Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam cuối năm 2021 và đầu năm 2022?

Phóng viên - 28/09/2021 | 8:05 (GTM + 7)

Tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì ngày 27/9, một số chuyên gia kinh tế dự báo, GDP quý III/2021 có thể tăng trưởng âm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và giãn cách

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính​​​​​

Tin tức trong nước và quốc tế

# Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu vừa công bố, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 5,4% trong năm 2021 và bứt phá lên 7,5% vào năm 2022. 

Tuy nhiên, trong báo cáo mới phát hành, FiinGroup nhận định tăng trưởng GDP quý III có thể âm theo cách tính hiện hành của Việt Nam. 

# Đáng chú ý, Tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì ngày 27/9, một số chuyên gia kinh tế dự báo, GDP quý III/2021 có thể tăng trưởng âm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và giãn cách xã hội kéo dài.

Quan tâm đến chính sách tài khóa, TS Vũ Thành Tự Anh, giảng viên cao cấp Đại học Fullbright Việt Nam nhấn mạnh, ưu tiên trong quý 4 năm nay và trong năm 2022 đó là làm thế nào để giải ngân một cách hiệu quả nhất các hội an sinh xã hội:

"Vào năm 2022, ngân sách rất quan trọng, Quốc hội nên rất kiên quyết trong việc chấp nhận có được cái gói hỗ trợ phục hồi kinh tế với kích cầu cao hơn nhiều so với năm 2021 và chấp nhận một tỷ lệ bội chi ngân sách cao hơn, trong điều kiện lãi suất đang giảm, lãi suất trái phiếu cũng đang giảm, tỷ lệ bội chi ngân sách của chúng ta vẫn đang trong tầm kiểm soát".

Còn theo TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngoài việc cần thêm các gói hỗ trợ người dân thực chất hơn, Việt Nam cần một Chương trình phục hồi kinh tế tổng thể, phát triển kinh tế trong và sau dịch bệnh COVID-19. TS Võ Trí Thành cũng đề xuất Quốc hội:

"Tôi rất mong Quốc hội xem xét rất kỹ lưỡng về chương trình làm luật trong 2, 3 năm tới. Nhóm đầu tiên là để cho nguồn lực phân bổ hiệu quả nguồn lực sẵn có như đất đai. Nhóm thứ hai là về thúc đẩy sáng tạo. Nhóm thứ ba, là đối với Luật công chức. Nhóm cuối cùng pháp lý về tình trạng khẩn cấp trong các điều kiện thì trao quyền cho Chính phủ ứng phó như thế nào, cơ chế thế nào cho linh hoạt".

Các chuyên gia cũng nêu ra 3 vấn đề lớn Chính phủ cần lưu ý, là cần có khung, hướng dẫn mô hình phòng chống dịch Covid-19; lao động gắn với sự dịch chuyển và dòng tiền, tài chính.

Dự kiến, Quốc hội sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế, xã hội thường niên vào quý I/2022 với chủ đề: Phục hồi kinh tế sau đại dịch để tiếp tục ghi nhận những đóng góp, sáng kiến từ các chuyên gia.

# Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về chủ trương tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước hết năm 2021.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. 

# Lãnh đạo NHNN cho biết, sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong thời gian tới và điều chỉnh lãi suất phù hợp. 

Bên cạnh đó, NHNN cũng vừa có Văn bản gửi các tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt yêu cầu các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. 

# Số liệu mới nhất của Bộ KH&ĐT, trong 9 tháng đầu năm, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. 

Và tính đến tháng 9, Campuchia đã bất ngờ vượt qua Mỹ, Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu nông sản vào Việt Nam lớn nhất, với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 10% thị phần.

# Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng dự báo mặt bằng giá căn hộ ở các phân khúc tại Hà Nội và Tp.HCM so với năm trước vẫn có mức tăng khá, từ 5-7%. 

Còn theo CBRE, giá bán sơ cấp trong quý 2 ở thị trường Hà Nội trung bình ở mức 1.472 USD/m2, tăng 7% theo năm. 

# Đóng cửa ngày 27/9, sắc xanh tiếp tục lan tỏa mạnh trên thị trường hàng hóa, giúp chỉ số MXV-Index tăng 1,3% lên mức 2.306 điểm. Đây là phiên tăng thứ năm liên tiếp của chỉ số này, với giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thị trường năng lượng tiếp tục đà tăng mạnh khi giá dầu đang hướng đến mốc 80 USD/thùng. Cụ thể, giá giá dầu thô WTI tăng 1,8% lên mức 72,5 USD/thùng, giá dầu thô Brent cũng tăng tương ứng lên 78,7 USD/thùng.

# Lượng khách du lịch quốc tế đã giảm tới 95% ở nhiều nước do COVID-19, với dự báo GDP toàn cầu mất hơn 4.000 tỷ USD vào cuối năm nay. Tổng giám đốc Tổ chức Du lịch thế giới Zurab Pololikashvili gửi đi thông điệp:

"Tôi tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn thông qua du lịch, không ai bị bỏ lại phía sau. Du lịch vì sự phát triển toàn diện, có sự tham gia của những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người".

# Theo BBC, nếu Evergrande sụp đổ sẽ ảnh hưởng lớn đến khu vực Mỹ Latinh do phụ thuộc vào ngành xây dựng Trung Quốc. 

Và Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường giám sát tài chính với Evergrande, sau khi công ty BĐS này phải “quay cuồng” với khoản nợ 305 tỷ USD. 

# Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) dự kiến sẽ tăng cường xúc tiến các hiệp định thương mại với các quốc gia ASEAN. 

Đáng chú ý, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa kêu gọi các nước 'định giá lại năng lượng theo hướng tăng' để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm toàn cầu. 

Thị trường chứng khoán

# Thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tuần đã chứng kiến VN-Index giảm hơn 26 điểm. Trong nhóm cổ phiếu LouisHolding, 6/7 mã nhóm Louis tiếp tục giảm sàn sau chuỗi phiên tăng nóng, và "lọt tầm ngắm" của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vì diễn biến giao dịch bất thường.

Tuy nhiên, không riêng nhóm này, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Chuyên gia SSI Research cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn tương đối rủi ro. Vì vậy, việc quản lý danh mục và dòng tiền cần thận trọng:

"Chiến lược đầu tư khi mà thị trường nằm trong kịch bản thận trọng là nhà đầu tư sẽ chờ thị trường hồi phục lại và giảm tỷ trọng cổ phiếu".

Chuyên gia này cũng dự báo tuần này, thông tin mở cửa trở lại của TPHCM và Hà Nội cũng như các quyết sách thông thoáng, sẽ là tâm điểm thu hút sự quyết định các giao dịch mua bán của nhà đầu tư:

"Chúng tôi tiếp tục duy trì các cổ phiếu thuộc nhóm logistics và cảng biển trong danh mục tháng này. Bên cạnh đó, hưởng lợi từ câu chuyện hàng hóa thì có cổ phiếu thuộc nhóm mía đường. Chúng tôi có bổ sung thêm một số cổ phiếu thuộc nhóm VN30 tháng này".

# Cũng theo SSI Reseach, trong trường hợp lực cầu gia tăng quanh cạnh dưới, VN Index có thể hồi phục trở lại với vùng mục tiêu gần là khu vực 1.330–1.335 điểm.

Trong khi đó nếu lực cung vẫn gia tăng trong ngắn hạn, VN Index có thể tìm điểm cân bằng quanh vùng hỗ trợ 1.320 – 1.310 điểm, trong đó 1.310 điểm hiện tương đương với EMA100, đây là khu vực đã nâng đỡ VN Index trong các nhịp điều chỉnh vào cuối tháng 7 và cuối tháng 8/2021.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //