Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Mở cửa' nhưng không thể 'trói chân'

Phóng viên - 11/10/2021 | 16:58 (GTM + 7)

Cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại, nhưng giao thông vận tải- được xem là huyết mạch của nền kinh tế vẫn chưa được khơi thông hoàn toàn. Nhu cầu đi lại giữa các địa phương cũng như hoạt động vận chuyển hàng hóa vẫn còn bị gián đoạn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Sức ép trả lãi ngân hàng, kể cả cho chậm trả nhưng vẫn phải trả lãi gộp, doanh nghiệp đang tính phương án bán xe để cắt lỗ… Lái xe nghỉ về quê kiếm sống, nếu như mở trở lại cũng phải mất hàng tháng mới hoạt động ổn định".       

"Hơn 70 ngày nay, ô tô để đấy, cỏ mọc trên xe. Không hoạt động thì hỏng, trước hết là hỏng ắc quy, sau đó là phải sửa chữa. Nhà nước có hỗ trợ nhưng chỉ được 1 triệu rưởi thì sao đủ cho hơn 2 tháng trời".       

Đó là những khó khăn cũng là những ưu tư của doanh nghiệp vận tải hành khách tại Hà Nội những ngày này. Giãn cách đã nới lỏng nhưng xe thì vẫn nằm chờ.       

Dù đã chuyển hướng chiến lược chống dịch sang “thích ứng, an toàn” được hơn 1 tháng, nhưng trên thực tế nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang loay hoay với bài toán: vừa đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19, vừa đưa cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh về trạng thái bình thường mới.       

Với hoạt động vận tải, lời giải chung vẫn là  “khóa chặt”, “ tạm dừng”. Vậy nên, nhu cầu đi lại giữa các địa phương, vùng miền cũng như vận chuyển hàng hóa tiếp tục bị gián đoạn.      

Dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều lần yêu cầu các địa phương không tự đề ra những quy định riêng làm khó doanh nghiệp vận tải, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện: "Bộ Giao thông - Vận tải cho hoạt động trở lại 50% phương tiện và 50% tải trọng thì mới đáp ứng được phần việc đi lại của những công dân thực sự có việc cần thiết. Chứ còn để đảm bảo được doanh thu hay là lợi nhuận cho những nhà đầu tư, hay những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải khách thì không có.       

Khi các tuyến vận tải liên tỉnh dừng hoạt động thì ảnh hướng rất lớn đến doanh thu của đơn vị. Cụ thể, trong những tháng gần đây thì doanh thu của đơn vị chỉ đạt được 10%. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì đơn vị rất khó đảm bảo kinh phí để hoạt động, trả lương cho người lao động cũng như việc hoàn trả vốn đầu tư của tỉnh".       

Không chỉ vận tải đường bộ, với vận tải đường sắt, ngoài những đoàn tàu đưa người dân từ phía Nam về, thì đến nay, hàng trăm đầu máy toa xe cũng đang nằm bãi, khi mới chỉ có 3 trong số 22 địa phương được hỏi phản hồi về kế hoạch chạy tàu trở lại của Cục Đường sắt Việt Nam.       

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoạt động vận tải hàng hóa đình trệ, những thiệt hại về kinh tế xã hội là mang tính dây chuyền và vô cùng lớn. Đó là chưa kể vận tải hành khách hiện mới chỉ hoạt động khoảng 20% công suất. Để tháo gỡ, cả 2 Bộ là Giao thông vận tải và Y tế đều đã có văn bản hướng dẫn:         

Ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Hướng dẫn về tổ chức hoạt động vận tải hành khách:  Tại các địa phương có nguy cơ rất cao: Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; Tại địa phương có nguy cơ cao: Các phương tiện giao thông công cộng hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất;  Tại địa phương có nguy cơ thấp và trung bình: Các phương tiện giao thông được hoạt động bình thường.       

Ngày 3/10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xét nghiệm, cách ly với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ như sau: Với người đi từ khu vực nguy cơ cao và rất cao đến vùng tương đương hoặc thấp hơn: Phải xét nghiệm có hiệu lực trong vòng 72h; người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 thì theo dõi tại nơi lưu trú 7 ngày, chưa tiêm đủ liều vaccine thì theo dõi 14 ngày; ai chưa tiêm đủ liều vaccine thì phải xét nghiệm tại nhà theo quy định; Người đi từ khu vực nguy cơ thấp đến khu vực nguy cơ cao hơn: Không có yêu cầu đặc biệt. Sở Y tế theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.   

Quy định thì “đã rõ” nhưng hành động thì có vẻ “chưa thông”. Thậm chí còn có sự lệch pha giữa các bộ ngành, địa phương. Trong khi Bộ Y tế cho phép người ở vùng nguy cơ cao vẫn có thể di chuyển với điều kiện tiêm vắc xin và xét nghiệm nhưng Bộ Giao thông vận tải thì vẫn “ đóng băng” hoạt động vận tải ở nơi có nguy cơ cao. Thế nên “thích ứng an toàn, linh hoạt” vẫn chỉ ở văn bản.       

Đã giao rồi, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm thì phải để cho chúng tôi tự chịu trách nhiệm, chúng tôi đưa ra hoạt động, vì đến lúc này doanh nghiệp cũng rất khó khăn. Không nên cầu toàn quá, chúng ta phải mở rộng ra để cho người dân có nhu cầu hoạt động, có phương tiện để đi"       

Cách phòng chống dịch ở các địa phương khác nhau nên rất khó cho vận tải hành khách. Chính phủ cần ở quy định thống nhất để cùng thực hiện. Địa phương chỉ có quy định riêng ở trong tỉnh mình ở một số lĩnh vực .. còn nên có quy định thống nhất chung thì vận tải khách mới có thể hoạt động trở lại.       

Tất nhiên chúng ta cũng không phải quá vội vàng, nhưng cũng không phải quá thận trọng quá chặt chẽ quá sợ sệt đến mức là chúng ta không dám làm gì cả thì không đúng với tinh thần hiện nay của Chính phủ là chúng ta sống chung với covid19.   

“Mở cửa” nhưng vẫn chưa cấp phép đi lại chẳng khác nào “ trói chân”. Thích ứng “an toàn” nhưng không “ linh hoạt” cũng chẳng thể khơi thông dòng chảy kinh tế. Giao thông cũng giống như mạch máu trên cơ thể, chỉ cần tắc nghẽn một vài điểm, cả hệ thống cũng trì trệ theo. Vận tải có đi thì phải có đến, không thể một bên mở, một bên đóng.  Ở thời điểm này, việc vẫn “cố thủ phòng dịch” của chính quyền nhiều địa phương sẽ khiến các nỗ lực, tiền của phòng chống dịch, đặc biệt là nỗ lực phục hồi kinh tế có thể đổ sông, đổ bể.       

Dù tín hiệu tích cực là vận tải hàng không đã được hoạt động thí điểm trở lại nhưng bấy nhiêu là chưa đủ để khôi phục hoàn toàn hoạt động vận tải- vấn đề sống còn lúc này trong bối cảnh cả nước nỗ lực khôi phục sản xuất và kinh doanh sau những thiệt hại nghiêm trọng từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư.       

Kết luận cuộc họp trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với Ban chỉ đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra ngày 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần thống nhất trên toàn quốc về lưu thông, giao thông vận tải, cả hàng không, đường sắt, đường thủy và phải có sự điều tiết của Chính phủ. Các địa phương không ban hành giấy phép con và không cát cứ, không chia cắt trong hoạt động vận tải.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //