Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làm gì để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050

Phóng viên - 13/01/2022 | 15:27 (GTM + 7)

Tại COP26, Chính phủ đã nâng mức cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ảnh minh họa

Biến đổi khí hậu và những tác động tới Việt Nam

Theo TS Trần Văn Miều, trưởng ban truyền thông, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết, biến đổi khí hậu thực chất là do con người tác động vào thiên nhiên, gây hiệu ứng nhà kính và làm trái đất nóng lên, nước biển dâng.  

Những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự mặn xâm nhập và đất bị ô nhiễm. Diện tích đất bị xâm nhập mặn lên tới 1,8 triệu ha. Đất đai khô cằn, con nước về sông Mekong bất thường, ruộng đồng thiếu phù sa và thường xuyên hứng chịu những cơn bão khiến nhiều tỉnh đối mặt với tình trạng mất mùa, nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Không những thế, biến đổi khí hậu còn gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường: "Biến đổi khí hậu gây ra những thời tiết cực đoan. Ví dụ như nóng lại vào mùa đông. Trạng thái khí hậu có sự thay đổi rất nhiều,mưa nhiều bão lớn, cường độ của bão tăng lên so với ngày trước gây tác hại lũ ống, lũ quét, ngập úng, vỡ đê, vỡ biển… thiên tai rất lớn"

Theo PGS.TS Ngô Đức Thành, chuyên gia về khí hậu cho biết, có sự liên quan chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu và tần suất, mức độ của thiên tai xảy ra. Các kết quả nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC sẽ gây thiệt hại kinh tế 4,5% GDP bên cạnh các thiệt hại gián tiếp khác, có thể lên tới 30% vào 2050. Mực nước biển dâng lên khoảng 60cm, có thể dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng lúa tới hơn 50% tại một số địa phương, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do tình trạng phát thải khí nhà kính, bao gồm khí CO2 và khí Metan rất lớn. Tại Việt Nam, nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu đến từ 4 nguồn chính: "Một là phát thải năng lượng khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí, năng lượng chiếm khoảng 60%, thứ 2 sản xuất nông nghiệp trên 25%, cũng phát thải khí các bon gây ra các khí metan, thứ 3 trong sản xuất công nghiệp và thứ 4 là các chất thải hữu cơ khi chôn lấp". 

Theo bản Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2020, lượng phát thải dự tính theo kịch bản phát thải thông thường của Việt Nam năm 2020 là 528,4 triệu tấn C02 tương đương. Dự kiến đến năm 2025 là 726,2 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2025 và 927,9 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030. 

Cần chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo

Nhà máy điện gió Ninh Thuận
Nhà máy điện gió Ninh Thuận - Ảnh Báo Nhân dân

Tính đến hết tháng 10 năm 2021, tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện đạt trên 21.000 MW. (Mega-oát). Trong hơn 2 năm qua có gần 120 dự án tái tạo năng lượng mới gây sức ép cho công tác vận hành, điều độ lưới điện.

Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời có tính không ổn định và không liên tục giữa các thời điểm trong ngày và giữa các tháng trong năm. Bởi vậy, theo các chuyên gia, Chính phủ cần sớm có chính sách thúc đẩy ứng dụng giải pháp đầu tư lưu trữ năng lượng đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió.

Ông Trần Tuệ Quang, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết: "Tìm ra những giải pháp để tháo gỡ, thúc đẩy việc lưu trữ hệ thống năng lượng và ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo Việt Nam trong thời gian tới".

Ông Phan Quang Vinh, Phó trưởng Ban Kinh doanh, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho rằng, hiện chưa có quy định cụ thể về công trình xây dựng điện mặt trời trên mái nhà nên tác động phần nào tới phát triển nguồn năng lượng này: "Hiện nay, trên thị trường thiết bị năng lượng điện mặt trời rất nhiều nên chúng ta làm như thế nào để có quy chuẩn, tiêu chuẩn để người dân lựa chọn sản phẩm chất lượng"

Mặc dù, theo tính toán, tổng công suất lắp đặt nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện đã chiếm trên 55% công suất lắp đặt cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng này đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục…

PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo thời gian tới, cần xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng và hoàn thiện khung pháp luật hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ: "Việt Nam cân nhắc xây dựng một Luật về khuyến khích xây dựng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Luật này giải quyết những bất cập, những phát sinh không thống nhất giữa các văn bản luật, bổ sung những cơ chế mới . VD như cơ chế đấu thầu cạnh tranh điện mặt trời điện gió và cơ chế mua bán điện trực tiếp"

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách giá điện kết hợp giữa chính sách ưu đãi hỗ trợ và chính sách thị trường. Đồng thời, tạo khung pháp lý về hợp đồng mẫu, cải thiện hơn nữa cơ chế chia sẻ rủi ro trong các hợp đồng mua bán điện mẫu đối với điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn, thủy điện nhỏ. Bởi chính sách này sẽ giúp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành năng lượng tái tạo.   

Tại COP26, Chính phủ đã nâng mức cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng để thực hiện cam kết này, Việt Nam cần xem xét điều chỉnh lại Quy hoạch điện 8 cho phù hợp: "Phải xây dựng lại, chứ làm sao cứ để thế để thực hiện được. Trước đây, mình mới có cam kết đến năm 2030 Việt Nam có sự hỗ trợ quốc tế giảm khí thải tới 27%. Bây giờ giảm dần, giảm dần đến 100% vào năm 2050 thì phải có lộ trình, kế hoạch thực hiện".

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời trong tọa đàm với chủ đề: Cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như thế nào? Với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID)

Nội dung chi tiết cuộc tọa đàm tại đây:

 


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //