Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Liên tiếp cá sấu nghi sổng chuồng: Quy định nào quản lý động vật nguy hiểm?

Phóng viên - 26/10/2020 | 20:32 (GTM + 7)

Chỉ trong vòng 1 tuần, có ít nhất 3 con cá sấu bơi cặp sông, bò vào nhà dân bị phát hiện và vây bắt tại Đồng Tháp, Cà Mau giữa lúc mưa to, ngập lụt… khiến bà con hoảng sợ. Quá trình xác minh ban đầu nghi là do các hộ gia đình nuôi cá sấu đã để sổng chuồng

Cá sấu nghi sổng chuồng bò vào bãi xe khách bị người dân vây bắt tại An Giang. Ảnh: Tiền Phong

Việc quản lý loài động vật hoang dã nguy hiểm này được quy định thế nào? PV VOVGT đã có cuộc trao đổi cùng Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM.

PV: Thưa Luật sư, việc quản lý, nuôi nhốt động vật hoang dã, nguy hiểm như cá sấu được quy định thế nào ạ?

LS Nguyễn Văn Hậu: Điều này được quy định rõ trong Nghị định 06, ngày 22/1/2019 của Chính phủ, quy định về quản lý động, thực vật, rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam. 

Cá sấu thuộc về Nhóm I,  danh mục thực vật, động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Việc nuôi cá sấu sẽ đăng ký tại cơ quan CITES của Việt Nam để được cấp mã số và Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý và kiểm tra. Theo Nghị định số 06/2019, cơ sở nuôi cá sấu phải có chuồng trại phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài vật nuôi trồng: đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

Trường hợp cơ sở quản lý không chặt chẽ để cá sấu sổng chuồng, gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với các tội như vô ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 138 Bộ Luật hình sự hiện hành và sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

PV: Tổ chức, cá nhân để cá sấu sổng chuồng, xâm hại nghiêm trọng đến tài sản sinh mạng người khác sẽ phải bồi thường ra sao ạ?

LS Nguyễn Văn Hậu: Theo Quy định Bộ Luật dân sự năm 2015, điều 590 phải bồi thường bao gồm những chi phí trong việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc là bị giảm sút của người bị thiệt hại. Hay là thu nhập của người đó bị mất, bị giảm sút do họ không thể lao động được. Hoặc là chi phí hợp lý về phần thu nhập thực tế bị mất của những người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Nếu người thiệt hại bị mất cả năng lao động, cần phải thường xuyên chăm sóc, và thì bồi thường cả cái việc chăm sóc, điều trị. Pháp luật đã quy định rất rõ điều này.

Ngoài ra, Theo Nghị định 06, trường hợp động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm đe dọa, xâm hại nghiêm trọng đến tài sản sinh mạng người khác thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp như là xua đuổi, hạn chế gây tổn thương từ động vật đó. Đồng thời, thông tin ngay cho cơ quan kiểm lâm, UBND xã, cấp huyện…nơi gần nhất.

Trường hợp mà động vật quý hiếm, nguy cấp đe dọa, tấn công trực tiếp tính mạng con người ở ngoài khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi chúng ta áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định chỉ đạo bẫy, bắt, bắn… cá thể động vật đó!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 26/10 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Chiều qua (11/4), Kênh VOV Giao thông đã phân tích về hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu trong những năm qua.

// //