Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Miền Bắc chuẩn bị vào mùa, phố phường lại lo khói bụi

Phóng viên - 28/05/2020 | 15:15 (GTM + 7)

Tình trạng đốt rơm rạ nhiều năm qua đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thêm cho khu vực nội đô, đồng thời tăng nguy cơ mất an toàn giao thông...

Chính quyền địa phương cần phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Các nhà khoa học có những giải pháp nào để tận dụng rơm rạ để phát triển nông nghiệp?
Chính quyền địa phương cần phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Các nhà khoa học có những giải pháp nào để tận dụng rơm rạ để phát triển nông nghiệp?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2019, nông dân trên địa bàn đã đốt trên 9.300 tấn rơm rạ. Mặc dù số lượng này đã giảm rất nhiều so với 3 năm trước, tuy nhiên việc bà con đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng hay đốt trên đường giao thông ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe người dân.

Cứ khoảng giữa tháng 5 đầu tháng 6, người tham gia giao thông lại khổ sở khi đi qua những đám đốt đồng ở các khu vực bà con trồng lúa nhiều như Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Đông Anh của Hà Nội. Chị Mai Lan- một người tham gia giao thông ở Hà Nội cho biết:

"Em nhớ có lần ở mạn Dương Nội, và Thanh Trì đều gặp. Nếu mà trời nắng như thế này rất khó chịu, như kiểu sương mù. Nếu mà cứ để cho người dân đốt tự do như thế này sẽ rất là khó cho người đi đường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo em nên mang đến một nơi tập trung để xử lý, không bị rải rác".

Khói từ những đám đốt đồng không chỉ làm không khí ngột ngạt mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe, là nguyên nhân gián tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông. Điển hình là vụ va chạm liên hoàn giữa 10 xe ô tô trên cao tốc Tp.HCM – Trung Lương xảy ra vào ngày 3/4/2018.  

Không những vậy, việc đốt rơm rạ khi trời nắng và có gió mạnh cũng có thể làm đám cháy lan rộng, gây mất an toàn cho  người nông dân, như trường hợp một phụ nữ 49 tuổi ở thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đã tử vong khi đốt rơm rạ ngoài đồng vào ngày 3/5 vừa qua.

Các chuyên gia môi trường phân tích, đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên trong khói có nhiều hạt bụi nhỏ và sinh ra nhiều khí độ hại như khí CO, CO2, SO2, NO2 ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí tại khu vực đốt cũng như các khu vực xung quanh. 

Trước tình trạng đốt rơm rạ thiếu kiểm soát tại các huyện ngoại thành, từ năm 2017-2018, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã giới thiệu tới 19 quận, huyện trên địa bàn thành phố mô hình sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ và hỗ trợ 50% chi phí chế phẩm sinh học cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng nơi, mà đến nay, mỗi địa phương những giải pháp khác nhau trong xử lý rơm rạ. Ví dụ Hội liên hiệp phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề trồng nấm rơm cho bà con ở 23 xã trên địa bàn, bên cạnh giải pháp ủ rơm bằng chế phẩm sinh học.

Mặc dù, những mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch kể trên đã đem lại những kết quả tích cực, hạn chế đáng kể tình trạng đốt rơm rạ của bà con nông dân, tuy nhiên đến nay, tình trạng đốt rơm rạ khi đến vụ vẫn còn phổ biến, Thạc sỹ Đào Nhật Đình- Chuyên gia tư vấn các dự án môi trường phân tích:

"Lý do, nông dân việc đốt bỏ người ta không được đồng nào, nhưng người ta cũng không phải mất tiền, so với việc ví dụ trồng nấm, người ta sẽ phải đầu tư bao nhiêu tiền đó, người ta thu được bao nhiêu tiền. Nếu người ta thu được ít tiền đầu tư thì người ta không làm".

Giáo sư- TS Hoàng Xuân Cơ- Giảng viên trường Đại học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, giải pháp để xử lý rơm rạ, hạn chế tình trạng đốt sau thu hoạch. Tuy nhiên, những giải pháp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, có tính khoa học và có tính khả thi: 

"Để giải quyết vấn đề cần nhiều giải pháp, cần phải nghiên cứu đến nơi đến chốn, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu như chuyển thành viên nén để đốt, làm nấm, làm phân. Nhưng cơ bản nhất là tổ chức như thế nào, kinh phí ở đâu".

Huyện Đan Phượng có diện tích trồng lúa khoảng 2.500 héc ta, mỗi năm cần phải xử lý 37,5 nghìn tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Sau 3 năm triển khai thực hiện mô hình Cánh đồng không đốt rơm rạ, sử dụng chế phẩm sinh học để ủ rơm thành phân bón hữu cơ tại 9 xã phục vụ cho việc trồng hoa màu, đến nay tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng gần như không còn.

Ông Thiều Văn Son- Chủ tịch Hội nông dân huyện Đan Phượng chia sẻ, giải pháp này mang lại lợi ích “kép” vừa nâng cao năng suất cho cây trồng, vừa bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo ông Son, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mô hình là sự quyết liệt của người đứng đầu địa phương:

"Chúng tôi xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành như phòng tài nguyên môi trường, phòng quản lý kinh tế, Hội LH phụ nữ… Chúng tôi phải mời các ngành chung sức. Chúng tôi vận động đi tận ngõ, gõ tận cửa, đến tận các gia đình cấy lúa, trước khi người ta gặt thì vận động, sau gặt xong cấp chế phẩm, hướng dẫn tập huấn cho người ta thành phân hữu cơ".

Để thực hiện mục tiêu  năm 2020 không còn tình trạng đốt rơm rạ, Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội đang tham mưu UBND thành phố và dự kiến là sẽ ban hành Chỉ thị về hạn chế tiến tới không đốt rơm rạ.

Từ năm nay, thành phố sẽ dừng hỗ trợ kinh phí mua chế phẩm sinh học, yêu cầu các quận, huyện cùng với người dân sẽ phải thực hiện việc tự chi trả để nâng cao trách nhiệm người dân trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Bên cạnh đó,  Sở Tài Nguyên môi trường Hà Nội cân nhắc giới thiệu thêm một số giải pháp khác để các địa phương lựa chọn, đồng thời gắn trách nhiệm của từng địa phương trong việc để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ thiếu kiểm soát. Bà  Lê Thanh Thủy - Trưởng ban Truyền thông Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết:

"Chúng tôi cũng phối hợp với các chuyên gia đầu ngành tiến hành sử dụng các hình ảnh vệ tinh để xây dựng cái bản đồ ô nhiễm, đánh giá cụ thể hiện trạng đốt rơm rạ tại từng địa phương. Từ đó tính toán cho khối lượng phát thải cho từng địa phương báo cáo UBND thành phố có chỉ đạo trực tiếp đến những cái quận, huyện, địa phương chưa thực hiện triệt để".

Một số ý kiến cho rằng, để hạn chế tiến tới chấm dứt hoạt động đốt rơm rạ, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con nông dân về những tác hại của khói rơm rạ. Đồng thời, hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân tái sử dụng rơm rạ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế.

Ô nhiễm từ khói đốt rơm rạ sẽ khó lòng cải thiện được ngay, nếu các giải pháp biến rơm rạ thành tài nguyên vẫn chưa hoặc chậm được xúc tiến
Ô nhiễm từ khói đốt rơm rạ sẽ khó lòng cải thiện được ngay, nếu các giải pháp biến rơm rạ thành tài nguyên vẫn chưa hoặc chậm được xúc tiến (Ảnh: vietnamnet)

Tận dụng và tái sử dụng rơm rạ và phế phẩm nông nghiệp là một xu hướng của phát triển nông nghiệp xanh, đảm bảo thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOVGT, điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có chính sách phù hợp thúc đẩy sự liên kết 4 “nhà” trong vấn đề này, để “những cọng rơm vàng” không bị đốt một cách uổng phí

Hàng chục triệu tấn rơm rạ bị đốt bỏ, đó không chỉ là sự lãng phí quá lớn, mà còn là thiệt hại trực tiếp và gián tiếp trên rất nhiều lĩnh vực như giao thông, môi trường, chất lượng đất nông nghiệp. Riêng thiệt hại môi trường, ước tính có thể lên tới hàng trăm triệu đô la mỗi năm.

Chế phẩm sinh học được kỳ vọng là một trong các hướng đi quan trọng để xử lý lượng rơm rạ khổng lồ này. Nhưng rất tiếc, sau một thời gian thí điểm ngắn và phạm vi hẹp, dự án kết thúc, các chính quyền địa phương không mặn mà truyền thông về lợi ích lâu dài tới bà con nông dân, nên rơm rạ quay trở lại cách xử lý bất đắc dĩ, là phơi khô, đốt bỏ.

Rơm rạ chưa bao giờ là thứ bỏ đi trong hoạt động kinh tế và tâm thức của cư dân lúa nước. Nhưng khi những mái nhà được lợp tôn lạnh, bếp kiềng nhường chỗ bếp ga, sức kéo trâu bò được thay bằng máy móc… thì người nông dân không còn biết làm gì với những cọng rơm khô. Chỉ đến lúc hậu quả của sự đốt bỏ ngày càng nặng nề, xã hội mới càng nhận rõ giá trị của những tư duy tưởng đã lỗi thời.

Trong quan điểm kinh tế môi trường, khi nước thải, rác thải cũng được xem là tài nguyên, thì việc đốt bỏ hàng triệu tấn rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp mỗi năm, là một sự lãng phí thật khó tin.

Đến bèo tây, xơ dừa còn xuất khẩu đắt như tôm tươi, cớ gì cả chục năm nay, rơm rạ vẫn chủ yếu chỉ đem lại nguồn cơn ô nhiễm và mất an toàn giao thông, trong khi, đó hoàn toàn có thể là nguồn nguyên vật liệu khổng lồ cho các ngành công nghiệp tái chế, ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt và rất nhiều ngành phụ trợ khác.

Không khó mời gọi sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhà kinh tế để biến rơm rạ trở thành những cọng “rơm vàng” theo đúng nghĩa đen. Nhà khoa học không thiếu ý tưởng và giải pháp, nhà doanh nghiệp không hề thờ ơ với những dự án tiềm năng. Nhà nông sẽ rất phấn khởi và càng gắn bó hơn với mảnh ruộng của mình, nếu có thêm một nguồn thu từ phụ phẩm nông nghiệp, mà không phải xót ruột đốt bỏ.

Còn với Nhà nước, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí hàng đầu. Với đất nước hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, thì các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn luôn được ưu tiên.

Song, cái cần nhất ở đây là những chính sách cụ thể để gắn kết 4 “nhà”, như chủ trương đã đề ra. Muốn phát huy được vai trò chủ động và tiên phong của doanh nghiệp, cần định hướng từ bộ ngành và tổ chức triển khai tại địa phương, để bà con nông dân cùng ủng hộ và phối hợp tốt, tránh kịch bản đã từng xảy ra như với các vùng nguyên liệu mía đường hay mì sắn cho ethanol, hoặc việc thu gom rơm rạ lại gặp khó khăn chính do lạm dụng cơ giới hóa nông nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần được khích lệ thiết thực bằng các ưu đãi khi lựa chọn hướng đầu tư mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng này. Còn các nhà khoa học sẽ nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của thị trường, thay vì chỉ bằng tâm huyết.

Được biết, một trong các ưu tiên của Hà Nội từ nay đến cuối năm là cải thiện chất lượng không khí. Nhưng ô nhiễm từ khói đốt rơm rạ sẽ khó lòng cải thiện được ngay, nếu các giải pháp biến rơm rạ thành tài nguyên vẫn chưa hoặc chậm được xúc tiến.

Nếu rơm rạ vẫn chưa được thu mua và cũng chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để xử lý bằng chế phẩm sinh học, thì người nông dân - dù biết là ô nhiễm, vẫn không còn cách nào khác ngoài việc đem đốt bỏ những cọng rơm vàng.

Và dù, khoản hỗ trợ để xử lý bằng cách này có thể thấp hơn rất nhiều so với chi phí để giải quyết ô nhiễm môi trường mà khói đốt rơm rạ gây ra./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //