Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Ma trận' apps khiến người dùng 'hoa mắt, chóng mặt'

Phóng viên - 13/07/2021 | 9:15 (GTM + 7)

“Ma trận” ứng dụng trên mọi lĩnh vực khiến rất nhiều người cảm thấy ngại cài apps, vì lý do bảo mật thông tin, hay điện thoại có thể “nặng” hơn, chậm hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 “Khi người dùng “bội thực” apps

Mỗi khi được các nhà hàng, thương hiệu mời cài ứng dụng trên điện thoại thông minh (còn gọi là apps), Minh Quân - sinh viên trường Đại học VinUni (Hà Nội) đều vui vẻ nhận lời.

Là một bạn trẻ đam mê công nghệ, Quân đủ tự tin để kiểm tra kỹ các nhà phát triển ứng dụng và quản lý apps trên điện thoại của mình: "Tất cả bên nào mời thì em đều cài, apps tích điểm hoặc lấy ưu đãi, vì nó có lợi cho em. Những app em thông thường tải thì em phải check review, developer đấy có được nhiều người sử dụng không. Em rất ít khi đăng ký bản thử hay những app vô danh. Đa phần em không quá lo ngại vì em check đủ kỹ rồi!"

Tuy nhiên, không phải ai cũng rành công nghệ như Minh Quân, và “ma trận” ứng dụng trên mọi lĩnh vực khiến rất nhiều người cảm thấy ngại cài apps, vì lý do bảo mật thông tin, hay điện thoại có thể “nặng” hơn, chậm hơn.

Thậm chí, ngay trong một lĩnh vực, một đơn vị cũng có nhiều app khác nhau, khiến đối tác, khách hàng của họ “hoa mắt, chóng mặt”, không biết đâu là chuẩn, đâu là lựa chọn tối ưu:

"Đầu tiên là quảng cáo, spam nhiều. Phần lớn mình chỉ đến một lần, không hay mua nên không cần cài."

"Một số app tải về không sử dụng nhiều thì mình lại xóa đi. Một số app thông báo nhiều quá!"

"Mình rất ngại vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, người dùng phải cung cấp nhiều thông tin quá! Ứng dụng bây giờ nhiều lắm, không chọn cái này thì chọn cái kia. Mình hơi lười, low tech một tý thì thôi, mình nghĩ là không cần thiết.

Lo ngại vấn đề bảo mật hoàn toàn có cơ sở khi mới đây, Facebook đã kiện một nhóm người Việt tạo app trên kho ứng dụng hàng đầu là Google Play Store, chiếm đoạt tài khoản của người dùng và thu lợi bất chính hơn 36 triệu USD tiền quảng cáo".

Theo ông Trương Văn Cường, Giám đốc công nghệ, Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA, việc nhiều công ty trên mọi lĩnh vực đều có ứng dụng riêng là xu hướng công nghệ tất yếu, phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số và sự phổ biến của điện thoại thông minh.

Ông Cường cho rằng, người dùng không cần e ngại cài apps, bởi công nghệ giúp điện thoại ngày càng hiện đại hơn. Apps nào hữu ích thì giữ lại, apps nào không cần thiết thì xóa bỏ, điều đáng lo nhất chỉ là vấn đề bảo mật thông tin: "Khi mình cài ứng dụng thì xem xét kỹ một chút, xem thử hệ điều hành có đưa ra cảnh báo nào không? Cho quyền gì, muốn truy cập gì có hợp lý không?

Ví dụ ứng dụng camera lại đòi truy cập danh bạ, hoặc ứng dụng quản lý tin nhắn lại muốn truy cập camera,… thì lúc đó người dùng nên đặt câu hỏi. Những ứng dụng chỉ đòi hỏi địa chỉ giao hàng, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, còn những thông tin khác chúng ta không khai báo".   

Bên cạnh đó, ông Trương Văn Cường cho rằng, việc tích hợp nhiều tính năng tương tự trong cùng một ứng dụng sẽ giúp người dùng thuận tiện hơn, như các “siêu ứng dụng” có cả đặt xe, giao hàng, giao đồ ăn,…, hay một số hệ điều hành ở nước ngoài có sẵn tính năng truy vết COVID-19 mà không cần cài thêm apps.

Tuy nhiên, những trường hợp như vậy chưa nhiều, bởi nó phụ thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng và các công ty - đối thủ cạnh tranh đều muốn có app riêng cho mình.

“Ma trận” ứng dụng trên mọi lĩnh vực khiến rất nhiều người cảm thấy ngại cài apps - Ảnh minh họa
“Ma trận” ứng dụng trên mọi lĩnh vực khiến rất nhiều người cảm thấy ngại cài apps - Ảnh minh họa

Cần những super apps và phân cấp, phân quyền sử dụng

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Đỗ Hữu Hưng, Tổng giám đốc Công ty Interspace Việt Nam:

PV: Ông đánh giá như thế nào về tình trạng bội thực apps hiện nay?

Ông Đỗ Hữu Hưng: Việc có nhiều apps ở góc độ thị trường thì nó cũng giống như sự phát triển của các doanh nghiệp, nó là việc cũng rất tự nhiên. Điều này cho thấy Việt Nam cũng đang có những thuận lợi trong việc có sự phát triển bùng nổ của các mobile apps này.

Vì vậy người tiêu dùng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn apps nào để sử dụng dịch vụ. Theo các nghiên cứu cho thấy, 90% người dùng sẽ gỡ apps trong vòng 60 ngày, bởi vì nhu cầu của họ không được đáp ứng thường xuyên hoặc không đáp ứng yêu cầu dịch vụ.

PV: Vậy thời gian tới cần sự tích hợp như thế nào để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng?

Ông Đỗ Hữu Hưng: Để tránh việc người dùng phải cài đặt quá nhiều apps, xu hướng trên thế giới người ta đều đưa ra những super apps. Như ở Việt Nam chúng ta thấy mỗi người dùng đều có 2 App store, một là của Google, hai là của Apple. Ở Trung Quốc thì người ta có đến 40 App Store như vậy.

Nhưng sau đó người dùng cảm thấy bị khó tìm, không thể nhớ app nào phục vụ việc gì, thì xu hướng phát triển là thành những super Apps. Rất nhiều tiện ích được tích hợp vào 1 app, làm cho người dùng chỉ cần cài đặt 1 lần. Việc xác thực dữ liệu cũng không cần phải làm lại nhiều lần. Như vậy các thông báo làm cho người dùng cảm thấy bị phiền toái không bị hỗn loạn nữa.

Ở Việt Nam nếu chúng ta làm được các super apps như vậy, trong đó có tất cả các tiện ích được đưa lên thì việc này hoàn toàn khả thi. Giống như Chính phủ có cổng hành chính công hoặc Zalo, ví Momo – nơi đã có sẵn hàng chục triệu người dùng rồi.

Như vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đỡ đi các chi phí phải đi thuyết phục người dùng cài app. Như vậy, mỗi người dùng chỉ cần cài khoảng chục apps thôi là đã có thể phục vụ đa phần các nhu cầu học tập, đi lại, dịch vụ chung của con người.

PV: Trong xu hướng tích hợp đó, vai trò của các doanh nghiệp, đơn vị đầu tàu nên được thực hiện như thế nào?
Ông Đỗ Hữu Hưng: Kinh nghiệm cho thấy xây một app không khó, nhưng khó khăn là phải đi kêu gọi người dùng cài app đó. Hiện nay để cài một app như vậy phải mất từ 2-5 USD, như vậy một triệu người dùng, chúng ta mất vài triệu đô rồi.

Chi phí thứ 2 cũng rất lớn là người ta vào chợ đó thì có gì để ở lại không? Thế nên các doanh nghiệp cũng như Chính phủ phải tốn tiếp chi phí cho việc vận hành, đưa ra nhiều nội dung hấp dẫn, cũng như nỗ lực để người dùng không gỡ bỏ app đó.

Hai chi phí đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư và có chính sách rất bài bản.

Theo tôi, chúng ta cần có những nghiên cứu rất kỹ khi xây dựng một dịch vụ app như vậy, có thể gộp chung rất nhiều nhu cầu giống nhau lại. Đặc biệt đối với các cơ quan Chính phủ thì chúng ta cùng có những dữ liệu chung, chúng ta có thể sử dụng chung nền tảng dữ liệu đó và có thể phân mảnh, phân lớp, phân quyền để mỗi đơn vị tiếp cận những dữ liệu ở những góc độ khác nhau.

Như vậy vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc mà lại giảm bớt các chi phí cho việc xây dựng apps, vận hành và cài đặt.

Về phía Chính phủ, theo tôi cần khuyến khích nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tàu xây dựng những apps này và khuyến khích người dân cài đặt và sử dụng app này thường xuyên.

Tôi nghĩ là chắc chắn người dân sẽ luôn ưu ái và sử dụng dịch vụ tốt, do Chính phủ, các tổ chức hàng đầu xây dựng, phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân.

PV: Xin cảm ơn ông.

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời trong Diễn đàn 91 với chủ đề: “Khi người dùng bội thực apps”, trên VOVGT với sự tham gia của các vị khách mời ông Hoàng Viết Tiến, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam và Nhà báo Thái Khang, Trưởng ban Công nghệ thông tin, Báo điện tử Vietnamnet.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //