Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kinh doanh xăng dầu sẽ sửa đổi những gì?

Phóng viên - 09/12/2019 | 8:52 (GTM + 7)

Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu có tới 8 nội dung cần sửa đổi. Sẽ có cách tính giá cơ sở xăng dầu mới; Sẽ thí điểm "cây xăng mini"; Vẫn tồn tại Quỹ bình ổn giá xăng dầu là những nội dung đáng chú ý trong lần sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng

Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu: Có tới 8 nội dung cần sửa đổi

Theo kế hoạch, vào chiều nay (09/12) Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các sở Công Thương địa phương và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu - đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu - nhằm sửa đổi Nghị định này sau hơn 5 năm có hiệu lực (kể từ ngày 01/11/2014). 

Qua trao đổi với phóng viên Đài TNVN, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, qua thực tiễn quản lý, điều hành và tổng hợp ý kiến chuyên gia, có tới 8 nội dung cần được sửa đổi tại Nghị định này. 

PV: Trước tiên xin được hỏi ông, Bộ Công Thương nhìn nhận như thế nào về sự cần thiết phải sửa đổi Nghị định 83?

Ông Trần Duy Đông: Có 3 yếu tố chính cho thấy tính cần thiết phải sửa đổi. Một là thời điểm xây dựng Nghị định 83 thì nguồn xăng dầu trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu - tới 75-80%. Lúc đó các nhà máy như Nghi Sơn, Bình Sơn chưa vận hành. Nhưng hiện nay nguồn cung từ sản xuất trong nước đã chiếm 70-75% tổng nguồn cung. Vì vậy nên việc điều hành, công thức tính giá cơ sở cũng phải thay đổi theo, để phản ánh đúng nguồn trong nức và nguồn nhập khẩu. 

Thứ 2 là trong thời gian 5 năm vừa qua, Việt Nam gia nhập cũng như ký rất nhiều các hiệp định thương mại FTAs (như VTFTA với Hàn Quốc, ATIGA với ASEAN hày Việt Nam – Trung Quốc…) dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan (Trung Quốc, ASEAN là 20%; Hàn quốc 10%...) đòi hỏi chúng ta phải sửa công thức tính giá cơ sở để phản ánh được thực tiễn. 

Thứ 3 là thể ché của chúng ta có một số văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu khi thực hiện Nghị định 83 đã thay đổi. Rõ ràng 3 yếu tố đó nó đòi hỏi phải sửa đổi Nghị định 83.

PV. Trước những yêu cầu này, quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc sửa đổi Nghi định 83 như thế nào?

Ông Trần Duy Đông: Nghị định 83 lần này sẽ được sửa đổi và bám sát một số quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như sau. Trước hết vẫn phải bám sát quan điểm nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị định được xây dựng dưới Luật nên phải bám vào các Luật đang còn hiệu lực. 

Thứ 2 là quan điểm của Chính phủ trong nhiều năm trở lại đây là xây dựng Chính phủ kiến tạo, cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. 

Thứ 3 là quan điểm của Trung ương Đảng (tại Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017) về việc phát triển kinh tế tư nhân trong đó coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Thứ tư là tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. 

Thứ 5 là thu hút và tránh lãng phí các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu. 

Và thứ 6 là thu hút một phần vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chi phối.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương

PV: Với những quan điểm, đòi hỏi như vậy thì Nghị định 83 sẽ được sửa đổi những gì?

Ông Trần Duy Đông: Trong lần sửa đổi này, về cơ bản Nghị định 83 sẽ có 8 nội dung chính được sửa đổi.

Thứ 1 là Quy định về điều kiện kinh doanh và hệ thống phân phối xăng dầu. Qua rà soát và ý kiến kiến nghị của một số địa phương, doanh nghiệp và Hiệp hội Xăng dầu vẫn còn một số nội dung cần rà soát và đề xuất phương án sửa đổi như: Các điều kiện về đơn vị cho thuê kho, cầu cảng; quy định về sở hữu, đồng sở hữu cửa hàng xăng dầu; quyền mua bán xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu; quy định về phòng thử nghiệm…

Những nội dung này đang gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về một số nội chưa rõ ràng hoặc chưa thống nhất, đồng thời gây khó khăn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong việc đáp ứng các điều kiện hoặc có những yêu cầu gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Thứ 2 là chúng tôi cũng ra roát để hoàn thiện về đối tượng quản lý mà Nghị định 83 chưa có.Ví dụ như về đối tượng phải thực hiện dự trữ xăng dầu đối với thương nhân sản xuất –thì hiện nay, nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa ngoài nguồn nhập khẩu đã có 02 Nhà máy lọc dầu trong nước với năng lực cung ứng chiếm khoảng 70-75% tổng nguồn cung. 

Theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, đã quy định việc dự trữ đối với thương nhân sản xuất xăng dầu nhưng chỉ với các thương nhân có hệ thống phân phối. Hiện tại, 02 thương nhân sản xuất xăng dầu tại Việt Nam thực hiện bán toàn bộ sản phẩm cho 01 Công ty thương mại thuộc Tập đoàn Dầu khí, không tổ chức hệ thống phân phối vì vậy các thương nhân sản xuất này chưa thuộc đối tượng phải dự trữ.

Để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, tạo sự bình đẳng với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, cần xem xét quy định việc dự trữ bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu… 

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, khái niệm về xăng dầu thuộc đối tượng quản lý chỉ bao gồm các sản phẩm từ quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các thương nhân sản xuất xăng dầu từ quá trình tái chế rác thải vì vậy đối tượng này chưa được quản lý. 

Do đó, cũng cần xem xét lại và đưa loại hình này vào đối tượng quản lý. Trên thực tế hiện nay, sau quá trình cổ phần hóa, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư để nâng cao năng lực tài chính đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, được sự cho phép của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước đã trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do đó trong nội dung sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP càn rà soát và có nội dung quy định cụ thể về vấn đề này.

Và một điểm nữa trong sửa đổi về đối tượng quản lý nữa là, để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa (ít được các doanh nghiệp đầu tư cây xăng do kém hiệu quả về kinh tế), địa bàn quá chật hẹp (tại các thành phố lớn, khu trung tâm, phố cổ không đủ mặt bằng để đầu tư cây xăng theo quy định), cần rà soát xem xét quy định đối với nội dung này theo hướng cho phép áp dụng thí điểm các máy bán xăng dầu mini (đã được kiểm định an toàn theo quy định, hiện đang được một số nước áp dụng để bán xăng dầu trong trung tâm thành phố như Hàn Quốc).

Thứ 3 là sửa đổi về cơ chế điều hành giá xăng dầu. Cơ chế phối hợp giữa 02 Bộ theo hình thức ban hành thông tư liên tịch như hiện nay chưa đúng với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc phân công nhiệm vụ và cơ chế phối hợp liên Bộ giữa hai Bộ sẽ được rà soát trên cơ sở các nội dung quy định tại các Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT –BCT-BTC và Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT  để đưa vào quy định tại Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, đồng thời bố cục lại các Chương, mục cho phù hợp.

Thứ 4 là sửa đổi về công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Tại thời điểm xây dựng Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cơ cấu về nguồn chủ yếu là xăng dầu nhập khẩu (khoảng 70%); sản lượng xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thu điều tiết và có giá bán tương đương xăng dầu nhập khẩu. Như vậy, việc xây dựng công thức tính giá cơ sở xăng dầu được hình thành trên các yếu tố chi phí tương ứng với nguồn nhập khẩu là phù hợp. 

Tuy nhiên đến nay, với sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung (sản xuất trong nước chiếm 70-75%); số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh; việc tham gia các hiệp định thương mại FTAs dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan; những thay đổi về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt; thay đổi về cơ chế tài chính áp dụng cho sản phẩm xăng dầu của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn... 

Cần thiết phải rà soát để sửa đổi công thức tính giá cơ sở dựa trên các yếu tố chi phí hình thành từ hai nguồn (trong nước và nhập khẩu, xác định mức thuế nhập khẩu phù hợp từ các nguồn khác nhau để đưa vào công thức tính giá) để kết cấu lại một mặt bằng giá chung làm cơ sở điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Trong quy định về công thức tính giá cơ sở, có hướng dẫn cụ thể về mức thuế nhập khẩu áp dụng cho phần giá nhập khẩu phù hợp với việc tổng hợp từ các nguồn nhập khẩu với các mức thuế suất khác nhau.

Thứ 5, liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Để tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thực hiện việc trích lập, sử dụng và quản lý số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung cơ chế báo cáo, theo dõi (số dư tài khoản Quỹ BOG tại ngân hàng) và cần có quy định rõ trong Nghị định về chế tài xử lý vi phạm (như thu hồi giấy phép hoạt động của thương nhân đầu mối) trong trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không thực hiện việc trích lập, kết chuyển số dư Quỹ BOG theo quy định.

Đồng thời, cần rà soát để sửa đổi quy định về cách tính lãi suất, nguồn tài chính trong trường hợp thương nhân xăng dầu đầu mối thực hiện sử dụng Quỹ BOG trong khi Quỹ BOG tại doanh nghiệp đang bị âm.

Thứ 6 là việc rà soát quy định về thuế nhập khẩu xăng dầu, chế độ ghi chép và hoạch toán tại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nếu đã có các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, có thể rà soát dẫn chiếu hoặc lược bỏ cho phù hợp.

Thứ 7 là về quản lý chất lượng xăng dầu. Hiệp Hội xăng dầu có ý kiến quy định về việc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi thực hiện pha chế xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (Khoản 2, Điều 12) gây lãng phí và khó khăn cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn trong khi thực tế các đơn vị kiểm tra chất lượng xăng dầu như Quatest 1, 2, 3… đều có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra chỉ tiêu xăng dầu phù hợp với quy định. 

Đề nghị cần xem xét sửa đổi quy định cho phép các thương nhân được thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu nhưng phải cân nhắc đến việc bảo đảm sự quản lý Nhà nước và trách nhiệm của thương nhân trong kiểm soát chặt chẽ đối với chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, cũng còn có một số nội dung khác, như việc rà soát sửa đổi, bổ sung nội dung giải thích từ ngữ để thống nhất cách hiểu trong khuôn khổ Nghị định (quy định tại Điều 3, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP) như khái niệm về xăng dầu; sản xuất xăng dầu; giá thế giới; giá cơ sở; thương nhân đầu mối; nhiên liệu sinh học; Quỹ bình ổn giá xăng dầu; khái niệm sở hữu, đồng sở hữu, công cụ, nghiệp vụ phái sinh...

Rà soát bổ sung yêu cầu đảm bảo khả năng kết nối dữ liệu hóa đơn bán hàng với cơ quan thuế; đảm bảo khả năng kết nối dữ liệu xăng dầu nhập khẩu, xuất khẩu bơm vào kho và ngược lại với cơ quan hải quan như là các điều kiện bắt buộc của thương nhân kinh doanh xăng dầu để phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế phát sinh.

PV: Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã không còn phù hợp. Vậy vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong lần sửa đổi này sẽ như thế nào?

Ông Trần Duy Đông: Trong lần sửa đổi lần này chúng ta vẫn với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mà muốn điều tiết, muốn can thiệp được thì chúng ta phải có công cụ. Mà công cụ ở đây trong Nghị định 83 chúng ta đã sử dụng rất tốt, sử dụng linh hoạt, có hiệu quả Quỹ bình ổn giá, cho nên nó sẽ trả lời phần nào câu hỏi mà tôi cho rằng rất nhiều người quan tâm, kể cả một số hiệp hội, chuyên gia và một số người nêu ra những quan điểm về Quỹ bình ổn giá.

Tuy nhiên ở đây tôi cũng chia sẻ luôn là chúng tôi sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước - và muốn như thế thì phải có công cụ để điều hành mặt hàng xăng dầu.

Đến giờ phút này, hiện giờ theo như chỉ đạo và theo như quan điểm của Chính phủ mà chúng tôi nhận được chỉ đạo và cũng như cuộc họp gần đây nhất của Ban soạn thảo thì kể cả các bộ ngành trong đó có liên Bộ Công thương - Tài chính vẫn thống nhất quan điểm là trong Dự thảo Nghị định vẫn có Quỹ bình ổn giá.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Cũng qua cuộc trao đổi với ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, sau cuộc họp lấy ý kiến từ các sở, ngành, doanh nghiệp vào chiều nay, Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện bàn Dự thảo Nghị định 83 sửa đổi (lần đầu) này và lấy ý kiến góp ý công khai trên trang web của Bộ Công Thương và các hiệp hội, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đến nghị định này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //