Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lường trước rủi ro khi ồ ạt đầu tư điện mặt trời mái nhà

Phóng viên - 23/11/2020 | 9:00 (GTM + 7)

Đầu tư điện mặt trời mái nhà đã tăng chóng mặt thời gian gần đây tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, thực tế đã phát sinh nhiều vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, chất lượng cho loại điện này những nguy cơ rủi ro sau khi cơ chế giá khuyến khích cho loại hìn

Vấn đề đặt ra là cần có quy định rõ ràng về cấp phép, quy chuẩn về an toàn và quản lý loại hình này, làm sao để tránh rủi ro?
Vấn đề đặt ra là cần có quy định rõ ràng về cấp phép, quy chuẩn về an toàn và quản lý loại hình này, làm sao để tránh rủi ro? (Ảnh: Shutterstock)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

"Lắp pin mặt trời áp lên mái giá 13 triệu/kwh, giấy phép bên lắp đặt lo hết, chi phí khu vực HN thêm 2 triệu nữa để làm giấy tờ lắp công tơ 2 chiều. Bảo hành toàn bộ hệ thống là 5 năm, riêng tấm pin bảo hành 12 năm, hiệu suất sau 25 năm trên 80%".

"Chi phí lắp đặt đối với bộ 6 kí là 136.250.000 đồng, hiện tại trong tháng 11 đang giảm giá 15%, tấm pin được nhập khẩu từ Canada, inverter bộ chuyển đổi điện chất liệu của Đức".

"Giá vật tư điện mặt trời 10 triệu một kí, tấm pin bền lắm vì vi mạch của nó được nhập khẩu từ Trung Quốc".

Trong vai một khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà, phóng viên Kênh VOVGT nhận được rất nhiều lời gọi mời, quảng cáo như vậy từ các nhà thầu thi công điện mặt trời, với mức giá chênh nhau khá xa.

Chia sẻ với phóng viên, anh Đỗ Văn Tiến ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết, cuối năm 2018 gia đình anh quyết định đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất 10 kwh, mức giá 245 triệu đồng.

Thế nhưng, do chủ quan không tìm hiểu kỹ đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị nên hậu quả là chỉ sau 2 cơn bão đã gây hư hỏng 1/3 số hệ thống này. Tuy nhiên, khi liên hệ với đơn vị cung cấp anh không nhận được bất kỳ sợ hỗ trợ nào, với lý do “thiên tai” khiến anh vô cùng bức xúc. 

"Cái đấy người ta làm không chắc chắn nên vừa rồi gia đình chúng tôi phải mua vật tư gia cố lại… trước đây 1 tấm pin người ta chỉ vít bằng 2 con ốc nên khi ở trên cao gió bão không chịu được. Nói chung lúc đầu kí hợp đồng người ta nói hay lắm, nhưng sau họ chỉ tính đến lợi nhuận thôi, họ chỉ biết lấy tiền của người dân thôi".

Cục điện lực và và năng lượng tái tạo thừa nhận, do chính sách khuyến khích về giá mua điện mặt trời mái nhà với giá cao của Chính phủ nên nhu cầu lắp đặt hệ thống này tăng nhanh thời gian gần đây. Cũng vì thế mà số lượng các nhà thầu cung cấp thiết bị, thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng nở rộ.

Trong khi đó người dân lại thiếu thông tin về nhà thầu, về chất lượng vật tư thiết bị, chế độ bảo hành, dẫn đến những bức xúc trong thời gian qua.  

Còn theo ông Trần Viết Nguyên, Phó trưởng Ban Kinh doanh của EVN, đến nay toàn quốc đã phát triển được trên 66.000 dự án điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất lắp đặt 2.200MWp, tạo ra được lượng điện năng cho hệ thống là 877 triệu kWh, tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2019.

Tuy nhiên, sự phát triển nóng thời gian qua tại một số khu vực đã vượt khả năng giải tỏa công suất lưới điện, vì thế có nơi chưa thể tiếp nhận hết sản lượng điện mà người dân có nhu cầu đăng kí và bán cho EVN.   

"Đối với một số khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam có hiện tượng phát triển nóng các dự án điện mặt trời có quy mô công suất dưới 1MW, tạo ra áp lực khá lớn đối với các đơn vị điện lực sở tại, do việc xây dựng mở rộng các tuyến lộ đường dây và trạm biến áp không thể ngày một ngày hai mà cần phải có thời gian đầu tư mở rộng lưới thì mới tiếp nhận được toàn bộ lượng công suất do khách hàng phát triển".

Cũng theo ông Nguyên hiện nay nhà nước chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thiết bị, hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Những quy định về cấp phép xây dựng, về tải trọng kết cấu mái khi lắp đặt các tấm pin cũng chưa được ban hành. Bởi vậy chưa có cơ sở nào đảm bảo nguồn điện này ổn định khi hòa vào lưới điện quốc gia. 

Bà Ngụy Thị Khanh, GĐ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh cũng nêu lên thực tế, lợi dụng chính sách ưu đãi về giá bán điện của Chính phủ, nhiều DN đã đổ xô mua đất nông nghiệp, đất rừng và xin chuyển đổi đầu tư điện mặt trời để hưởng giá điện cao.

Theo bà Khanh Nhà nước nên có chính sách riêng vừa khuyến khích DN tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời, nhưng phải đảm bảo quỹ đất nông nghiệp không bị thu hẹp, tiếp tục có chính sách khuyến khích về giá trong khoảng thời gian từ 3-5 năm nữa.

"Có một số quốc gia tính mức hỗ trợ theo dải công suất, phân theo khu vực, tôi nghi rằng ở VN có những khu vực có tiềm năng tốt và có khu vực tiềm năn thấp hơn, nếu muốn thúc đẩy đồng đều thì có thể áp dụng chinh sách theo khu vực và để công bằng thì có cả chinh sách phân dải, các dải công suất khác nhau thì có mức giá khác nhau để thúc đẩy".

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Chỉ thị 20 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-205 và Quyết định 13 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ loại hình này. Qua đó kịp bổ sung nguồn điện mặt trời vào lưới điện, đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội. 

"Chỉ thị 20 nêu rõ phát triển điện mặt trời áp mái là một trong những giải pháp hiệu quả để giúp cho các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, các cơ sở thương mại dịch vụ giảm được việc sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng điện cũng như giảm được sức ép về xây dựng các đường dây truyền tải điện cung cấp điện từ nguồn điện tập trung đến các TP và hộ gia đình, giảm tổn thất truyền tải điện trong giai đoạn 2020-2025".

Nhà nước cần sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về các sản phẩm pin mặt trời cũng như ban hành những quy định để quản lý, giám sát hệ thống điện mặt trời mái nhà
Nhà nước cần sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về các sản phẩm pin mặt trời cũng như ban hành những quy định để quản lý, giám sát hệ thống điện mặt trời mái nhà

Giá mua điện mặt trời mái nhà hiện đang cao nhất trong các loại hình đầu tư điện mặt trời. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ kết thúc vào cuối năm nay, bởi vậy đang diễn ra cuộc chạy đua về đầu tư để được hưởng giá điện cao, cũng như nở rộ các dịch vụ cung ứng thiết bị điện mặt trời.

Dưới góc nhìn của VOVGT, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng và nhà đầu tư cũng cần phải lường trước những rủi ro khi ồ ạt đầu tư vào loại hình này. Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Đầu tư điện mặt trời mái  nhà - Đừng để tiền mất tật mang”
 

Định hướng hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà đã được nêu rõ trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu tạo nguồn phân tán để giảm phụ tải tại chỗ, tránh gây áp lực phải xây dựng các tuyến truyền tải mới. Theo đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành Quyết định 13 và Chỉ thị 20 về chính sách khuyến khích phát phát triển điện mặt trời mái nhà. 

Cụ thể, các dự án điện mặt trời mái nhà có công suất lắp đặt không quá 1MW, được đấu nối trực tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, sẽ được tiêu thụ tại chỗ và phần điện thừa sẽ bán lên lưới điện của EVN với mức giá 8,38 UScent/kWh (tương ứng 1.943 đồng/kWh).

Mức giá này áp dụng đối với các dự án vận hành phát điện, xác nhận chỉ số công tơ đến ngày 31.12 năm nay và được áp dụng trong 20 năm. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống điện mặt trời áp mái đã tăng đáng kể, VN từ chỗ không có dự án nào nay đã trở thành nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo các chuyên gia về năng lượng, tình trạng bùng nổ các dự án điện mặt trời mái nhà đã được cảnh báo từ lâu, khi các nhà đầu tư chạy đua hoàn thành dự án trước ngày 31.12 năm nay để hưởng mức giá điện cao. Việc đua nhau làm điện mặt trời mái nhà trong khi hạ tầng truyền tải không “đua” kịp đang gây quá tải cục bộ tại một số khu vực và gây lãng phí rất lớn. Vì lẽ đó, Chính phủ cần có quy hoạch bài bản hơn cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng. 

Để tránh nhập nhèm, lẫn lộn và lợi dụng chính sách để hưởng lợi, nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế riêng cho điện mặt trời mái nhà kết hợp với nông nghiệp. Do tiềm năng về điện mặt trời còn khá lớn, bởi vậy sau ngày 31/12 tới Chính phủ nên tiếp tục duy trì cơ chế giá khuyến khích đối với điện mặt trời mái nhà; đồng thời có những quy định chặt chẽ hơn về quy mô công suất để tránh bị lợi dụng.

Hiện nay thị trường kinh doanh pin mặt trời đang phát triển ồ ạt, suất đầu tư cho hệ thống này cũng đã giảm đáng kể, trong khi đó việc giám sát, quản lý chất lượng đang còn bỏ ngỏ. Bởi vậy người dân cần thận trọng khi đầu tư, bởi họ chỉ thực sự hưởng lợi nếu giá thành đi đôi với chất lượng, ngược lại thì "tiền mất tật mang", bỏ tiền ra chưa bao lâu thì hệ thống điện mặt trời đã hỏng hóc. 

Và điều quan trọng là Nhà nước cần sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về các sản phẩm pin mặt trời cũng như ban hành những quy định để quản lý, giám sát hệ thống điện mặt trời mái nhà. Một vấn đề nữa mà nhà đầu tư cũng cần lưu ý là nên lựa chọn những địa điểm đầu tư có sẵn hạ tầng, sẽ đảm bảo thuận lợi khi hòa lưới điện quốc gia và tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.  
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //