Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kịch bản nào đối phó với COVID-19 trong giai đoạn mới

Hoàng Anh - 18/07/2022 | 11:18 (GTM + 7)

Để kiểm soát dịch bệnh, bên cạnh việc theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, ngành y tế và người dân cần chuẩn bị gì để sẵn sàng ứng phó, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 một cách an toàn, linh hoạt trong giai đoạn mới?

Chị Hà Trang (37 tuổi, nhân viên tại một ngân hàng ở Hà Nội) hiện đang trong ngày thứ 4 cách ly và tự điều trị COVID-19 tại nhà sau khi lây nhiễm từ chồng và con gái. Chị chia sẻ, bố mẹ và các anh chị em hai bên nội ngoại nhà chị đều đã mắc COVID-19 trong mấy tháng đầu năm nay, những tưởng cả gia đình chị đã “thoát” khi dịch yên ắng kể từ cuối tháng 4 thế nhưng vài tuần trở lại đây, chị thấy số người tái nhiễm và mắc mới lại xuất hiện.

Tôi thấy hiện nay làn sóng bị mắc COVID có lẽ cũng đang quay trở lại nhiều hơn sau một thời gian tạm lắng và mọi người có vẻ chủ quan hơn. Không chỉ ở nhà tôi, cơ quan tôi khoảng mấy tuần trước, mọi người cũng đã bị COVID trở lại. Hôm đó, một người bị COVID, sau đó mọi người ở cơ quan về nhà test thử thì có 4-5 người bị cùng lúc”, chị Hà Trang nói.

Gia tăng số ca nhiễm Covid 19 trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa

Gia tăng số ca nhiễm Covid 19 trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Nhiệt đới TW, trong những ngày gần đây, số bệnh nhân COVID-19 nặng từ tuyến dưới chuyển đến có dấu hiệu gia tăng hơn so với cùng kỳ tháng trước. Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ sự xuất hiện biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh hơn và sự suy giảm miễn dịch trong cộng đồng.

“Hiện nay, theo giám sát dịch tễ thì thấy rằng biến chủng Omicron BA.2 có thêm các biến phủng phụ BA.4, BA.5. Đây là những biến chủng mới của Omicron. Các nhà dịch tễ học thấy rằng khả năng lây nhiễm của biến chủng phụ BA.4, BA.5 tăng 1,7 lần so với biến chủng omicron trước đây. Bên cạnh đó, hiệu quả bảo vệ của các vắc xin tiêm phòng của Covid sau một thời gian cũng giảm đi”, bác sĩ Điền cho biết.

Đồng tình quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Trên thế giới, một số nước dịch cũng đang bùng phát trở lại.

Để sẵn sàng ứng phó, phải đánh giá được nguy cơ, từ đó có can thiệp đúng đắn. Bởi đánh giá nguy cơ mà không tới thì không chống được dịch, nhưng đánh giá nguy cơ thái quá sẽ dẫn tới việc cấm đoán sớm, cấm đoán tất cả các hoạt động ảnh hưởng tới nền kinh tế, an sinh xã hội của người dân.

PGS.TS Trần Đắc Phu nói thêm: “Chúng ta phải nhanh chóng rà soát lại y tế dự phòng và y tế cơ sở và cần thiết thì có những giải pháp để đáp ứng ngay. Đặc biệt đối với những nơi, vùng hoặc cơ sở điều trị dự phòng có nguy cơ cao thì chúng ta phải để ý nếu không dịch bùng lên hoặc quá tải hệ thống y tế mà chúng ta không đáp ứng được thì nó sẽ gây ra tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, tử vong…

Chúng ta phải xác định vấn đề ưu tiên, địa bàn ưu tiên, cơ sở ưu tiên để chúng ta có những linh hoạt trong việc bố trí nhân sự để điều động cung cấp các vật tư, trang thiết bị”.

Tiêm vắc xin được xem là 'cứu cánh' của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch Covid 19.

Tiêm vắc xin được xem là "cứu cánh" của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch Covid 19.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân cũng cần nêu cao tinh thần phòng dịch, đặc biệt lưu ý đến nhóm nguy cơ cao như những người có bệnh nền, người già, người suy giảm miễn dịch:  “Tôi nghĩ rằng hai việc mà chúng ta cần làm thứ nhất là dự phòng cá nhân. Chúng ta phải áp dụng các biện pháp cá nhân mà trong đó ví dụ như là vấn đề đeo khẩu trang.

Việc thứ hai là rửa tay sát khuẩn. Và đặc biệt là chấp hành việc tiêm vắc xin, đặc biệt là vấn đề quan tâm tiêm vắc xin cho những người già, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người làm việc trong môi trường lây nhiễm cao..."

Trong khi đó, BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng trải qua 4 đợt dịch trong 2 năm, ngành y tế đã có những kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh, điều trị và thích ứng linh hoạt. Mô hình chống dịch đang được xây dựng theo thời gian. Các chuyên gia dần dần sẽ đúc kết kinh nghiệm xây dựng ngành COVID học, tạo nên hệ thống lý thuyết lẫn thực hành để bất cứ giai đoạn nào dịch xảy ra chúng ta chỉ việc thực hiện những bước đi mà đã được sách vở hướng dẫn.

“Bản thân tôi cũng cùng với nhóm công tác cũng đã viết một quyển sách về COVID. Dần dần chúng ta sẽ hình thành một ngành COVID học, ngành này sẽ giúp cho Bộ Y tế đưa ra những phác đồ, đưa ra những khuyến cáo theo thời gian.

Chúng ta có đủ kinh nghiệm, có đủ kiến thức chỉ thiếu, sợ nhất chính là nguồn lực. Chúng ta đã trải qua đại dịch với tiêu tốn nguồn lực rất lớn. Nhân viên y tế chúng ta cũng đã khá mệt mỏi. Hệ thống y tế công vừa qua oằn mình chống dịch”, BS Nguyễn Lân Hiếu cho biết.

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế và nhiều nhân viên y tế nghỉ việc thời gian qua, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng, cung ứng thuốc để chữa COVID-19 không đáng lo ngại nhưng nỗi lo dịch chồng dịch là hiện hữu. Nếu số ca mắc COVID-19 tăng lên thì sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các bệnh nhân truyền nhiễm khác, gây quá tải bệnh viện.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh phân tích:  “Thật ra nếu dịch bệnh quay trở lại thì khối chính cũng là khối điều trị hồi sức bệnh nặng chứ còn khối thông thường không phải là vấn đề. Vì những người bị COVID thông thường thì chỉ cần những thuốc rất cơ bản, thậm chí là những tiệm thuốc tây cũng có thể cung ứng được chứ không cần phải trong bệnh viện.

Còn với khối hồi sức, những thuốc dành riêng cho hô hấp và suy hô hấp thì không thiếu. Quan trọng nếu dịch xảy ra, nếu mình muốn cách ly tuyệt đối với khu vực bệnh nặng thì lại chiếm mất khu điều trị bệnh sốt xuất huyết, viêm phổi thông thường”.

Trong hơn 2 năm chống dịch COVID -19, đã có nhiều bài học, kinh nghiệm được rút ra về công tác sàng lọc, theo dõi, điều trị các ca nhiễm bệnh. Nhưng có lẽ sức mạnh giúp cả đất nước có thể đứng lên và vượt qua được giai đoạn “cùng cực” nhất của đại dịch chính là sức mạnh tinh thần….

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Đừng đánh mất niềm tin”.

Mới đây, một bác sĩ đầu ngành phòng chống dịch COVID-19 đã ngậm ngùi chia sẻ mong muốn lúc này của các y bác sĩ là, xin người dân hãy tin tưởng vào hệ thống y tế.

Sau đại dịch, ngành y tế đã suy yếu, mất mát về lực lượng, về tinh thần, thậm chí về cơ sở vật chất. Thế nhưng, đa số vẫn nguyện cống hiến, vì sự nghiệp cao quý là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Công chúng không thể vì những vụ việc đáng tiếc của các cá nhân mà mất đi niềm tin vào hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế công. Điều đáng ngại nhất khi mất niềm tin, là nhiều người sẽ chạy theo những bài thuốc được quảng cáo gia truyền trôi nổi trên mạng, hoặc những lời tư vấn không chính thống, đi ngược lại với những gì Bộ Y tế khuyến cáo, vận động, dẫn đến những hậu quả đau lòng.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa công bố hết dịch đại dịch và Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa đưa dịch COVID-19 ra khỏi danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A.

Dịch COVID-19 là dịch mới xuất hiện, bệnh mới nổi với tính chất của nguy hiểm trên toàn cầu trong hơn 2 năm vừa qua. Hiện nay, virus SarsCoV2 vẫn đang biến thể liên tục và các nhà dịch tễ vẫn đang giám sát xem khả năng lây nhiễm thế nào và độc lực gây trên người ra sao.

Theo các chuyên gia y tế, việc gia tăng các ca nhiễm trong thời gian gần đây còn do đây là thời điểm miễn dịch tự nhiên của những người từng mắc COVID-19 hay miễn dịch nhân tạo mang lại sau khi tiêm vắc xin bắt đầu suy giảm. Nguy cơ dịch bùng phát trở lại vẫn hiện hữu, đặc biệt khi một chuyên gia kỳ cựu về dịch tễ học cũng thừa nhận, dịch đang âm thầm quay lại trong cộng đồng, và số ca ghi nhận mắc mới hàng ngày cũng chưa thể bao quát hết được thực tế.

Việc của ngành y tế là chuẩn bị các kịch bản ứng phó. Còn việc của mỗi cá nhân, là sự chủ động thích ứng, là giữ vững niềm tin với đội ngũ Blouse trắng, thông qua những hành động cụ thể, như thực hiện V2K (Đi tiêm vaccine, đeo khẩu trang và khử khuẩn).

Vẫn biết, 2 năm qua có những nóng vội, quýnh quáng, thậm chí sai lầm ở đâu đó trong thực hiện chủ trương phòng chống dịch, gây khó khăn, nghi ngờ cho người dân. Tuy nhiên, đi qua những thử thách, hệ thống phòng chống dịch cũng đã học được những bài học đắt giá. Để từ đó, hướng tới sự bình tĩnh hơn, logic hơn, chu đáo hơn trong những tình huống khẩn cấp tương tự trong tương lai.

Tâm thế chống dịch năm 2022 đã khác hoàn toàn so với đầu năm 2020. Hiện tại, sự hiểu biết, tinh thần tự giác ở mỗi cá nhân đã được nâng lên đáng kể. Nhưng phòng tuyến của ngành y đã và đang bị lung lay, khi làn sóng nhân lực rời bỏ y tế công đang lan rộng.

Trong bối cảnh này, sự tin yêu từ xã hội, cộng đồng, gỡ khó, cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên y tế từ những chủ trương, chính sách của Quốc hội, Nhà nước chính là nguồn động lực lớn nhất để ngành y gượng dậy sau cơn bão.

Ở đâu còn niềm tin, ở đó vẫn còn hy vọng./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //