Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

M&A công nghệ bùng nổ: Mừng hay lo?

Phóng viên - 12/01/2022 | 19:12 (GTM + 7)

Thị trường M&A Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Tổng giá trị được ghi nhận ở mức 8,8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng trưởng 17,9% so với cả năm 2020.

Trong đó, lĩnh vực công nghệ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư bởi tiềm năng của lĩnh vực này. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa

Theo nhiều chuyên gia, dù đại dịch COVID-19 hoành hành, nhưng thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) cả thế giới vẫn tăng trưởng. Với Việt Nam, thị trường M&A tuy giảm nhẹ nhưng với riêng mảng công nghệ lại bùng nổ.

TS Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam cho biết: "Lĩnh vực công nghệ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Theo đó, số lượng giao dịch đã tăng gấp đôi trong khi tổng giá trị giao dịch lại tăng hơn gấp ba lần lên đến gần 1 tỷ USD. Ước tính đến hết tháng 10/2021, hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ tại nước ta đã đạt giá trị giao dịch vào khoảng 963 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần so với cả năm 2020".

Các lĩnh vực công nghệ chính thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trong thời gian vừa qua bao gồm thương mại điện tử, Fintech, Ed-tech, Logistics và tự động hóa kinh doanh.

Ông Hồ Phi Ân, Giám đốc điều hành Công ty CP EI Industrial cho rằng, ở góc độ doanh nghiệp, việc M&A trong lĩnh vực công nghệ gia tăng là rất đáng mừng. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ các quỹ đầu tư nước ngoài lớn. Tuy nhiên, hành trình để được công nhận còn nhiều khó khăn. Có thể nói rằng, việc M&A tăng là lo hay mừng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

"Các công ty công nghệ có vòng đời nhanh, và khi chúng tôi đã bước ra sân chơi thế giới thì không được phép sợ bị thâu tóm. Nếu mình không đủ giỏi và bị thâu tóm, qua đó giúp công ty phát triển hơn nữa thì là điều bình thường. Bên cạnh đó, như chúng tôi cũng định hướng rằng một ngày nào đó sẽ thoái vốn ra khỏi công ty để theo đuổi các ước mơ, dự án khác", ông Hồ Phi Ân cho biết.

Song theo ông Ân, về bản chất, doanh nghiệp không sợ bị thâu tóm, mà quan trọng là thâu tóm với mức giá nào. Còn dưới góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Việt Khôi, Viện trưởng Viện Giáo dục kỹ năng và Trí tuệ sáng tạo nhận định, M&A là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên sân chơi CPTPP: "Sức mạnh cạnh tranh vẫn là thế yếu của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư không chỉ tìm kiếm một ý tưởng sản phẩm đơn thuần, mà hướng đến thành phẩm hoàn thiện để có thể tích hợp vào hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, chất lượng hàng hóa của các công ty công nghệ tại Việt Nam chưa thật sự “khớp” với kỳ vọng của bên mua, để đủ giúp làn sóng M&A trong lĩnh vực công nghệ thật sự bùng nổ".

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp công nghệ tránh khỏi tình trạng bị thâu tóm, khung pháp lý cho hoạt động M&A liệu đã thực sự hoàn thiện? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài viết tiếp theo.

Thông tin trong nước và quốc tế

Bộ KH&ĐT vừa ban hành quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics, gồm danh mục 63 chỉ tiêu thống kê 

# Bộ KH&ĐT vừa ban hành quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics, gồm danh mục 63 chỉ tiêu thống kê. 

# Còn Bộ Công thương vừa yêu cầu Cục xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ nông sản nội địa để giảm áp lực cho xuất khẩu. 

# Theo Bloomberg, Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của khu vực châu Á trong năm 2022. 

# Và trong năm nay, Cty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) sẽ hợp tác với các ngân hàng phát triển thanh toán không tiền mặt ở nông thôn. 

# Dịp Tết Nhâm Dần 2022, các hãng hàng không trong nước cung ứng khoảng 2,7 triệu ghế, chỉ bằng khoảng 70% so với Tết năm ngoái.

# Còn thị trường giỏ quà Tết đang khá sôi động, theo ghi nhận giá giỏ quà Tết năm nay không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ so với năm ngoái. 

# Bộ Công an đang vào cuộc xác minh và đề nghị UBND TP.Hà Nội cung cấp hồ sơ liên quan đến 11 dự án BĐS của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. 

# Còn với thị trường kim loại quý, giá vàng trong nước hôm nay tăng nhẹ lên 61,7 triệu đồng/lượng, tuy nhiên vẫn cao hơn thế giới gần 12 triệu đồng. 

# Ngân hàng Agribank và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam vừa chính thức triển khai hợp tác về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng. Trong giai đoạn đầu triển khai, Agribank sẽ hợp tác phân phối các sản phẩm bảo hiểm của FWD Việt Nam qua hệ thống gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.

Hợp tác giữa Agribank và FWD góp phần mang tới các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhiều đối tượng khách hàng và nền tảng kỹ thuật số, tạo ra những trải nghiệm khách hàng khác biệt của FWD Việt Nam – công ty bảo hiểm nhân thọ đi đầu về công nghệ. 

Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Du Bắc, tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Du Bắc, tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

# Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 xuống còn 4,1%. 

# Còn theo diễn đàn kinh tế thế giới, tổn thất về tài chính do thời tiết cực đoan trong năm 2021 có thể lên mức kỷ lục. 

# Và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa thừa nhận, lạm phát cao đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thị trường việc làm của Mỹ. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex hôm nay quay lại trên vùng tham chiếu và vượt lại mốc tâm lý 1.500 điểm và đóng cửa tại 1.510,51 điểm, tăng 18,2 điểm.

# Nhóm VN30 ghi nhận 20 mã tăng với sức bật mạnh ở nhiều cổ phiếu ngân hàng, cùng với đó là các mã vốn hóa lớn khác như HPG, MWG, VRE, SSI.

# Theo SSI Reseach, dòng tiền cũng đã cho thấy sự dịch chuyển sang nhóm này khi GTGD qua kênh khớp lệnh trên nhóm VN30 hôm tăng mạnh 41,7%  lên 11,2 nghìn tỷ đồng. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //