Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kinh tế vĩ mô cho những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022 được dự báo ra sao?

Phóng viên - 19/10/2021 | 20:16 (GTM + 7)

Theo nhận định từ bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2022 và 2023, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ngày 23/4/2019, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức ký Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA). (Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN)

Thông tin tài chính, kinh tế

# Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết chính thức phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN; đồng thời yêu cầu Bộ KH&ĐT chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định này sau khi có hiệu lực. 

# Trước nguy cơ nợ xấu hiện hữu, NHNN vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể nhằm bổ sung vốn trong vòng 3 năm để có nguồn lực xử lý rủi ro nợ xấu.

# Phát biểu buổi “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố trong bối cảnh dịch Covid-19” diễn ra sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, TP sẽ tập trung hỗ trợ các DN, NĐT nước ngoài vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh:

Việc sản xuất của DN bị đình trệ, việc đi lại của các NĐT nước ngoài gặp nhiều khó khăn do đại dịch. Thấu hiểu khó khăn đó, chính quyền TPHN đang nỗ lực hết mình để kiểm soát dịch nhanh nhất, tập trung tháo gỡ, hỗ trợ các NĐT nước ngoài vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi.

# Theo NHNN chi nhánh TPHCM, nhiều DN ngành lương thực, thực phẩm đang rất cần vay vốn với lãi suất ưu đãi để dự trữ nguyên phụ liệu, thành phẩm chuẩn bị cho mùa sản xuất dịp Noel, Tết Nguyên đán. 

# Báo cáo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" cho biết, nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030. 

# Khảo sát của CBRE cho thấy, BĐS nhà kho gần các đô thị lớn dự kiến sẽ được sử dụng nhiều nhất trong 3 năm tới, do cchi phí vận tải và công nhân tăng cao kèm tác động của Covid-19.

# Còn theo Colliers, BĐS liền thổ tại Tp.HCM vẫn là nơi tốt để nắm giữ tài sản của các NĐT cá nhân với mức độ quan tâm tiếp tục tăng sau thời gian giãn cách. 

# Trước ngày Phụ nữ VN 20/10, giá hoa tươi tăng khoảng 15-20%, tuy nhiên so sánh với dịp lễ này năm ngoái thì sức mua lại giảm khoảng 30%. 

# Dù giá heo hơi trên toàn quốc giảm sâu từ 3.000-10.000 đồng/kg, đặc biệt giá ở thị trường miền Bắc liên tiếp đi xuống, nhưng giá thịt ở chợ dân sinh vẫn “bình chân như vại” hoặc chỉ giảm nhẹ. 

Ảnh minh họa

# Bộ Tài chính Mỹ vừa có cảnh báo về các tác động tiêu cực của tiền điện tử, thậm chí có khả năng làm suy giảm vai trò của đồng USD.

# Nước Mỹ có thể sẽ đúc đồng xu trị giá 1.000 tỷ USD bằng bạch kim nếu có quyết định khẩn cấp của Bộ Tài chính, nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của nước Mỹ.

# Để nhanh chóng nối lại sản xuất hậu đại dịch, Trung Quốc sẽ đưa các tổ công tác đặc biệt (Taskforce) vào các DN trong và ngoài nước. 

# Với GDP tăng trưởng 4,7% từ đầu năm, Nga đánh giá nền kinh tế nước này đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch và đi vào quỹ đạo tăng trưởng. 

# OPEC+ dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 4/11 tới đây để đưa ra chính sách khai thác dầu thô trong những tháng cuối năm nay.

# Vì thiếu hụt than đá, Châu Á đang đối mặt với mùa đông chật vật. Tại Trung Quốc, nhiều nhà máy đã phải cắt điện, dừng sản xuất. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Vùng cản tâm lý 1.400 điểm của VNIndex tiếp tục gây khó cho sự đi lên của chỉ số. Tuy nhiên, cầu cũng tích cực giúp chỉ số đóng cửa giảm không đáng kể 0,01% so với phiên trước.

# Số mã giảm trên toàn thị trường chiếm ưu thế, diễn biến tương tự ở rổ VN30. Chỉ số VNMidcap cũng giảm nhẹ 0,06%. Phía nâng đỡ các chỉ số chính ghi nhận BID, VHM, VJC, VCB, BVH.

# Theo SSI Reseach, Sự thận trọng khi các chỉ số giao dịch gần vùng đỉnh lịch sử khiến GTGD suy giảm, chỉ đạt 18,3 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HOSE.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sáu tháng cuối năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Ngọc Tiến/Lao Động

Kinh tế vĩ mô cho những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022 được dự báo ra sao?

Theo nhận định từ bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của NH Thế giới, trong năm 2022 và 2023, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình. 

Khi khủng hoảng đã được kiểm soát, nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, và trở về với xu hướng tăng trưởng trước đó ở mức khoảng 6,5%. Cuối cùng, điều này sẽ giúp nợ công sẽ giảm dần. Viễn cảnh và dự báo trên vẫn có rủi ro theo hướng suy giảm. Nhưng Chính phủ vẫn có thể triển khai những chính sách để giảm nhẹ những rủi ro đó.

Còn ông Nguyễn Đức Thành, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, dự báo tăng trưởng năm 2021 ở kịch bản cao GDP có thể đạt dưới 2%, khoảng 1,8%. Tuy nhiên, ở kịch bản thấp, khi chính sách chưa có sự đồng bộ ở các địa phương, đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do đứt gãy cung ứng, thiếu hụt lao động, chi phí tăng cao đầu vào:

Với kịch bản này, tăng trưởng GDP có thể chỉ ở mức 0,2%, dù không ở mức tăng trưởng âm, nhưng đây là mức rất thấp. Chỉ một vài tuần nữa thôi, thông qua các diễn biến kinh tế, chống dịch, chúng ta sẽ nhìn thấy kịch bản nghiêng về bên nào.

PGS-TS Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cũng cho biết, để đảm bảo tăng trưởng ở kịch bản cao, nhà nước đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương; khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa: 

Thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Đặc biệt, cần yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa cụ tiếp nhận người lao động trở lại địa phương trên toàn quốc. Việc tiếp nhận trở lại địa phương là nghĩa vụ mà Việt Nam thực hiện rất tốt.

Nói về chính sách tiền tệ, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đặc biệt nhấn mạnh đến ''bước đệm'' chống rủi ro: Hiện tiền gửi rất thấp, ngân hàng không huy động được vốn, tiền đổ vào bất động sản, chứng khoán rất lớn. Lạm phát tiềm ẩn, nợ xấu tăng. Như vậy, dư địa của chính sách tiền tệ rất hẹp. Khả năng hạ lãi suất tiếp gần như là không có. Hỗ trợ của nền kinh tế nếu có chủ yếu sẽ là chính sách tài khoá.

Tuy nhiên, lưu ý thêm về một số rủi ro mà kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt trong năm 2022, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica cho biết:  Năm 2022 chúng ta sẽ cần lưu ý một số rủi ro, thứ nhất là việc quay trở lại quỹ đạo bình thường như thế nào Bởi điều này có sự ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai là chúng ta cũng phải đối mặt với lạm phát nữa.

Cũng theo các chuyên gia, triển vọng tăng trưởng cả năm nay sẽ phụ thuộc lớn vào các yếu tố như tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //