉ muốn lấy chút nướt rửa tay cho mát, nhưng ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc và nhìn cảnh ruồi nhặng trên xác gia súc gia cầm thì đành rụt tay lại.

Đó là chưa kể nhiều trường hợp người dân chưa có nước máy sinh hoạt, sống phụ thuộc vào nguồn nước bơm lên từ ao hồ gần nhà, cảm giác bất an lại càng lớn.

Xác lợn chết trôi từ khu vực thượng nguồn về kênh Tự Chảy. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN

Chị Lê Thị Trang, một người dân miền Tây cho biết, do nhà chị ở gần mé sông nên khá thoáng mát. Tuy nhiên, cũng có những chuyện dở khóc dở cười từ đây… Có hôm, người thân trong nhà dẫn bạn từ thành phố về chơi, ngủ lại. Đêm đến, chị mắc mùng ở ngoài hiên, hướng về mé sông để khách ngủ vì khách thích cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng gió sông mát rượi.

Đến nửa đêm, chị bỗng giật mình khi nghe tiếng vị khách gọi, cho biết có mùi gì rất khó chịu xộc vào. Cầm đèn pin rọi xuống, chị giật mình khi thấy con vịt chết to chừng mấy kg, bọc trong cái túi nilon rách đang tấp vào bên hông nhà, ngay chỗ vị khách ngủ. Vậy là nhà chị có một phen ngượng ngùng với vị khách phương xa.

 Chị Trang cho biết: "Trời, nhà gần mé sông rồi thấy heo gà chết, người ta vứt, trời ơi nó thối, nước không dám xài luôn. Xác heo gà nổi lềnh bềnh dưới sông. Nhiều khi thấy ghê mà không biết ở đâu trôi về, muốn bắt đền cũng không biết bắt đền ai nữa". 

Xác gia súc, gia cầm nhiễm bệnh vứt bừa bãi trên kênh rạch. Ảnh minh họa

Còn với ông Phan Bách Thắng, ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, khi được hỏi về việc bắt gặp xác gia súc gia cầm bị vứt bừa bãi, ông lắc đầu ngao ngán. Những khi con nước thuận lợi, ông vẫn thường đi đặt dớn để bắt cá. Có hôm, cá chưa thấy đâu thì đã phải ngụp lặn bên cạnh những xác vật nuôi bị vứt bài bãi, đang phân hủy. 

"Cái đó thấy nhiều, ở ngoài sông trôi tùm lum hết trơn, heo có, gà có, chó có, vịt có. Thấy cũng ớn ớn mà nó hôi. Cái đó gây ô nhiễm môi trường, gây lây truyền các bệnh cho gia súc gia cầm",   ông Thắng nói.

Nỗi lo của ông Thắng về nguy cơ lây truyền bệnh cho gia súc gia cầm từ việc vứt xác vật nuôi bừa bãi cũng là nỗi trăn trở của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý về môi trường tại các địa phương.

Đơn cử như tại tỉnh Tiền Giang hay Bến Tre, có những thời điểm dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng bùng phát mạnh, heo chết số lượng nhiều.

 Thay vì được xử lý bằng hố chôn đúng quy cách, đảm bảo khử trùng môi trường thì có những xác heo đã phải trôi dạt theo đám lục bình, đám dừa nước.

 Không chỉ gây khổ sở cho đời sống người dân hai bên bờ sông, bờ kênh mà hành vi vứt xác gia súc bừa bãi này còn làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, khi mà nguồn nước để tắm gia súc cũng như cho gia súc ăn uống phần lớn được lấy từ sông rạch.

 Dịch bệnh có khả năng lây lan, trong khi đời sống người dân bị đảo lộn cũng chỉ bởi những cái “tiện tay” vứt xác gia súc gia cầm. 

Ảnh minh họa

Quy định của pháp luật trong việc xử lý các trường hợp vứt xác gia súc gia cầm bừa bãi

Những nội dung cụ thể về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y đã được thể hiện chi tiết trong Nghị định 90/2017 của Chính phủ.

Trong đó, điểm a khoản 6 điều 5 của Nghị định có nêu rõ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường. Đồng thời, theo khoản 10 điều 5 của Nghị định: Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này. 

Hiểu rõ quy định của pháp luật là hết sức quan trọng, nhưng trong thực tế, không ít bà con vẫn chưa rõ làm thế nào để xử lý hợp lý, hợp vệ sinh khi gia súc gia cầm bị chết. Một vài thao tác cơ bản mà bà con có thể áp dụng: Trong những trường hợp chuồng trại chăn nuôi xảy ra dịch bệnh, bà con cần báo ngay với cơ quan chức năng, ngành thú y tại địa phương để được kịp thời hỗ trợ, khoanh vùng nổ dịch, tránh lây lan diện rộng. Tuyệt đối không “giấu dịch”, để bệnh thêm trầm trọng và lan rộng ra nhiều chuồng trại khác trong khu vực. 

Trong trường hợp được khuyến cáo chôn lấp, cần thực hiện đầy đủ các thao tác phun thuốc sát trùng, có bao phủ đầy đủ, chắc chắn. Tránh chôn lấp gần khu vực khai thác nước ngầm, nước mặt phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Khoảng cách từ nơi chôn lấp phải đảm bảo cách xa khu dân cư, các khu vực trường học, bệnh viện. Hơn hết, tuyệt đối không vứt xác gia súc gia cầm xuống sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước, trở thành nguồn lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, rất hy vọng ngành thú y, cơ quan quản lý về môi trường các địa phương cũng sẽ tích cực tuyên tuyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm để bà con chăn nuôi có thể xử lý tốt hơn đối với xác gia súc gia cầm khi gặp sự cố. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

// //